Chuẩn bị trước khi mang thai sau khi bị thai lưu

Một vài cặp đôi đã cố gắng để mang thai gần như ngay lập tức sau khi sẩy thai hay thai lưu, những người khác cảm thấy họ cần thêm thời gian để hồi phục lại. Dành nhiều thời gian để hồi phục lại là điều đặc biệt quan trọng nếu bạn sảy thai ở 3 tháng giữa thai kỳ (tam cá nguyệt thứ hai) của thai kỳ.

Việc quyết định khi nào nên bắt đầu hoàn toàn phụ thuộc vào bạn và chồng bạn. Hãy làm những gì bạn cảm thấy là tốt nhất, không có điều gì gọi là đúng hay sai hoàn toàn. Đừng để những người khác gây áp lực lên bạn khi bạn chưa sẵn sàng. Mọi người, từ bác sỹ đến mẹ chồng của bạn đều có thể có ý kiến, nhưng ý kiến của bạn mới là quan trọng.

Có thể sẽ có ai đó nói với bạn rằng việc mang thai lại ngay sau khi sẩy thai hay thai lưu sẽ làm giảm bớt nỗi đau buồn của bạn. Tuy nhiên, bạn mới chính là người cảm nhận và quyết định việc này.

Bên cạnh thời gian để vượt qua mất mát và phục hồi, đây có thể là một ý tưởng tốt để chờ cho cơ thể bạn quay lại với trạng thái bình thường.

  1. Nếu bạn nhanh chóng có thai lại ngay sau khi bị thai lưu, ngay cả khi chưa có kinh trở lại, bạn sẽ không có số liệu đáng tin cậy về ngày cuối chu kỳ. Điều này gây khó khăn cho việc xác định bạn đang ở giai đoạn nào, có thể dẫn đến sự nhầm lẫn và lo lắng về sự phát triển của thai nhi.
  2. Nếu bạn vẫn còn sót lại nhau thai kể từ lần sẩy thai trước, bạn có thể làm xét nghiệm dương tính. Kết quả xét nghiệm dương tính này đến từ những hoóc môn vẫn còn tồn tại từ lần mang thai trước. Bạn có thể bắt đầu ra máu và chuột rút và nghĩ rằng bạn đang bị sẩy thai lần nữa, nhưng trên thực tế bạn vẫn đang ở trong các giai đoạn của lần sẩy thai đầu tiên. Nếu bạn không đợi trong khoảng 4 tuần hoặc hơn cho đến khi có kinh trở lại, bạn sẽ không biết liệu kết quả xét nghiệm dương tính này có cho thấy là bạn đang có bầu lần nữa hay không.

Có một số ý kiến cho rằng một vài phụ nữ đặc biệt có khả năng có thai ngay 2-3 tháng sau khi sẩy thai hay thai lưu, tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học chứng minh điều này.

Nếu có biến chứng với thai kỳ, bạn nên hỏi bác sỹ của mình trước khi bắt đầu cố gắng có thai sau khi sẩy thai, bởi bạn và chồng có thể cần có một số chữa trị.

Tham khảo: Biểu hiện có thai

Sảy thai là gì?

Sảy thai là hiện tượng thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước tuần thứ 22 của thai kỳ. Sảy thai sớm là trường hợp sảy thai trước 12 tuần và sảy thai muộn là từ 12-20 tuần. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu, 85% phụ nữ đã từng sảy thai một lần sẽ có một thai kỳ an toàn trong những lần tiếp, 75% phụ nữ đã từng sảy thai 2,3 lần sẽ mang thai thành công ở những lần tiếp theo.

Nguyên nhân của việc sảy thai

Sảy thai là một trải nghiệm tiêu cực, gây tác động đến cả vợ và chồng. Trong đó, người phụ nữ phải trải qua những tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần nặng nề. Theo Healthline, nguyên nhân chính gây sảy thai là do nguyên nhân di truyền và bất thường nhiễm sắc thể. Những yếu tố này kìm hãm sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh những yếu tố trên, nồng độ nội tiết tố, đái tháo đường không kiểm soát tốt, tiếp xúc với các tác nhân độc hại, bất thường ở tử cung, dùng thuốc, hút thuốc, lạm dụng rượu và ma túy cũng có thể dẫn đến sẩy thai. Huyết khối hay thai ngoài tử cung cũng có thể dẫn đến sẩy thai tự nhiên khoảng tuần thứ sáu đến thứ tám của thai kỳ.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng đưa ra một số lời khuyên:

Chuẩn bị trước khi mang thai sau khi bị thai lưu

Chính vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến sẩy thai, mẹ cần được khám tổng quát hay khám và tư vấn tiền thai để có một thai kỳ suôn sẻ. Với các trường hợp sẩy thai 1 lần thì có thể có những nguyên nhân thoáng qua, chỉ xảy ra ở thai kỳ lần đó như động thai, suy giảm hoàng thể, thai có bất thường làm tổ hay dị tật…Nhưng với trường hợp có sẩy thai từ 2 lần trở lên, còn gọi là sẩy thai liên tiếp thì mẹ phải truy tìm các căn nguyên sâu sa hơn, chuyên biệt hơn mà ở những cơ sở sản khoa lớn mới đảm nhiệm được nhiệm vụ này. Ví dụ, nhiễm sắc thể (karyotype) vợ chồng, bệnh lý thiếu máu, hội chứng antiphospholipid, bất thường các yếu tố đông cầm máu (FII, FV, MTHFR…). Khi có kết quả bất thường, bố mẹ cũng cần các bác sĩ có chuyên môn tư vấn về cách chữa trị phù hợp

Chuẩn bị trước khi mang thai sau khi bị thai lưu

Có phải thụ thai sẽ dễ dàng hơn sau khi sảy thai?

Các nhà khoa học không thể nói chắc chắn chính xác việc sảy thai ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của một người như thế nào. Ví dụ, một nghiên cứu từ năm 2003 cho thấy việc mang thai dễ dàng hơn bình thường trong chu kỳ đầu tiên sau khi sảy thai sớm. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác từ năm 2005 cho thấy sẩy thai có thể làm giảm nhẹ khả năng sinh sản sau đó.

Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi mang thai sau sẩy thai hay thai lưu

Việc không may bị sẩy thai hay thai lưu không có nghĩa là từ bây giờ trở đi bạn luôn có nguy cơ sẩy thai cao. Nhưng tất nhiên, nó hoàn toàn tự nhiên nếu bạn cảm thấy lo lắng rằng nó sẽ lại xảy ra.

May mắn thay, việc bạn sẽ có một em bé khỏe mạnh trong lần tới có tỷ lệ áp đảo.

  • Khoảng 85% phụ nữ đã từng sẩy thai một lần sẽ có một thai kỳ thành công lần tiếp theo.
  • Khoảng 75% phụ nữ đã từng sẩy thai hai hay ba lần sẽ tiếp tục có một thai kỳ thành công ở lần tiếp theo.

Điều dễ hiểu là, bạn có thể sẽ không thấy quá hạnh phúc và vui mừng với lần mang thai tiếp theo bởi bạn còn cảm thấy đau khổ do bị sẩy thai hoặc vẫn còn liên hệ tới lần mất mát này. Có một vài điều bạn có thể làm để mọi thứ dễ dàng hơn.

  • Yêu cầu các nữ hộ sinh, y tá hay bác sỹ theo dõi chặt chẽ thai kỳ của bạn.
  • Yêu cầu thực hiện việc tắm cho bé và các sự chuẩn bị khác sau khi bé ra đời an toàn.
  • Cố gắng không buồn bã hay khó chịu khi mọi người rót vào tai bạn những lời khuyên và gợi ý cho việc mới mang thai. Bạn có thể giải thích một cách lịch sự rằng bạn đang tuân theo lời khuyên của bác sỹ  sản khoa của bạn. Hoặc bạn có thể trích dẫn các số liệu thống kê và sự việc liên quan mà bạn tìm thấy trên website này – như trên thực tế đa số các vụ sẩy thai không phải là do người mẹ đã làm gì hoặc không làm gì, và không thể ngăn chặn được.
  • Nhắc nhở bản thân rằng một xét nghiệm thai dương tính có nghĩa là bạn có tín hiệu tích cực về việc có một đứa con.
  • Nhớ rằng trải nghiệm này là khác trước bởi mỗi thời kỳ mang thai đều khác nhau và không có hai đứa bé giống như nhau.
  • Một khi đã thấy tim thai trên siêu âm, nguy cơ sẩy thai chỉ còn là 10%. Một khi bác sỹ của bạn có thể nghe được tim thai với một máy đo, thường là ở khoảng 11-12 tuần, nguy cơ sẩy thai chỉ còn khoảng 5%.

Tham khảo: Thời điểm dễ thụ thai

Khi nào bạn nên gặp chuyên gia

Bác sỹ của bạn có thể giới thiệu bạn gặp một chuyên gia khi:

  • Đã bị sẩy thai hai lần hoặc hơn hai lần.
  • Trên 35 tuổi.
  • Mắc bệnh như bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến thai kỳ.
  • Từng mang thai trứng.
  • Có hoặc đã có những vấn đề về sinh sản.

Cố gắng thụ thai trở lại sau khi bị sẩy thai có thể là một trải nghiệm đầy cảm xúc. Bạn có thể sẽ cảm thấy đầy hy vọng và lạc quan, và một phút sau đó sẽ cảm thấy sợ hãi và căng thẳng. Trò chuyện với bạn đời của bạn về những cảm xúc của mình và tìm kiếm sự tư vấn nếu cần thiết. Bạn cũng nên cố gắng trải lòng với những người thân yêu của mình để họ có thể mang đến cho bạn những sự hỗ trợ cần thiết.

  • 18:00 02/03/2022
  • Xếp hạng 4.84/5 với 20110 phiếu bầu

Thai lưu là các trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung nhưng không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Vậy để lần mang thai kế tiếp an toàn, người mẹ nên làm gì? Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cần thiết để hạn chế rủi ro thai chết lưu trong bài viết sau đây.

Thai chết lưu là tất cả các trường hợp thai bị chết mà còn lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Thai ở trong tử cung mặc dù đã được người mẹ bảo vệ nhưng vẫn có thể bị chết ở bất kỳ thời điểm nào. Tình trạng này gây ra cho người mẹ các nguy cơ như chảy máu do rối loạn đông máu, nhiễm trùng, đồng thời còn ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của người mẹ, đặc biệt là những bà mẹ hiếm con.

Sau khi đã lấy thai lưu ra rồi, cơ thể mẹ cần có một thời gian để phục hồi sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần. Thai lưu càng lớn thì mẹ cần phải nghỉ ngơi càng nhiều. Vậy chính xác thì thai lưu bao lâu thì có thai lại? Với trường hợp thai lưu hơn 15 tuần, mẹ cần nghỉ ngơi trong vòng 30 ngày. Khi mẹ cảm thấy trong người khỏe mạnh, tư tưởng đã thoải mái, có ham muốn tình dục thì đó là lúc có thể giao hợp được nhưng phải tránh thai ít nhất là 3 tháng mới nên có thai lại. Trong thời gian ngắn vài tháng này, mẹ nên áp dụng biện pháp tránh thai bằng bao cao su hoặc xuất tinh ngoài âm đạo.

Thời gian thích hợp để mang thai trở lại là từ 3 – 6 tháng sau khi lấy thai lưu, khi đó tử cung và các bộ phận trong cơ quan sinh sản đã tái tạo lại như lúc đầu.


Chuẩn bị trước khi mang thai sau khi bị thai lưu

Thời gian thích hợp để mang thai trở lại là từ 3 – 6 tháng sau khi lấy thai lưu

Trước khi muốn có thai lại, người mẹ nên đi khám tổng quát trước khi mang thai để xác định chắc chắn nguyên nhân gây ra thai chết lưu. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp để hạn chế nguy cơ chết lưu trong lần mang thai tiếp theo.

Để kiểm tra được nguyên nhân và tầm soát các rủi ro có thể xảy ra, các bác sĩ sẽ chỉ định người mẹ thực hiện một số xét nghiệm sau trước khi chuẩn bị mang thai:

  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ để phát hiện những bất thường về di truyền ở hai vợ chồng.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra nội tiết, xem có xảy ra trường hợp kháng phospholipid không (một trong những nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu).
  • Siêu âm ổ bụng để kiểm tra các bộ phận trong cơ quan sinh sản có dị dạng hay bất thường gì không.
  • Khám nội khoa và các chức năng của tim, gan, thận, phổi,...
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ để xem xét chất lượng tinh trùng nếu người chồng trên 40 tuổi.
  • Kiểm tra yếu tố Rh trong máu để xử lý kịp thời các trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ con.

Chuẩn bị trước khi mang thai sau khi bị thai lưu

Người mẹ nên đi khám tổng quát để tránh bị thai chết lưu trong lần mang thai tiếp theo

  • Điều quan trọng đầu tiên trong giai đoạn chuẩn bị mang thai sau thai lưu là người mẹ cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên ăn nhiều rau và trái cây sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Ngoài ra, mẹ cũng cần hấp thụ cho cơ thể khoảng 400 mcg axit folic để quá trình mang thai lần tiếp theo an toàn hơn.
  • Loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, bia, cafe,.. để giảm tỷ lệ thai chết lưu; tập thể dục hàng ngày, tham gia những trò chơi lành mạnh.
  • Cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái. Nếu tâm trạng người mẹ buồn rầu, mệt mỏi, bị ảnh hưởng bởi lần thai chết lưu trước thì quá trình thụ thai cũng có thể bị ảnh hưởng.

Với mong muốn mang lại dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho các bà mẹ và em bé từ khi mang thai đến khi sinh nở, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã tổ chức triển khai các Gói Chăm sóc Thai sản. Tại đây, các bác sĩ theo dõi, tư vấn và chăm sóc chu đáo cho mẹ và bé từ thời kỳ thai nghén, đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn nhất có thể. Sau khi sinh, mẹ và bé sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn trong phòng bệnh tiện nghi, tiêu chuẩn quốc tế với sự chăm sóc tận tình và chuyên nghiệp của đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng tại bệnh viện. Khách hàng quan tâm đến các gói chăm sóc thai sản của Vinmec vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY.

XEM THÊM: