Chủ đề của văn bản là gì Trắc nghiệm

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Các câu hỏi tương tự

A. Hoạt động khởi động.

1. Em hiểu thế nào là chủ đề của văn bản?

2. Thử xác định chủ đề của một văn bản truyện mà em đã nghe đã đọc


1. Chủ đề là đối tượng và vấn đề và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. 

2. Chủ đề của văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là :

  • Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt Cổ
  • Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của vua Hùng (ở buổi đầu dựng nước)
  • Xây dựng nên hình tượng của hai nhân vật chính


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 4 Cách làm bài văn tự sự, Cách làm bài văn tự sự trang 23, bài Cách làm bài văn tự sự sách vnen ngữ văn 6, giải ngữ văn 6 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

Trắc nghiệm Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

1 887

Tải về Bài viết đã được lưu

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8

VnDoc mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo bài Trắc nghiệm Tính thống nhất về chủ đề của văn bản gồm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8, hỗ trợ quá trình dạy và học môn Văn lớp 8.

  • Trắc nghiệm Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
  • Trắc nghiệm Trong lòng mẹ

Mời các bạn tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để nhận thêm những tài liệu hay: Tài liệu học tập lớp 8

Trắc nghiệm Ngữ văn 8: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được đội ngũ giáo viên VnDoc biên soạn theo từng bài học bám sát theo chương trình học SGK môn Ngữ văn 8 kì 1.

  • Câu 1:

    Chủ đề của văn bản là?

    • A. Là một luận điểm lớn được triển khai trong văn bản.
    • B. Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản.
    • C. Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản.
    • D. Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản.

  • Câu 2

    Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng tất cả các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng.

    • A. Đúng
    • B. Sai

  • Câu 3

    Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở chỗ nào?

    • A. Các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã định.
    • B. Văn bản có tính mạch lạc.
    • C. Văn bản có đối tượng xác định.
    • D. Cả A, B, C đều đúng.

  • Câu 4

    Có các phương tiện chủ yếu nào để thể hiện sự liên kết giữa các đoạn văn?

    • A. Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết
    • B. Dùng câu nối
    • C. Dùng các quan hệ từ
    • D. Câu A và B đúng

  • Câu 5

    Chủ đề của đoạn văn sau được thể hiện ở đâu?
    Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho tính nghịch ranh, ích kỉ. Bài học này thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt dành cho Dế Mèn: "Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Lời khuyên của Dế Choắt là câu nói cuối cùng trước khi Dế Choắt qua đời.

    • A. Câu số 3
    • B. Câu số 1
    • C. Câu số 2

  • Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 6, 7:

    Tháp Ép - phen không những được coi là biểu tượng của Pari, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh, ...

    [...] điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.

    (Theo Bàn tay và khối óc)

    Câu 6: Điền từ thích hợp vào dấu [...]

    • A. Nhưng
    • B. Song
    • C. Tuy nhiên
    • D. Mặc dù vậy

  • Câu 7

    Từ liên kết còn thiếu ở dấu [...] cần mang ý nghĩa liên kết về nội dung như thế nào?

    • A. Nối tiếp
    • B. Bổ sung
    • C. Tương phản
    • D. Nguyên nhân – kết quả

  • Câu 8

    Đọc đoạn văn sau và tìm câu chủ đề:
    Bác hiện lên trong lần thức giấc đầu tiên của anh đội viên với một vẻ mặt trầm ngâm, lặng lẽ, suy tư. Hành động đốt lửa và lần lượt đi dém chăn cho từng chiến sĩ của Bác đã thể hiện tình cảm quan tâm, yêu mến của một vị chủ tịch nước đối với chiến sĩ của mình hay như một người cha đối với các con. Ở lần thức giấc thứ ba của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ hiện lên rõ nét hơn. Tư thế ngồi của Bác vẫn đinh ninh, không thay đổi và chòm râu im phăng phắc. Như vậy, Bác vẫn thức, vẫn trầm ngâm suy nghĩ suốt đêm dài. Lời giãi bày tâm trạng của Bác "Bác ngủ không an lòng - Bác thương đoàn dân công" bộc lộ nỗi lo lắng của lãnh tụ trước một chiến dịch lớn và tình thương của Người dành cho chiến sĩ đồng bào. Hình tượng Bác hiện lên trong bài thơ chân thực, giản dị, khiến người đọc càng thêm kính yêu Bác!

    • A. Hình tượng Bác hiện lên trong bài thơ chân thực, giản dị, khiến người đọc càng thêm kính yêu Bác!
    • B. Bác hiện lên trong lần thức giấc đầu tiên của anh đội viên với một vẻ mặt trầm ngâm, lặng lẽ, suy tư.
    • C. Như vậy, Bác vẫn thức, vẫn trầm ngâm suy nghĩ suốt đêm dài. Lời giãi bày tâm trạng của Bác "Bác ngủ không an lòng - Bác thương đoàn dân công" bộc lộ nỗi lo lắng của lãnh tụ trước một chiến dịch lớn và tình thương của Người dành cho chiến sĩ đồng bào.

  • Câu 9

    Có các phương tiện nào để liên kết đoạn văn trong văn bản?

    • A. Dùng từ nối và đoạn văn
    • B. Dùng câu nối và đoạn văn
    • C. Dùng từ nối và câu nối
    • D. Dùng lí lẽ và dẫn chứng

  • Câu 10

    Một văn bản có chủ đề thống nhất có nghĩa là:

    • A. Các đoạn văn có thể có chủ đề riêng nhưng thống nhất chủ đề với toàn văn bản
    • B. Các câu và đoạn có thể diễn đạt những nội dung khác nhau, phong phú
    • C. Tất cả các câu, đoạn trong văn bản phải diễn đạt cùng một nội dung

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn

Bắt đầu ngay

Kiểm tra kết quả Chia sẻ với bạn bè Xem đáp án Làm lại