Chi phí sản xuất chung hóa đơn loại gì năm 2024

Chi phí trong kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng đối với nhà quản trị, kế toán quản trị trong việc xác định chi phí cho một dự án, một quá trình hoặc một sản phẩm,….Vậy chi phí là gì, phương thức phân loại chi phí trong kế toán quản trị là gì? Tìm hiểu ngay bài viết sau đây của CyberBook.

Chi phí là gì?

Chi phí là yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí được nhìn nhận với nhiều góc độ khác nhau. Chi phí sản xuất có thể được hiểu là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tính cho một thời kỳ nhất định; hoặc chi phí là phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể và dịch vụ sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức chi phí có thể khác nhau về quan điểm, hình thức thể hiện chi phí, tuy nhiên chúng đều có điểm chung sau:

  • Chi phí là hao phí tài nguyên (kể cá hữu hình và vô hình), vật chất, lao động
  • Những hao phí này phải gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh
  • Phải định lượng được bằng tiền và xác định trong một khoảng thời gian nhất định.

Đó chính là bản chất kinh tế của chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ bản chất kinh tế này, ta có thể phân biệt được chi phí với chi tiêu, chi phí với vốn. Chi phí gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, được tài trợ từ vốn kinh doanh và được bù đắp từ thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kế toán quản trị có nhiệm vụ cung cấp thông tin thích hợp, hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Vì vậy, ngoài việc nhận thức chi phí như trong kế toán tài chính, các nhà quản trị còn cần phải nhận thức chi phí theo các góc độ nhận diện thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh.

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí luôn gắn liền với các sự kiện kinh tế mà ở đó các khoản thu nhập được sinh ra thường có nguồn gốc từ một khoản chi phí nhất định. Việc tối thiểu hóa chi phí luôn là mục tiêu của phần lớn các dự án đầu tư, các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn.

Vì thế, để phục vụ cho công tác quản lý chi phí và ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả cần phải nhận diện chi phí ở nhiều góc độ khác nhau. Phụ thuộc vào phân loại chi phí sẽ cung cấp những thông tin cần thiết phù hợp với từng mục đích nhất định.

Chi phí sản xuất chung hóa đơn loại gì năm 2024
Các loại chi phí trong kế toán quản trị

Phương thức phân loại chi phí trong kế toán quản trị

Nếu như trong kế toán tài chính, các loại chi phí được phân loại theo quy định của chuẩn mực kế toán và các thông tư, nghị định, hướng dẫn như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán, chi phí tài chính,… thì trong kế toán quản trị, các loại chi phí được phân loại theo nhiều cách khác nhau, cho phép các nhà quản trị dự đoán chi phí trong tương lai, so sánh chi phí thực tế với chi phí ngân sách, phân bổ chi phí cho các phân đoạn của doanh nghiệp (theo sản phẩm, theo khu vực, theo bộ phận, theo kênh phân phối …) và phản ánh đúng các chi phí phù hợp với các phương án hoạt động kinh doanh.

Có 05 cách phân loại chi phí trong kế toán quản trị như sau:

Phân loại chi phí để hạch toán chi phí cho đối tượng hạch toán chi phí

  • Chi phí trực tiếp: Là chi phí có thể xác định dễ dàng và thuận tiện cho một đối tượng chi phí cụ thể. Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,…
  • Chi phí gián tiếp: Là chi phí không thể xác định dễ dàng cho một đối tượng hạch toán chi phí. Ví dụ: chi phí tiền điện của nhà máy, chi phí tiền lương của các nhà quản lý,… Đây là loại chi phí dùng chung và không thể xác định riêng cho từng đối tượng chi phí mà cần phải phân bổ.

Phân loại chi phí cho các công ty sản xuất

Chi phí sản xuất:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là các nguyên, vật liệu được đưa vào sản xuất và trở thành một phần không thể tách rời của thành phẩm; chi phí của nó có thể được hạch toán dễ dàng cho thành phẩm. Ví dụ: vải để may quần áo, linh kiện điện tử để lắp ráp iphone,…
  • Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí nhân công có thể dễ dàng hạch toán cho từng đơn vị sản phẩm. Ví dụ: công nhân nhà máy may, công nhân dây chuyền lắp ráp ô tô,..
  • Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tất cả các chi phí sản xuất còn lại trừ nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp (chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp). Ví dụ: chi phí khấu hao các thiết bị sản xuất, chi phí tiện ích, các loại bảo hiểm nhà xưởng,…

Chi phí ngoài sản xuất:

  • Chi phí bán hàng: Bao gồm tất cả các chi phí phát sinh để nhận đơn đặt hàng và giao thành phẩm cho khách hàng. Ví dụ: Chi phí quảng cáo, hoa hồng bán hàng, tiền lương nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển, chi phí kho hàng,…
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc quản lý chung của một tổ chức, doanh nghiệp ngoài chi phí sản xuất và chi phí bán hàng. Ví dụ: tiền lương của Ban điều hành, kế toán; chi phí cho hoạt động chung như chi phí thuê mặt bằng văn phòng, chi phí quan hệ cổ đông, văn hoá doanh nghiệp,…

Phân loại chi phí để lập báo cáo tài chính

Khi lập báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) thì các công ty cần phân loại thành:

  • Chi phí sản phẩm (chi phí hàng tồn kho): Bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc mua hoặc sản xuất ra sản phẩm. Chi phí sản phẩm gắn liền với một đơn vị sản phẩm khi nó được mua hoặc được sản xuất hoặc lưu kho. Khi nó được bán thì chi phí sản phẩm được giải phóng khỏi hàng tồn kho và được theo dõi dưới dạng giá vốn hàng bán và phù hợp với doanh thu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Đối với các công ty sản xuất, chi phí sản phẩm bao gồm: nguyên vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung, đi qua 03 tài khoản tồn kho trên bảng cân đối kế toán là nguyên vật liệu, chi phí sản xuất dở dang, thành phẩm.

  • Chi phí thời kỳ: Là tất cả các chi phí không phải là chi phí sản phẩm. Tất cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được gọi là chi phí thời kỳ.

Chi phí thời kỳ không được tính vào chi phí của hàng hoá mua hoặc sản xuất, thay vào đó được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ mà chúng phát sinh bằng cách sử dụng các quy tắc kế toán dồn tích thông thường.

Phân loại chi phí để dự đoán hình thái chi phí

Dự đoán một chi phí sẽ thay đổi như thế nào khi mức độ hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp thay đổi là một trong những công việc quan trọng của kế toán quản trị nhằm đánh giá hiệu quả và đưa ra các quyết định lựa chọn khác nhau như quyết định sản xuất, quyết định mua hàng, quyết định giờ làm việc …

Hình thái chi phí đề cập đến các chi phí phản ứng với những thay đổi về mức độ hoạt động (tăng, giảm hoặc không đổi). Khi lập kế hoạch, các nhà quản trị phải ước tính nó sẽ thay đổi bao nhiêu, từ đó phân loại thành: chi phí biến đổi, chi phí cố định, chi phí hỗn hợp:

  • Chi phí biến đổi: là chi phí mà tổng của nó thay đổi tỷ lệ thuận với những thay đổi về mức độ hoạt động (chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm/hàng hoá không đổi). Ví dụ: giá vốn hàng bán, nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, các thành phần biến đổi của chi phí sản xuất chung (tiền điện cho máy hoạt động), hoa hồng bán hàng, chi phí vận chuyển, …
  • Chi phí cố định: là chi phí mà tổng của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Ví dụ: Chi phí khấu hao, tiền thuê mặt bằng, tiền lương CBNV quản lý…

Do tổng chi phí không thay đổi theo mức độ hoạt động nên chi phí cố định trên mỗi đơn vị sẽ giảm dần khi mức độ hoạt động tăng lên. Chi phí cố định là cơ sở quan trọng để tính được điểm hoà vốn và cân nhắc các phương án cắt giảm chi phí khi lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch ngân sách.

  • Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí bao gồm cả yếu tố biến đổi và cố định. Ví dụ: chi phí lương cho nhân viên bán hàng, cho dù không bán được sản phẩm nào thì công ty vẫn phải trả 1 khoảng lương cố định hàng tháng (phần cố định), khi doanh số bán hàng của nhân viên kinh doanh này vượt một ngưỡng nào đó họ được nhận thêm thưởng doanh số tương ứng với doanh số bán được (phần biến đổi).

Phân loại chi phí để đưa ra quyết định

Khi đưa ra quyết định, các nhà quản trị thường đưa là lựa chọn dựa trên sự cân nhắc so sánh giữa chi phí và lợi ích của phương án này với lợi ích và chi phí của phương án khác, theo đó:

  • Chi phí khác biệt: là chi phí trong tương lai khác nhau giữa hai phương án thay thế (chi phí gia tăng hoặc chi phí suy giảm). Chi phí khác biệt luôn là chi phí phù hợp.
  • Doanh thu khác biệt: là doanh thu trong tương lai khác nhau giữa hai phương án thay thế. Doanh thu khác biệt là một ví dụ của lợi ích phù hợp.

Nếu lợi ích thu được (doanh thu khác biệt) lớn hơn so với chi phí bỏ ra (chi phí khác biệt) thì phương án được cân nhắc lựa chọn, ngược lại thì phương án sẽ bị loại bỏ. Đây là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong kế toán quản trị để đưa ra quyết định sản xuất, đầu tư kinh doanh.

  • Chi phí chìm: là chi phí đã phát sinh và không thể thay đổi được cho dù bất kỳ quyết định nào được đưa ra. Do không thể thay đổi được nên đó không phải là chi phí khác biệt và được bỏ qua khi cân nhắc ra quyết định.
  • Chi phí cơ hội: là lợi ích tiềm năng được bù đắp khi chọn một phương án thay thế khác. Chi phí cơ hội thường không được phản ánh trên sổ sách kế toán, nhưng nó lại là chi phí quan trọng được xem xét khi đưa ra quyết định.

CyberBook – Tối thiểu hóa chi phí trong kế toán quản trị

Phần mềm kế toán trực tuyến CyberBook là giải pháp hữu hiệu dành cho việc tối thiểu hóa chi phí trong kế toán quản trị. CyberBook đã và đang là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác kế toán doanh nghiệp, với các tính năng nổi bật:

  • Tính toán giá thành giúp kế toán tập hợp, theo dõi chi phí sản xuất theo từng đối tượng giá thành: sản phẩm, bộ phận, lệnh sản xuất,… Một cách nhanh chóng và chính xác.
  • Tính năng dự án công trình hỗ trợ doanh nghiệp tập hợp chi phí, tính giá thành, theo dõi doanh thu, lợi nhuận của từng việc, hợp đồng, công trình hay các loại sản phẩm khác nhau.
  • Thiết lập, xuất báo cáo tiện lợi, nhanh chóng

Trên đây là tổng hợp về các loại chi phí trong kế toán quản trị. Hy vọng qua bài viết này, CyberBook sẽ giúp quý bạn đọc cập nhật thêm những thông tin mới nhất về chi phí trong kế toán quản trị. Nếu quý bạn đọc cần hỗ trợ tư vấn về phần mềm kế toán, hãy liên hệ hotline 19002038 để biết thêm thông tin chi tiết.