Chủ trương vô sản hóa của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên năm 1929 cơ tác động gì

Chủ trương “vô sản hoá“ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm

A. Tăng thêm số lượng hội viên, mở rộng tổ chức 

B. Kết hợp chủ nghĩa Mác – Lenin với phong trào công nhân

C. Tăng cường công tác vận động quần chúng

D. Phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Các câu hỏi tương tự

Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thành hai tổ chức cộng sản trong năm 1929 phản ánh sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng

A. dân chủ tư sản 

B. dân tộc dân chủ

C. vô sản hóa.

D. vô sản.

Phong trào “Vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động có tác động như thế nào đến phong trào công nhân?

A. Bổ sung lực lượng cho giai cấp công nhân 

B. Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân 

C. Đưa phong trào công nhân trở thành phong trào tự giác 

D. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển, trở thành nòng cốt của phong trào yêu

Góp phần thực hiện việc kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ý nghĩa của

A. phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá 

B. phong trào đòi tự do dân chủ cua tiểu tư sản

C. phong trào vô sản hoá 

D. phong trào công nhân

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản và phong trào công nhân có tác động như thế nào đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930?

A. Là cơ sở xã hội và điều kiện quyết định.

B. Là hai trong ba yếu tố dẫn đến thành lập Đảng

C. Là cơ sở chính trị quyết định.

D. Là yêu cầu tất yếu.

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản và phong trào công nhân có tác động như thế nào đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930?

A. Là cơ sở xã hội và điều kiện quyết định.

B. Là hai trong ba yếu tố dẫn đến thành lập Đảng

C. Là cơ sở chính trị quyết định.

D. Là yêu cầu tất yếu.

Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện là

A. phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiền bối.

B. mốc đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành tự giác.

C. điều kiện để công nhân phát triển về số lượng và trở thành giai cấp.

D. cơ hội thuận lợi giúp những người cộng sản về nước hoạt động.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Yếu tố nào đóng vai trò chủ yếu nhất?

A. Phong trào công nhân.

B. Chủ nghĩa Mác - Lênin.

C. Phong trào yêu nước.

D. Tất cả đều đóng vai trò chủ yếu.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Yếu tố nào đóng vai trò chủ yếu nhất?

A. Phong trào công nhân.                        

B. Chủ nghĩa Mác - Lênin.

C. Phong trào yêu nước.                          

D. Tất cả đều đóng vai trò chủ yếu.

Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hoá” nhằm

A. Yêu cầu các thành viên của Hội phải trở thành người vô sản.

B. Cử cán bộ về nước tuyên truyền, vận động cách mạng.

C. Tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.

D. Thể hiện quyết tâm đi theo con đường cách mạng vô sản.

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là một tổ chức của Nguyễn Ái Quốc hoạt động chống lại thực dân Pháp tại Đông Dương và tuyên truyền chủ nghĩa Marx-Lenin. Tên của Hội ghi trong điều lệ của mình là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên,[1] nhưng trong các tài liệu về sau thường ghi là Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội

Chủ tịchNguyễn Ái Quốc
Hồ Tùng Mậu
Lê Hồng Sơn
Nguyễn Thiệu
Châu Văn Liêm
Thành lập14 tháng 6 năm 1925
Giải tántháng 8 năm 1929
Trụ sở chínhQuảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc
Ung Châu, Quảng Tây, Trung Quốc
Hồng Kông, Anh Quốc
Báo chíThanh Niên
Lính Cách mệnh
Thành viên (1929)1.700
Ý thức hệChủ nghĩa cộng sản
Chủ nghĩa Marx-Lenin
Thuộc quốc gia
Chủ trương vô sản hóa của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên năm 1929 cơ tác động gì

Tuần báo Thanh niên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với chức năng tuyên truyền và vận động.

Bìa tập Đường Kách mệnh, là tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp bồi dưỡng chính trị do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức.

Sau khi thành lập, Hội đã phái người về nước để tuyển người sang Trung Quốc dự các lớp huấn luyện ở Quảng Châu hay để gửi sang Liên Xô học tại Trường Đại học Phương Đông. Đồng thời, Hội tiến hành lập các chi bộ các cấp ở trong nước. Từ đầu năm 1925 đến tháng 9 năm 1927, Hội đã tổ chức được 10 khóa đào tạo cho các học viên được tuyển mộ. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các học viên sau đó được tập hợp lại thành tập sách Đường kách mệnh.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc, Hội xuất bản tuần báo tiếng Việt Thanh niên từ tháng 6 năm 1925 phát hành trong số những người Việt Nam sống ở miền Nam Trung Quốc cũng như đưa về nước và đưa sang Xiêm. Báo này vừa tuyên truyền đường lối cách mạng của Hội vừa phê phán những tồn tại ở các tổ chức cách mạng khác như Việt Nam Quang Phục Hội và Việt Nam Quốc dân Đảng.[6]

Hội cũng tuyển người đi học quân sự để sau này thành lập một lực lượng vũ trang cách mạng ở Việt Nam. Lê Hồng Phong được gửi tới Leningrad học về không quân. Một số khác được gửi tới Trường Quân sự Hoàng Phố. Tháng 2 năm 1927, Hội lại ra tờ Lính Cách mệnh để tuyên truyền giác ngộ binh lính Việt Nam.

Năm 1927, các kì bộ lần lượt ra đời, sau đó là tỉnh bộ, thành bộ và cuối cùng là huyện bộ. Năm 1929, cơ cấu tổ chức của Hội gồm 5 cấp được thiết lập và phát triển khắp đất nước. Số lượng hội viên lên tới 1.700 người và có cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan). Hội đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhân dân và trở thành hạt nhân lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân chống Pháp.

Năm 1928, Hội chủ trương "vô sản hóa", tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân càng phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước, nổ ra tại các trung tâm kinh tế, chính trị.

Năm 1927, Tưởng Giới Thạch tổ chức bắt bớ những người Cộng sản Trung Quốc. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cũng bị đàn áp. Nguyễn Ái Quốc phải lánh sang Liên Xô. Nhiều đảng viên ưu tú của Hội như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm, Trần Văn Cung, Trương Vân Lĩnh, Lê Thiết Hùng, v.v... bị bắt. Tổng bộ Hội phải di tản sang Ung Châu, (Quảng Tây) rồi lại sang Hồng Kông.

Ở trong nước, các chi bộ Hội phát triển mạnh. Theo tổng kết của mật thám Pháp, ở trong nước Hội có khoảng 1000 đảng viên và cảm tình, có kỳ hội ở cả ba miền.[7] Tuy nhiên các chi bộ này cũng bị chính quyền thực dân lùng bắt ráo riết. Ở Nam Kỳ, tháng 12 năm 1928, Ngô Thiêm bị bắt và bị tử hình.[cần dẫn nguồn] Tôn Đức Thắng bị kết án chung thân. Phạm Văn Đồng bị đày đi Côn Đảo. Ở Bắc Kỳ, Nguyễn Văn Lân bị bắt và bị tử hình.[8]

Lịch sửSửa đổi

Cuối tháng 3 năm 1929, tại Hà Nội một nhóm Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gồm 7 người đã họp nhau tự lập tổ chức Cộng sản đầu tiên trong nước. Nhóm này đặt ra mục tiêu vận động chuyển Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành Đảng Cộng sản nhân dịp Đại hội lần thứ nhất của Hội dự kiến họp ở Hồng Kông vào tháng 5 năm 1929.

Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội, 3 đại biểu của nhóm Cộng sản mới thành lập do Trần Văn Cung (bí danh là Quốc Anh) dẫn đầu nêu vấn đề đã dự định, nhưng bị Tổng bộ Hội bác bỏ. Cả ba đại biểu của Bắc Kỳ liền bỏ ra về và cho rằng:

"Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng không phải là một đảng chân chính vì lợi ích của vô sản giai cấp."[9]

Đáp lại, Hội ra Nghị quyết về việc các đại biểu Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng Bắc Kỳ bỏ Đại hội ra về, trong đó có ghi:

"Quyết nghị về tụi Quốc Anh bỏ Đại hội mà ra đi... Đại hội nhận định rằng trong một đoàn thể cách mạng không thể dung thứ được những phần tử như thế nên quyết nghị vĩnh viễn khai trừ."

Sự kiện này đánh dấu sự phân liệt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Sau Đại hội lần thứ nhất, Hội lên kế hoạch thành lập Đảng Cộng sản vào cuối năm 1930. Nhưng trước tình hình, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập vào tháng 6 năm 1929 và tình hình Hội bị đàn áp trong nước, Tổng bộ Hội cho rằng Việt Nam Cách mạng Thanh niên "... không thể và không nên tồn tại nữa, nên đã cử các đồng chí về nước tổ chức và liên kết các chi bộ cộng sản lại để thành lập Đảng Cộng sản". Sau khi Đại hội toàn quốc của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội bế mạc, 6 ủy viên mới được bầu vào Tổng bộ là Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm, Nguyễn Sĩ Sách, Lê Hồng Sơn, Phạm Văn Đồng đã họp bàn việc thành lập Đảng cộng sản, cử ra ban trù bị gồm các đồng chí lãnh đạo Tổng bộ nói trên. Thực hiện chủ trương này, những cộng sản đoàn còn lại trong Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã hình thành các chi bộ cộng sản. Ngoài hai chi bộ cộng sản ở Trung Kỳ và Nam Kỳ còn có chi bộ cộng sản người Việt Nam ở Thái Lan và một chi bộ ở Hồng Kông (Trung Quốc).[10]

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tan rã từ đây. Song các đảng viên của Hội đã thành lập và tham gia các Đảng Cộng sản trong nước mà sau này hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.[11]

Xem thêmSửa đổi

  • Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Phạm Văn Đồng
  • Nguyễn Ái Quốc

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Viện Sử học (2007), trang 483.
  2. ^ Viện Sử học (2007), trang 481.
  3. ^ Louis Marty, Parti communiste Indochinois, p. 15-16. (Dẫn lại từ Viện Sử học (2007), trang 482-483)
  4. ^ Viện Sử học (2007), trang 483-484.
  5. ^ Viện Sử học (2007), trang 497.
  6. ^ Viện Sử học (2007), trang 488-490.
  7. ^ Dẫn lại từ Vũ Huy Phúc, "Các tổ chức cách mạng ra đời trong những năm 1925-1929" trong Viện Sử học (2007), trang 501.
  8. ^ Viện Sử học (2007), trang 499-501.
  9. ^ Viện Sử học (2007), trang 557-558.
  10. ^ Viện Sử học (2007), trang 580.
  11. ^ Viện Sử học (2007), trang 572-579.

Tham khảoSửa đổi

  • Viện Sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập VIII (1919-1930), các chương VIII và IX, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội