Chi phí thuê mặt bằng nhà xưởng hạch toán năm 2024

Nhu cầu xây dựng nhà xưởng ngày càng lớn là kết quả của xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Một trong những công đoạn không thể thiếu trong quá trình thi công xây dựng nhà xưởng chính là hạch toán chi phí xây dựng nhà xưởng. Vậy hạch toán chi phí xây dựng nhà xưởng được thực hiện như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Xây dựng Hoà Bình để có câu trả lời.

1. Cách hạch toán chi phí xây dựng nhà xưởng

Bạn có thể tham khảo hướng dẫn hạch toán chi phí xây dựng nhà xưởng dưới đây:

*Tất cả các chi phí trên đều có hóa đơn chứng từ đầy đủ

Vật liệu: hóa đơn của hợp đồng cung cấp vật liệu (sắt thép nhựa)

Nợ 152,1331

Có 111,112,331*

+ Xuất ra sử dụng:

Nợ 241/có 152

+ Nếu vật liệu mua về chuyển thẳng ra công trường ko qua kho

Nợ 241

Nợ 1331

Có 111,112,331

+ Dịch vụ lắp đặt nhà xưởng: 500tr : hóa đơn + hợp đồng + biên bản nghiệm thu khối lượng

+ Biên bản xác nhận khối lượng + thanh lý hợp đồng

Nợ 241

Nợ 1331

Có 331*

Thanh toán : Nợ 331*/ có 112

+ Nhận hóa đơn của các vật liệu hoàn thiện các công trình phụ như điện, nước, vệ sinh (dây điện, ống nước, cáp điện...) trị giá 150tr

Nhập kho:

Nợ 152,1331

Có 111,112,331*

+ Xuất ra sử dụng:

Nợ 241/ có 152

+ Nếu vật liệu mua về chuyển thẳng ra công trường ko qua kho

Nợ 241

Nợ 1331

Có 111,112,331

Sau khi công trình hoàn thành: làm biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành công trình, bảng thanh quyết toán khối lượng công trình.

Tập hợp chi phí 241 sang 211 để đưa vào sử dụng”

Nợ 211/ có 241

Hàng tháng phân bổ chi phí khấu hao

Nợ 627,641,642/ có 214

Hạch toán chi phí xây dựng phải được thực hiện cẩn thận và chính xác

2. Hướng dẫn hạch toán chi phí xây dựng nhà xưởng trong chi phí nhân công trực tiếp

Tài khoản sử dụng hạch toán chi phí xây dựng TK622

Bản chất TK622 để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động xây lắp, sản xuất và cung cấp dịch vụ. Bạn cần lưu ý rằng chi phí lao động này gồm các khoản phải trả cho người lao động thuộc quản lý cũng như lao động thuê ngoài.

Hạch toán TK 622 như sau:

Nợ TK 622 (Chi phí nhân côn gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương theo quy định.)

Có TK154 - chi phí sản xuất dở dang.

Hạch toán chi phí xây dựng cụ thể

Khi hạch toán chi phí xây dựng nhà xưởng cũng sẽ dựa vào bảng tính lương cho công nhân cho hoạt động xây lắp, sản xuất và cung cấp dịch vụ gồm lương chính, lương phụ và những khoản phụ cấp theo lương như sau:

Nợ TK 622

Có TK 334( 3341- Khoản chi phải trả cho công nhân viên)

Có TK334 (3342-tiền lương trả cho lao động thuê ngoài)

Các trường hợp BHXH, BHYT, KPCĐ trực tiếp sản xuất sản phẩm công nghiệp và cung cấp dịch vụ.

Nợ TK 622

Có TK 338 (3382, 3383, 3384)

Nếu kế toán tạm ứng chi phí tiền công thực hiện giá trị khối lượng giao khoán và xây dựng không áo dụng với tổ chức kế toán riêng.

Nợ TK 141 – chi phí tạm ứng xây lắp giao khoán nội bộ.

Có TK 111, 112 …

Quyết toán tạm ứng về giá trị xây lắp hoàn thành và bàn giao được duyệt và ghi như sau:

Nợ TK 622

Có TK 141

Trên đây là một số thông tin hướng dẫn cách hạch toán chi phí xây dựng nhà xưởng được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp lại. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn độc giả đã có thêm những kiến thức hữu ích để ứng dụng vào công trình tương lai của mình cũng như giám sát hoạt động hạch toán công trình chính xác nhất.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (Profit tax) là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm: Thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hoặc dịch vụ, các thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Đối tượng nộp thuế TNDN được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định về người nộp thuế theo đó:

- Người nộp thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại và quy định tại các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân; các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, công ty điều hành chung;

+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

+ Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này;

+ Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;

+ Tổ chức khác ngoài tổ chức quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.

- Tổ chức được thành lập và hoạt động (hoặc đăng ký hoạt động) theo quy định của pháp luật Việt Nam, cá nhân kinh doanh là người nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại nguồn trong trường hợp mua dịch vụ (kể cả mua dịch vụ gắn với hàng hóa, mua hàng hóa được cung cấp, phân phối theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế) trên cơ sở hợp đồng ký kết với doanh nghiệp nước ngoài quy định tại các Điểm c, d Khoản 2 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chi phí thuê nhà xưởng trước khi đi vào sản xuất chính thức có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN hay không? (Hình từ internet)

Chi phí thuê nhà xưởng trước khi đi vào sản xuất chính thức có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN hay không?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 21842/CT-TTHT năm 2019 hướng dẫn về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN như sau:

“- Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
...2. Các Khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
...d) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
...Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nên trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.
...2.3. Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.
...2.31. Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư đế hình thành tài sản cố định.
Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
…”
- Căn cứ Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:
+ Tại Khoản 3 Điều 3 quy định:
“3. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.”
+ Tại Điểm d Khoản 2 Điều 4 quy định:
“d) Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:
Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào mục đích sử dụng theo dự tính.
Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.”
+ Tại Khoản 2, Khoản 9 Điều 9 quy định về nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
“...2. Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
...9. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp."
Căn cứ quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn nguyên tắc như sau:
1. Về chi phí thuê nhà xưởng trong giai đoạn trước khi đi vào sản xuất chính thức
Khoản chi phí thuê nhà xưởng trong giai đoạn công ty bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa phát sinh doanh thu là khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) nếu đáp ứng điều kiện khoản chi được trừ quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
2. Về chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ công cụ dụng cụ trong giai đoạn trước khi đi vào sản xuất chính thức
Công ty thực hiện trích khấu hao TSCĐ bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà công ty hạch toán tăng TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.
Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển,... không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản này được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.
Khoản chi phí trích khấu hao TSCĐ, phân bổ giá trị công cụ dụng cụ của công ty nếu đáp ứng điều kiện khoản chi được trừ quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.”

Theo đó, khoản chi phí thuê nhà xưởng trong giai đoạn công ty bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa phát sinh doanh thu là khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) nếu đáp ứng điều kiện khoản chi được trừ quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Chủ đề