Chế độ giáo viên hướng dẫn khkt 2023

Theo đó, nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH của học sinh thành phố, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Bảo Quốc yêu cầu các phòng giáo dục đào tạo quận, huyện và TP Thủ Đức, các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa công tác NCKH của học sinh trung học. Các đơn vị lập kế hoạch, tổ chức triển khai công tác NCKH cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, đặc điểm của địa phương, đối tượng học sinh, chương trình và nội dung dạy học của đơn vị.

Ông yêu cầu các đơn vị tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tham gia khóa tập huấn về phương pháp NCKH, tiêu chí đánh giá dự án khoa học kỹ thuật (KHKT), hồ sơ dự thi KHKT. Nhà trường cần tổng kết, đánh giá các hoạt động NCKH của học sinh; biểu dương, khen thưởng học sinh và giáo viên có thành tích trong công tác NCKH của học sinh; phát động, triển khai hoạt động NCKH và tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật năm học 2022- 2023.

Ông Nguyễn Bảo Quốc đề nghị các nhà trường chú trọng khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên có năng lực và kinh nghiệm NCKH; đưa nội dung hướng dẫn học sinh NCKH vào sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn; giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong quá trình học tập, các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu của học sinh.

Chế độ giáo viên hướng dẫn khkt 2023
Giáo viên hướng dẫn học sinh NCKH đạt giải cao sẽ được xem xét nâng lương trước thời hạn

"Giáo viên hướng dẫn học sinh NCKH được tính giảm số tiết dạy trong thời gian hướng dẫn, theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT và Thông tư 15/2017/TT- BGDĐT, để có thời gian nghiên cứu, hướng dẫn học sinh, đi thực tế, thực hành, xây dựng báo cáo, chuẩn bị và tham dự cuộc thi.

Đặc biệt, giáo viên có nhiều đóng góp tích cực và có học sinh đạt thành tích cao trong cuộc thi KHKT thì được xem xét nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên xét đi học tập nâng cao trình độ, được đề nghị xét tặng giấy khen, bằng khen và ưu tiên khi xét tặng các danh hiệu khác"- Phó giám đốc Nguyễn Bảo Quốc nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM đề nghị các trường trung học xây dựng và phát triển Câu lạc bộ KHKT, tạo môi trường cho học sinh nghiên cứu, chia sẻ về kiến thức, kỹ năng và các sản phẩm NCKH; giúp đỡ học sinh tiếp cận, vận dụng các phương pháp NCKH, rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho hoạt động NCKH, học tập và trong cuộc sống.

Đồng thời phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, viện, trung tâm KHCN, nhà khoa học, phụ huynh... hướng dẫn, đánh giá dự án KHKT của học sinh; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho học sinh NCKH và tham gia cuộc thi KHKT cấp thành phố. Căn cứ điều kiện thực tế thành lập Hội đồng thẩm định khoa học và tổ chức cuộc thi KHKT học sinh trung học tại trường; Khuyến khích các hoạt động tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến, đáp ứng yêu cầu chuyển đối số...

Năm học 2022-2023, cuộc thi KHKT học sinh trung học cấp thành phố được Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức vòng sơ khảo từ ngày 6-28/1/2023. Vòng chung khảo, tuyển chọn dự án tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia dự kiến diễn ra từ ngày 30/1 đến ngày 5/2/2023.

Học sinh Trường THPT Cửa Lò 2 (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) giới thiệu dự án thi khoa học kỹ thuật tỉnh Nghệ An năm học 2022-2023. Ảnh: Hồ Lài.

Nội dung nghiên cứu bảo đảm thiết thực, phù hợp lứa tuổi

Theo dự thảo, yêu cầu nội dung nghiên cứu khoa học, kĩ thuật của học sinh bảo đảm thiết thực, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi và yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông.

Nội dung thi là kết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh thuộc các lĩnh vực của Hội thi quy định. Dự án do 1 học sinh thực hiện gọi là dự án cá nhân; Dự án do 2 học sinh thuộc cùng một cơ sở giáo dục trung học thực hiện gọi là dự án tập thể.

Các lĩnh vực của Hội thi gồm: Toán; Vật lí và Thiên văn; Hóa học; Sinh học; Tin học; Kĩ thuật và Công nghệ; Khoa học Trái đất và Môi trường; Khoa học xã hội.

Dự án dự thi được trưng bày tại khu vực trưng bày của Hội thi, tác giả hoặc nhóm tác giả trình bày dự án và trả lời phỏng vấn của ban giám khảo.

Dự án dự thi cần bảo đảm tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng hay trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là của mình.

Thời gian nghiên cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên tục và trong khoảng từ tháng 1 năm liền kề trước năm tổ chức Hội thi đến trước ngày khai mạc Hội thi 30 ngày.

Các dự án tập thể không được phép đổi các thành viên khi đã bắt đầu thực hiện dự án.

Những dự án nghiên cứu có liên quan đến các mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc các chất ảnh hưởng đến môi trường không được tham gia Hội thi…

Dự án nghiên cứu và chế tạo máy đóng gói tép (thuộc lĩnh vực cơ khí) của Lê Đức Anh, học sinh lớp 11A1 và Trần Long Hải lớp 10A3, Trường THPT Cẩm Phả đạt giải Nhất tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh tháng 2/2023. Ảnh: Minh Cương.

Tỷ lệ giải không quá 70% tổng dự án dự thi theo từng lĩnh vực

Dự thảo quy định, mỗi Sở GD&ĐT, trường phổ thông trực thuộc Bộ GD&ĐT; mỗi đại học, trường đại học có trường THPT chuyên có dự án dự thi là một đơn vị dự thi.

Đối với các đơn vị dự thi là Sở GD&ĐT, mỗi đơn vị được đăng kí tối đa 3 dự án dự thi. Riêng Sở GD&ĐT TP.Hà Nội và Sở GD&ĐT TP.Hồ Chí Minh, mỗi đơn vị được đăng kí tối đa 5 dự án dự thi.

Đơn vị dự thi là trường phổ thông trực thuộc Bộ GD&ĐT, đại học, trường đại học có trường THPT chuyên, mỗi đơn vị được đăng kí tối đa 2 dự án dự thi.

Đơn vị đăng cai tổ chức Hội thi được đăng kí tối đa 5 dự án dự thi. Riêng đơn vị đăng cai tổ chức Hội thi là Sở GD&ĐT TP. Hà Nội hoặc Sở GD&ĐT TP.Hồ Chí Minh, mỗi đơn vị được đăng kí tối đa 10 dự án dự thi.

Thí sinh là học sinh lớp: 8, 9, 10, 11, 12, bảo đảm các điều kiện: Có kết quả học tập, rèn luyện học kỳ I (nếu Hội thi được tổ chức trong học kỳ II) hoặc năm học liền kề trước năm học tổ chức Hội thi (nếu Hội thi được tổ chức trong học kì I) từ mức khá trở lên; tự nguyện tham gia và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi.

Mỗi thí sinh chỉ được thực hiện 1 dự án dự thi trong 1 lần tổ chức Hội thi. Mỗi dự án dự thi có ít nhất 1 người hướng dẫn là giáo viên đang dạy tại có sở giáo dục trung học nơi học sinh đang học. Một người chỉ được hướng dẫn 1 dự án dự thi trong 1 lần tổ chức Hội thi.

Hội thi được tổ chức mỗi năm 1 lần.

Giải theo lĩnh vực gồm có: huy chương Vàng, huy chương Bạc, huy chương Đồng. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân lựa chọn và trao các giải khác cho thí sinh theo tiêu chí đánh giá riêng của mình sau khi được sự đồng ý của Ban Chỉ đạo Hội thi.

Tỷ lệ xếp giải tính trên tổng số dự án dự thi theo từng lĩnh vực dự thi không quá 70%. Trong đó: huy chương Vàng không quá 10%; giải huy chương Bạc không quá 20%; huy chương Đồng không quá 40%.

Trên cơ sở biên bản chấm thi chọn đội tuyển dự thi quốc tế, Ban Chỉ đạo Hội thi lập danh sách dự án đủ điều kiện dự thi khoa học, kĩ thuật quốc tế, trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt.

Mỗi học sinh đoạt giải (tập thể hoặc cá nhân) trong Hội thi đều được cấp Giấy chứng nhận và được khen thưởng theo qui định.

Học sinh đoạt giải trong Hội thi được hưởng các quyền lợi trong học tập và các quyền lợi khác theo các quy định hiện hành.

Khi được ban hành, Thông tư này thay thế Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 2/11/2012 ban hành Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh THCs, THPT và Thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh THCS và THPT ban hành kèm theo Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT.

Những học sinh đạt giải tại Cuộc thi Khoa học, kĩ thuật cấp quốc gia được hưởng đầy đủ các chế độ ưu tiên quy định theo Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT và các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan.