Chỉ tiêu bao lâu mới tiêu

Tôi mới cắt mí trên 8 ngày trước và bác sĩ khâu đường rạch bằng chỉ tự tiêu. Vậy sau bao lâu thì chỉ mới tiêu đi? Có cách nào để làm cho chúng tiêu nhanh hơn không?

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ phải sử dụng chỉ phẫu thuật tự tiêu khi khâu vết thương hoặc vết mổ. Vậy chỉ tự tiêu là gì? Chỉ phẫu thuật tự tiêu trong bao lâu?

Chỉ tiêu bao lâu mới tiêu
Chỉ tự tiêu bao lâu thì hết?

1. Chỉ phẫu thuật tự tiêu là gì?

Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, một khâu quan trọng không thể thiếu đó chính là tiến hành khâu vết thương. Nhưng việc dùng chỉ để đóng miệng vết thương hoặc vết mổ cũng được phân làm nhiều loại. Thường sẽ dựa trên tính chất của chỉ như tiêu hay không tiêu.

Chỉ không tiêu là các chỉ cần phải cắt bỏ sau khi vết thương lành lại. Bệnh nhân phải tái khám để bác sĩ xử lý chỉ. Một số trường hợp đặc biệt, chỉ không tiêu có thể sẽ được lưu lại vĩnh viễn.

Ngược lại, chỉ tự tiêu là loại chỉ sẽ được các enzyme trong mô tế bào cơ thể phân giải một cách tự nhiên sau một khoảng thời gian nhất định sử dụng. Thường sau khi vết thương đã ổn định hoàn toàn thì chỉ sẽ tự tan ra và biến mất.

Chỉ tự tiêu chủ yếu được làm từ các vật liệu đặc biệt như collagen trong ruột cừu và bò, protein từ động vật và polyme tổng hợp…vv; tất cả thành phần này đều có thể được phân huỷ và hấp thụ bởi cơ thể con người.

Trong thực tế lâm sàng, người ta lấy mốc sau 60-90 ngày, nếu chỉ có khả năng phân huỷ và mất đi tác dụng chịu lực thì được xem là chỉ tự tiêu.

Chỉ tiêu bao lâu mới tiêu
Chỉ phẫu thuật tự tiêu

2. Nguyên tắc chung khi sử dụng chỉ không tiêu và tự tiêu

So với loại chỉ tự tiêu, chỉ không tiêu có khả năng chịu lực và thời gian duy trì dài, khả năng làm căng da, ít để lại sẹo. Vì vậy chúng thường được dùng để khâu ngoài da, vị trí đòi hỏi tính thẩm mỹ khi liền sẹo.

Chỉ tự tiêu có khả năng chịu lực và thời gian duy trì ngắn hơn nhưng lại ít phản ứng với tác động từ ngoại lực, giảm được nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc bị đào thải. Với các vết thương phải khâu sâu ở lớp trong, chỉ tự tiêu luôn là sự lựa chọn hàng đầu.

Các nguyên tắc trên chỉ mang tính tương đối. Tùy vào đặc điểm vết thương, mục đích khâu, điều kiện thực tế; bác sĩ sẽ là người quyết định cuối cùng về việc loại chỉ nào sẽ được sử dụng. Một số trường hợp khâu ngoài da cũng sử dụng chỉ tự tiêu và khâu bên trong lại dùng chỉ không tiêu.

3. Khâu vết thương bên ngoài bằng chỉ tự tiêu được sử dụng khi nào?

Chỉ tự tiêu khâu bên ngoài hay được sử dụng trong trường hợp không cần, không thể hoặc không nên cắt chỉ sau khâu.

Một số trường hợp điển hình:

– Khâu vết thương sau nhổ răng, thường là răng số 8 (răng khôn)

– Làm liền vết rách ở mặt trong niêm mạc môi, miệng hoặc lưỡi

– Khâu vết thương sâu trong lỗ mũi hoặc lỗ tai

– Khâu vết mổ cắt bao quy đầu

– Khâu âm đạo và tầng sinh môn

– Khâu vết mổ trong hậu môn, như là mổ trĩ

– Trong sinh mổ: một số bác sĩ sẽ lựa chọn phương án dùng chỉ không tiêu, khi đó sẽ phải rút chỉ sau sinh. Tuy nhiên ngược lại, một số bác sĩ khác sẽ dùng chỉ tự tiêu để khâu vết mổ.

Chỉ tiêu bao lâu mới tiêu
Khâu vết thương sau nhổ răng số 8 bằng chỉ tự tiêu

4. Chỉ phẫu thuật tự tiêu trong bao lâu?

Quá trình phân huỷ của chỉ tự tiêu sẽ chịu tác động từ nhiều yếu tố, chẳng hạn như: Thủy phân, sự phân hủy enzim và khả năng phân giải protein. Thông thường, trong quá trình hồi phục vết thương, chỉ tự tiêu sẽ giữ các liên kết giữa các mô đủ lâu để chúng tự lành sau đó sẽ tự tiêu biến mà không để lại bất kỳ vật chất nào lại trên mô tế bào; thường quá trình này sẽ kéo dài trong khoảng thời gian tầm 8 – 10 tuần.

Tuy nhiên, thời gian tự tiêu còn tùy thuộc khá nhiều vào Vật liệu dùng để khâu vết thương, Kích thước chỉ khâu được sử dụng, Kiểu khâu vết thương, Mức độ thương tổn và Thể trạng của từng người.

Có 2 mốc thời gian đánh giá khả năng tự tiêu của một loại chỉ đó là Thời gian chịu được lực căng giữ vết khâu tốt và Thời gian chỉ tan hoàn toàn

Người bệnh có thể tham khảo thời gian của từng loại chỉ tự tiêu theo bảng sau:

Loại chỉGiữ vết khâu tốtTan hoàn toàn
Chỉ Polyglactin 910 (Chỉ Vicryl)30 ngày56-70 ngày
Chỉ Polyglactin 910 Antibacterial (Chỉ Vicryl kháng khuẩn)30 ngày56-70 ngày
Chỉ Polyglactin 910 Rapid (Chỉ Vicryl Rapid)7-10 ngày42 ngày
Chỉ Polyglycolic Acid (Chỉ Dexon)30 ngày60-90 ngày
Chỉ Polyglycolic Acid Rapid (Chỉ Dexon Rapid) 7-10 ngày42 ngày
Chỉ Polydioxanone (Chỉ Maxon)60-90 ngày180-210 ngày
Chỉ Polyglecaprone 2521-28 ngày90-120 ngày
Chỉ Plain/Simple Catgut7-10 ngày70 ngày
Chỉ Chromic Catgut14-21 ngày90 ngày

5. Chỉ phẫu thuật tự tiêu không biến mất thì sao?

Về mặt lý thuyết, việc khâu bằng chỉ tự tiêu sẽ không yêu cầu người bệnh phải quay về cơ sở y tế để tiến hành cắt do bản thân chỉ đã có khả năng tự phân huỷ. Tuy nhiên, vẫn sẽ có trường hợp không thể tự hấp thụ các thành phần khiến cho chỉ bị giữ lại một phần trên cơ thể và có thể gây viêm nhiễm hoặc không.

Sau khi hết thời gian nhưng thấy chỉ chưa tiêu hết, người bệnh nên tìm đến phòng khám hoặc cơ sở y tế uy tín để tiến hành cắt chỉ. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, vì bản chất của chỉ tự tiêu không hề có tính nguy hiểm đối với cơ thể. Hơn nữa, người bệnh vẫn có thể tiến hành cắt chỉ tự tiêu tương tự như việc cắt chỉ khâu bình thường

Khi tiến hành khâu, vết khâu được sẽ được chuyên gia khâu một cách khéo léo để ngay khi hết tình trạng sưng và các tế bào lành như ban đầu thì có thể được cắt dễ dàng thông qua các mũi khâu lộ ra bên ngoài.

Chỉ tiêu bao lâu mới tiêu
Chỉ tự tiêu không tan hết vì bong ra khỏi bề mặt da

6. Một số lưu ý khi chăm sóc vết khâu bằng chỉ phẫu thuật tự tiêu

Trong quá trình làm lành vết thường, nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và đau nhức; người bệnh nên lưu ý một số chú ý sau:

Che chắn kín vết khâu nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời.

Tránh va đập ở khu vực vết khâu

Cố gắng giữ vết thương khô ráo và tránh đụng nước trong vòng 12 – 24 giờ sau khi khâu. Khi tắm, người bệnh nên dùng vòi sen thay vì tắm bồn.

Tuân theo hướng dẫn của chuyên gia trong việc chăm sóc vết thương.

7. Dấu hiệu vết khâu bị nhiễm trùng

Ngay cả khi bạn chăm sóc kỹ vết khâu thì vẫn có khả năng xảy ra tình trạng bị nhiễm trùng, bao gồm:

– Xuất hiện các cơn đau ngày càng tăng

– Đỏ xung quanh vết thương

– Vết thương bị sưng lên

– Vết khâu có mủ hoặc chảy máu

– Vết khâu có mùi hôi

– Sốt

Nếu thấy dấu hiệu bị nhiễm trùng trên, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt.

Chỉ phẫu thuật tự tiêu trong bao lâu? là câu hỏi của nhiều người. Qua bài viết này, mong rằng người bệnh sẽ hiểu rõ hơn về chỉ tự tiêu và có được hướng giải quyết khi xảy ra tình huống bất thường sau khi thực hiện khâu bằng loại chỉ này.

Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe về chăm sóc vết thương, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân; Số điện thoại – Zalo: 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân