Cách làm bánh đúc sốt Thanh Hóa

Cho vào nồi 200gr bột gạo, 200gr bột năng, 50gr bột nếp, 1 lít nước rồi khuấy đều cho bột tan. Sau đó, bắc nồi bột lên bếp và khuấy đều trên lửa vừa đến khi mịn, đặc sánh lại.

Lúc này, bạn cho vào thêm 1 muỗng canh dầu ăn rồi khuấy thêm 1 - 2 phút nữa thì tắt bếp.

Để pha nước mắm, bạn cho vào chén theo tỉ lệ 2 muỗng canh nước ấm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh giấm, 1 muỗng canh nước mắm rồi khuấy đều. Sau đó, cho vào thêm 1 ít tỏi ớt băm là được.

Cuối cùng, múc bánh đúc ra chén, cho thịt lên trên, rắc thêm hành phi ở Bước 1, 1 ít rau mùi, chan nước mắm là có thể thưởng thức ngay.

Bánh đúc sốt nóng hổi món ngon của người con xứ Thanh mang hương vị riêng biệt với sắc xanh thơm, ngon. Trong tâm trí trẻ thơ, những người sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Thanh Hóa đều gắn liền với thức quà giản dị - bánh đúc sốt nóng hổi.


Màu xanh lá bắt mắt chỉ có ở bánh đúc nóng hổi xứ Thanh. Tiếng rao hô “Ai bánh đúc sốt đây” đã in hằn trong kí ức của những người con xứ Thanh. Những người con xa xứ, dù đi nơi nào cũng nhớ về món quà này, tuy đơn giản nhưng chứa đựng bao hồi ức, kỷ niệm, để rồi muốn quay lại cái thời vô tư vô lo, vui mừng hớn hở cả ngày vì được ăn bát bánh đúc sốt nóng hổi.

Cách làm bánh đúc sốt Thanh Hóa

Bánh đúc sốt nóng hổi thức quà giản dị của người con xứ Thanh

>> Xem thêm: Ẩm thực - món ăn ở Thanh Hoá


Để có được bát bánh đúc sốt nóng hổi vừa dễ lại vừa khó, yêu cầu ở người làm phải khéo léo ngay từ những khâu đầu tiên. Bánh phải đạt độ mịn, độ sánh, không quá đặc cũng không quá loãng.


Bánh đúc được làm từ bột gạo tẻ xay nhuyễn, mịn được nấu cùng với nước vôi trong. Màu xanh của bánh được các mẹ, các bà lấy lá rau ngót hoặc lá cải giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt rồi hòa cùng với nồi bánh. Không phải dễ dàng để có mẻ bánh thơm ngon, đòi hỏi nhiều ở người thợ phải có sự kiên nhẫn. Lửa nấu bánh phải đun ở mức nhỏ nhất, đôi tay liên tục khuấy đều cho tới khi bánh chín, bánh sánh, không bị vón cục và mịn.

Cách làm bánh đúc sốt Thanh Hóa

Công đoạn chế biến bột bánh đúc sốt nóng hổi


Tiếp theo để món bánh đúc sốt nóng hổi thơm ngon mang tới hương vị khó quên trong tâm trí của người con xứ Thanh phải kể tới phần nhân bánh. Nhân bánh là linh hồn của món quà giản dị của người con xứ Thanh – bánh đúc sốt nóng hổi. Đỗ xanh được hấp chín, đánh tơi vừa phải, nhưng vẫn phải giữ lại độ nguyên vị bùi bùi thơm thơm của hạt đỗ. 

Cách làm bánh đúc sốt Thanh Hóa

Nhân bánh đậu xanh linh hồn của thức quà giản dị này


>> Xem thêm: Tour du lịch miền Trung giá hấp dẫn


Bánh đúc sốt nóng hổi đúng như tên gọi của nó. Ăn lúc khi còn nóng, bạn cảm nhận được trọn vẹn hương vị món ăn. Nồi bánh được cô bán hàng ủ kín trong thùng, hoặc xô có nắp đậy giữ nóng, hoặc xoong được bắc trên bếp than hồng. Chỉ khi có khách cô bán hàng mở hé nắp đậy, mùi thơm của món bánh bốc lên nghi ngút cùng hương thơm ngào ngạt tỏa ra làm bạn không thể cưỡng lại được.

Cách làm bánh đúc sốt Thanh Hóa

Gánh hàng bánh đúc sốt nóng hổi bán dọc khắp mọi ngõ ngách xứ Thanh


Cầm trên tay bát bánh đúc sốt nóng hổi với tổng thể thẩm mỹ không thể chê vào đâu được, hấp dẫn thị giác. Lớp đỗ xanh ở trên bề mặt bánh hòa quyện cùng sắc xanh của bánh khó cưỡng lại được. Xúc một thìa bánh sánh mịn, thưởng thức độ bùi bùi của đỗ, hòa quyện lan tỏa ở từng “tế bào” ở lưỡi khiến vị giác phải “thức tỉnh”. 


Người con Thanh Hoá mỗi khi xa xứ có dịp trở về quê hương đều đến ngay cô bán hàng phải thưởng thức ngay bát bánh đúc sốt nóng hổi. Ăn một bát không đủ, phải ăn tiếp một bán nữa để thoả mãn cơn thèm khát bấy lâu nay. 


Mỗi buổi chiều lại ngóng trông tiếng rao “Ai bánh đúc sốt đây!...” của cô hàng rong, món quà ẩm thực đơn giản, dân dã, không đắt tiền lại là niềm vui của cả tuổi thơ. Dù có đi đâu xa quê, mỗi lần về lại đau đáu tiếng rao ấy, mùi vị ấy của món bánh đúc sốt nóng hổi

Tâm Tâm

Theo Báo Du Lịch

Bánh đúc là thứ bánh dân dã, rất quen thuộc với mọi người từ nông thôn đến thành thị. Nhưng riêng bánh đúc sốt thì chỉ ở Thanh Hoá – mà lại là thành phố Thanh Hoá mới có. Đó là món quà đặc sản của làng Cốc nay đã thuộc phường Lam Sơn của Thành phố Thanh Hoá.

Nguyên liệu được dùng làm bánh đúc sốt gồm: bột tẻ, nước vôi, nước rau cải lọc bỏ hết bã. Cả ba thứ hoà trộn với nhau. Và đậu xanh thì nấu riêng, chín thì đánh cho nát tơi, lúc nào ăn thì mới xúc đậu rải đều lên bát bánh.

Cách làm bánh đúc sốt Thanh Hóa

Khi nấu bánh chỉ đun lửa riu riu, vừa nấu vừa dùng đũa cả cỡ lớn đánh không ngơi tay, cho tới khi chín thì thôi. Nồi bánh nhấc xuống được ủ kín giữa ổ rơm hoặc giữa bì gai quấn chung quanh trong thúng.

Có khách ăn, bánh múc ra, khói toả trùm miệng bát, nóng hôi hổi, màu sắc lại xanh trong như ngọc thạch do nước rau cải tạo nên. Nhưng đặc biệt là hương vị của bánh đúc sốt thì vô cùng hấp dẫn. Thoảng nhẹ một mùi thơm ngầy ngậy béo, ấy chính là sự hoà hợp của mùi bột gạo mùi vôi với mùi rau cải. Đã vậy, lại có thêm hương vị thơm bùi của đậu xanh nữa.

Cách làm bánh đúc sốt Thanh Hóa

Do phải có rau cải làm nguyên liệu, nên từ mùa đông năm này đến mùa xuân năm sau mới có bánh đúc sốt rao bán. Những ngày đang rét đậm mà được ăn một bát bánh đúc sốt, thì thật là tuyệt vời. 


Page 2

Bánh đúc sốt - Chỉ có ở xứ Thanh - 3.6 out of 5 based on 7 votes

Chi tiết Lượt xem: 2928

Cách làm bánh đúc sốt Thanh Hóa
Không phải bánh đúc ở các phiên chợ quê, gắn với các nhân vật nữ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân hay truyện ngắn Nam Cao, bánh đúc sốt là món ăn chỉ có ở xứ Thanh với hương vị riêng biệt và màu sắc khá đẹp mắt

Bánh đúc sốt là món ăn chỉ có ở xứ Thanh với hương vị riêng biệt và màu xanh ngọc khá đẹp mắt. Nó đã gắn với tuổi thơ của hầu hết những người sinh ra và lớn lên ở thành phố Thanh Hóa.

Làng Cốc (thị xã Thanh Hóa) được cho là nơi sản sinh ra món ăn dân dã nhưng đặc biệt này. Cách làm bánh đúc sốt không khó, nhưng đòi hỏi người làm thật khéo léo và tinh tế trong việc định lượng nguyên liệu và tỉ lệ cần có, để có được độ mịn, độ sánh, không đặc quá cũng không “lõm bõm” quá.

Bột gạo tẻ nấu cùng ít nước vôi trong, phải có cả mỡ và hành phi để dậy mùi thơm. Rau ngót hoặc rau cải giã, lấy nước cốt pha vào nồi bánh, ấy chính là tạo nên màu xanh ngọc của bánh đúc sốt. Cứ đun trên lửa liu riu cho tới khi bánh chín, liên tục đảo đều tay bằng đũa cả để bánh được sánh, không bị vón cục.

Đúng như tên gọi, bánh đúc sốt phải ăn nóng, nồi bánh nhấc khỏi bếp được đặt trong thúng có lớp vải và nilông bao bọc kỹ để giữ nhiệt. Khi có khách ăn, cô bán hàng mới múc bánh ra bát, khói tỏa nghi ngút cùng mùi thơm ngào ngạt. Rải lên bát bánh một vài thìa đỗ xanh đã được nấu chín, đánh tơi.

Bát bánh đúc sốt có màu xanh ngọc sóng sánh, lại thêm màu vàng của đỗ xanh phía trên, hương vị thì khỏi chê bởi vị là lạ, ngầy ngậy của bột gạo nấu nước ngót, lại có đỗ xanh bùi bùi. Đặc biệt, phần cháy nồi của bánh đúc sốt cũng rất ngon, giòn giòn, muốn ăn phải dặn cô bán hàng để dành thì mới có.

Cách làm bánh đúc sốt Thanh Hóa
 

Nhiều lớp tuổi nhỏ xứ Thanh Hóa vẫn quen mỗi chiều lại ngóng tiếng rao “Ai bánh đúc sốt đây!…” của cô hàng rong. Món ăn đơn giản, dân dã, không đắt tiền, nhưng bổ dưỡng và đặc biệt hơn, nó là cả tuổi thơ khiến ai đi xa quê cũng có lúc đau đáu nhớ về tiếng rao ấy, mùi vị ấy…