Chưa có đánh giá tác động môi năm 2024

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và Nghị định số 40/2019/NĐ-CP thì dự án thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành không còn quy định nêu trên.

Ông Xuân Trung (Hà Nội) hỏi, trường hợp dự án muốn tiếp tục triển khai thì có thể sử dụng báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt năm 2015 để làm căn cứ thực hiện hay không?

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng cảm ơn ông đã nghiên cứu các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 để áp dụng triển khai thực hiện.

Liên quan đến ý kiến của ông, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau:

Đối với trường hợp dự án đầu tư đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường năm 2015 theo Luật Bảo vệ môi trường 2014, tuy nhiên đến nay (quá 24 tháng) dự án chưa được triển khai, do vậy báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án hết hiệu lực theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

Trường hợp tiếp tục triển khai thực hiện dự án thì chủ dự án có trách nhiệm đối chiếu quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn có liên quan (Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường) để thực hiện các thủ tục về môi trường đối với dự án.

TTO - Tỉnh Quảng Nam vừa quyết định xử phạt 600 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Bách Đạt An do vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường, không có báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với 2 dự án khu đô thị.

Chưa có đánh giá tác động môi năm 2024

Một dự án khu đô thị của Công ty cổ phần Bách Đạt An tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc - Ảnh: LÊ TRUNG

Ngày 29-7, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Nam cho hay tỉnh này đã ban hành quyết định xử phạt 600 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Bách Đạt An (địa chỉ trụ sở Lô A7-21,22, khu đô thị Sentosa Riverside, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam).

Nguyên nhân, công ty này không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định đối với dự án khu đô thị Bách Đạt tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, do công ty này làm chủ đầu tư), vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 điều 11 nghị định số 155/2016/NĐ-CP với mức phạt tiền là 300 triệu đồng.

Bên cạnh đó, công ty này không có báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án khu đô thị số 7B mở rộng tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, bị phạt tiền với mức là 300 triệu đồng.

Tỉnh yêu cầu Công ty cổ phần Bách Đạt An phải chấp hành nghiêm quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Quá thời hạn này nếu công ty cố tình không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định.

Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, hơn 1.000 khách hàng đã mua đất tại 3 dự án Bách Đạt 1, khu đô thị 7B mở rộng, Hera Complex Riverside tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam do Công ty CP Bách Đạt An làm chủ đầu tư, còn Công ty Hoàng Nhất Nam là đơn vị phân phối dự án.

Năm 2019 các khách hàng này chưa được cấp sổ đỏ như cam kết nên nhiều lần "vây" trụ sở 2 công ty này để đòi quyền lợi, họ còn kéo đến UBND tỉnh cầu cứu lãnh đạo.

(Xây dựng) - Công ty bà Phạm Thùy Linh (Ninh Bình) có nhà máy nhiệt điện than. Công ty đang nghiên cứu phương án đồng đốt vật liệu sinh khối Biomass cùng với than nhằm giảm nồng độ khí thải SO2.

Bà Linh hỏi, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản dưới Luật có liên quan, khi công ty chính thức đưa Biomass vào đồng đốt với than thì công ty có cần thực hiện xin cấp lại giấy phép môi trường hay đánh giá tác động môi trường không?

Chưa có đánh giá tác động môi năm 2024
Phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trong trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Liên quan đến ý kiến của bà Phạm Thùy Linh, do chưa có đầy đủ các thông tin về tình trạng hoạt động cũng như quy mô, tính chất của việc điều chỉnh, nên Bộ chưa có đủ cơ sở để trả lời cụ thể trường hợp này.

Tuy nhiên, đề nghị bà căn cứ tình hình hoạt động của nhà máy và rà soát, đối chiếu với các quy định sau đây để áp dụng phù hợp. Cụ thể:

Trường hợp dự án đầu tư đã được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành mà có thay đổi thì thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trong trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (nội dung này được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường);

(2) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, chấp thuận trong quá trình cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường nếu thuộc đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường 2020;

(3) Tự đánh giá tác động đến môi trường, xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thay đổi khác không thuộc các trường hợp nêu trên.

Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động mà có thay đổi thì có thể thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(1) Thực hiện thủ tục môi trường (đánh giá tác động môi trường, đề nghị cấp giấy phép môi trường) cho dự án đầu tư mở rộng (mở rộng quy mô, nâng cao công suất) theo quy định của pháp luật về đầu tư theo quy định tại số thứ tự 12 Phụ lục III hoặc số thứ tự 11 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;

(2) Phải thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường theo quy định tại các điều 39, 42, 44 Luật Bảo vệ môi trường và các điều 29, 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;