Chi ngân sách nhà nước có đặc điểm gì

Ngân sách nhà nước là khái niệm không còn quá xa lạ đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng nêu được định nghĩa hay mục đích và vai trò của vấn đề này.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Vai trò của ngân sách Nhà nước.

Ngân sách nhà nước là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 14 – Điều 4 – Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, quy định về định nghĩa của ngân sách nhà nước như sau:

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

– Các loại ngân sách Nhà nước:

+ Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách Nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sing từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách Nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

+ Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách Nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

Đặc điểm của ngân sách Nhà nước

– Ngân sách Nhà nước không phải là một bản kế hoạch tài chính thuần túy mà còn là một đạo luật. Theo thống kê hiện nay, sau khi bản dự toán ngân sách Nhà nước đã được soạn thảo bởi cơ quan hành pháp thì nó sẽ được chuyển sang cho cơ quan lập pháp xem xét quyết định và ban bố dưới hình thức một đạo luật để thi hành.

– Ngân sách Nhà nước là một kế hoạch tài chính khổng lồ nhất cần được Quốc hội biểu quyết thông qua trước thi hành. Đặc điểm này cho ta thấy việc thiết lập ngân sách Nhà nước không chỉ vấn đề kỹ thuật nghiệp vụ mà còn là vấn đề tính kỹ thuật pháp lý.

– Ngân sách Nhà nước luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách. Do đó, cơ quan lập pháp ban hành ra ngân sách Nhà nước dựa trên sự xây dựng của Chính phủ.

– Ngân sách Nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người hưởng thụ các lợi ích đó là ai, thuộc thành phần kinh tế nào hay đẳng cấp nào trong xã hội.

Thứ nhất: Quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế

– Ngân sách Nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.

– Thông qua hoạt dộng chi ngân sách, nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

– Nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách Nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh.

Thứ hai: Huy động các nguồn tài chính của ngân sách Nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

– Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lý nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.

– Cần phải xác định mức huy động vào ngân sách Nhà nước một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế.

Thứ ba: Đối với kinh tế

– Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo sự định hướng phát triển kinh tế – xã hội thông qua xác công cụ thuế và thuế suất của nhà nước sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp.

– Ngoài ra Nhà nước còn dùng ngân sách Nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

Thứ tư: Đối với thị trường

– Nhà nước sẽ sử dụng ngân sách Nhà nước như một công cụ để góp phần bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát.

– Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan tọng những mặt hàng mang tính chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu, dự trữ quốc gia.

– Thị trường vốn sức lao động thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của Chính phủ. Kiềm chế lạm phát cùng với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ thích hợp Ngân sách Nhà nước góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của Chính phủ.

Thứ năm: Đối với xã hội

– Vai trò điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.

– Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số chính sách làm, chống mù chữ và hỗ trợ đồng bào bão lụt.

Như vậy, vai trò của ngân sách nhà nước đã được chúng tôi trình bày chi tiết tại mục cuối cùng của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số đặc điểm của ngân sách nhà nước. Chúng tôi mong rằng những nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Thứ nhất,gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ.

Chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo các hoạt động của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, nhưng nguồn thu ngân sách nhà nước có được trong từng năm, từng thời kỳ lại có hạn, điều này làm hạn chế phạm vi hoạt động của Nhà nước, buộc Nhà nước phải lựa chọn để xác định rõ phạm vi chi ngân sách nhà nước. Nói cách khác, Nhà nước không thể bao cấp tràn lan qua ngân sách nhà nước, mà phải tập trung nguồn tài chính vào phạm vi đã hoạch định để giải quyết các vấn đề lớn của đất nước.

Thứ hai, gắn với quyền lực của Nhà nước.

Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định qui mô, nội dung, cơ cấu chi ngân sách nhà nước và phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các mục tiêu quan trọng nhất. Chính phủ là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ quản lý, điều hành các khoản chi ngân sách nhà nước.

Thứ ba,đánh giá hiệu quả phải xem xét trên tầm vĩ mô

Hiệu quả chi ngân sách nhà nước khác với hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp, nó dược xem xét trên tầm vĩ mô và là hiệu quả kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… dựa vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… mà các khoản chi ngân sách nhà nước đảm nhận.

Thứ tư, chi ngân sách nhà nước là những khoản chi không hoàn trả trực tiếp.

Các khoản cấp phát từ ngân sách nhà nước cho các cấp, các ngành, cho các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ người nghèo… không phải trả giá hoặc hoàn lại cho Nhà nước. Đặc điểm này giúp phân biệt các khoản chi ngân sách nhà nước với các khoản tín dụng. Tuy vậy, ngân sách nhà nước cũng có những khoản chi cho việc thực hiện các chương trình mục tiêu, mà thực chất là cho vay ưu đãi có hoàn trả gốc và lãi với lãi suất thấp hoặc không có lãi (chẳng hạn các khoản cho ngân sách nhà nước để giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo…).

Thứ năm, chi ngân sách nhà nước là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ và nó gắn liền với sự vận động của các phạm trù giá trị khác, như: giá cả, tiền lương, tỷ giá hối đoái…

Video liên quan

Chủ đề