Chi phí xăng xe bao nhiêu là hợp lý năm 2024

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định về thanh toán tiền chi phí đi lại như sau:

Thanh toán tiền chi phí đi lại
....
2. Thanh toán khoán kinh phí sử dụng ô tô khi đi công tác, khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác:
a) Đối với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tự nguyện đăng ký thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác: Mức thanh toán khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác thực hiện theo quy định tại Thông tư số 159/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số Điều của Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Theo đó, thanh toán kinh phí sử dụng ô tô, xe máy khi đi công tác được quy định như sau:

[1] Đối với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tự nguyện đăng ký thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác:

- Mức thanh toán khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác thực hiện theo quy định tại Thông tư 159/2015/TT-BTC.

[2] Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình:

Được thanh toán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, nếu:

- Công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ..

- Công tác cách trụ sở cơ quan từ 15km trở lên đối với các xã còn lại

Như vậy, đối với chế độ công tác phí, không quy định cụ thể về định mức xăng xe đi công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức mà chỉ đề cập đến mức tiền thanh toán chi phí dựa trên xăng và khoảng cách địa giới hành chính.

Chi phí xăng xe bao nhiêu là hợp lý năm 2024

Định mức xăng xe đi công tác là bao nhiêu? Điều kiện để thanh toán khoán kinh phí sử dụng ô tô, phương tiện khi đi công tác là gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện để thanh toán khoán kinh phí sử dụng ô tô, phương tiện khi đi công tác là gì?

Theo quy định khoản 3 Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC về điều kiện để được thanh toán công tác phí như sau:

Quy định chung về công tác phí
....
3. Điều kiện để được thanh toán công tác phí bao gồm:
a) Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;
b) Được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác hoặc được mời tham gia đoàn công tác;
c) Có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định tại Thông tư này.

Qua đó, để được thanh toán khoán kinh phí sử dụng ô tô, phương tiện khi đi công tác thì cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:

- Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.

- Được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác hoặc được mời tham gia đoàn công tác.

- Có đủ chứng từ để thanh toán cụ thể:

+ Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt; công văn; giấy mời; văn bản trưng tập tham gia đoàn công tác.

+ Bảng kê độ dài quãng đường đi công tác trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt thanh toán (áp dụng khi thanh toán khoán chi phí đi lại.

Kinh phí chi trả công tác phí lấy từ các nguồn nào?

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 40/2017/TT-BTC, kinh phí chi trả công tác phí được lấy từ các nguồn như sau:

Cho mình hỏi trường hợp doanh nghiệp chi tiền xăng, xe, nhà trọ cho nhân viên thì để được tính là chi phí hợp lý được trừ khi quyết toán thuế TNDN hằng năm thì khoản chi này có phải giới hạn ở mức bao nhiêu không bạn?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì ngoài các khoản chi không được trừ, để được xác định là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN, doanh nghiệp phải đáp ứng 3 điều kiện:

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo quy định này, khoản chi xăng, xe, nhà trọ cho nhân viên không thuộc các khoản chi không được trừ. Do vậy, nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được xác định là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN.

Quy định này và các quy định liên quan không có nội dung nào thể hiện việc doanh nghiệp bị giới hạn khoản chi xăng xe cho người lao động bao nhiêu mới được đưa vào chi phí được trừ.

50 nghìn tiền xăng đi được bao nhiêu km?

Mức tiêu thụ nhiên liệu của xe là 1,69 lít xăng/100km, nên với 50.000 đồng tiền xăng Grande Hybrid sẽ đi được quãng đường khoảng 90km.

1 lít xăng xe máy đi được bao nhiêu km?

Xe máy 1 lít xăng đi được bao nhiêu km? Theo như số liệu thống kê, số km xe số có thể di chuyển được trung bình khoảng từ 45 – 59,6 km/lít.

Xăng xe cho vào chi phí gì?

Khi sử dụng xe ô tô cho mục đích quản lý doanh nghiệp, thì chi phí xăng dầu đưa Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp 642; Khi sử dụng Xe cho mục đích thực hiện trong khâu sản xuất kinh doanh góp phần tạo nên sản phẩm, thì chi phí xăng dầu được đưa vào chi phí Sản xuất kinh doanh dở dang 154.

Hỗ trợ xăng xe là gì?

“Phụ cấp xăng xe là khoản hỗ trợ tiền xăng và đi lại mà công ty dành cho nhân viên nhằm chia sẻ một phần chi phí mà họ đã bỏ ra để phục vụ công việc.” Phụ cấp xăng xe cũng tương tự như các phúc lợi khác như điện thoại, chuyên cần, nhà ở, cơm trưa…