Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, cộng đồng xã hội

Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức được Bác Hồ vô cùng coi trọng lúc sinh thời. Phẩm chất này không chỉ thể hiện trong quá trình cách mạng mà còn được thể hiện rõ nét trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống ngày nay. Vậy, chí công vô tư là gì? Bài viết dưới đây là đưa ra ví dụ về chí công vô tư nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn phẩm chất đạo đức này.

Chí công vô tư là gì?

Chí công vô tư vừa là một bộ phận hình thành đạo đức cách mạng, vừa là phẩm chất cần có ở một người trong tất cả các hoạt động thực tiễn. Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư đối với người, với việc, hay nói cách khác là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.

Như vậy, có thể hiểu chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân.

Ngoài ra, đây cũng là một trong các phẩm chất đạo đức cần có của một người cán bộ, đảng viên. Trong đạo đức cách mạng, chí công vô tư là luôn vì mọi người, luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên hàng đầu; khi khó khăn thì đi trước, hưởng thụ sau; không tham tiền tài, địa vị, danh vọng, chỉ có một mục đích cao nhất là làm sao để cuộc sống của nhân dân no đủ, hạnh phúc, đất nước phồn vinh.

Biểu hiện của chí công vô tư

Để đưa ra ví dụ về chí công vô tư, chúng ta chỉ ra được các biểu hiện của nó. Chí công vô tư có biểu hiện vô cùng đa dạng, phong phú và ở hầu hết các thành phần xã hội.

Đối với học sinh, sinh viên, chí công vô tư được thể hiện như sau:

Không thiên vị, che giấu những hành vi sai trái của bạn bè;

Kiên quyết xử phạt những hành vi sai trái vi phạm nội quy, báo cáo với thầy cô giáo để đưa phương án xử lý đúng đắn.

Không im lặng, thờ ơ trước những hành vi sai trái, chưa đúng.

Ủng hộ ý kiến đúng đắn góp phần xây dựng kỷ luật và phát triển phong trào của trường, lớp.

Đối với cán bộ, đảng viên, chí công vô tư được biểu hiện thông qua một số mặt sau:

Luôn mẫu mực, công bằng, công tâm, không thiên vị, không vụ lợi;

Đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân lên hàng đầu;

Ủng hộ các các quan điểm, hành vi đúng đắn và phản đối, đấu tranh phòng chống tham nhũng, quan liêu, chuyên quyền, độc đoán và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra các ví dụ chí công vô tư giúp bạn đọc hiểu rõ hơn phẩm chất đạo đức này.

Ví dụ chí công vô tư

Trong cuộc sống, ta dễ dàng nhận thấy các hành vi có biểu hiện của chí công vô tư, chẳng hạn:

Trong học tập:

Ví dụ: Hoa và Huyền là bạn học cùng lớp 10A2. Được sự tín nhiệm của các thành viên trong lớp, Hoa được bầu là lớp trưởng. Hoa là học sinh giỏi của lớp, luôn tuân thủ chặt chẽ nội quy của lớp và trường. Ngược lại, Huyền lại thường xuyên đi học muộn. Tuy nhiên, Hoa không lợi dụng quyền hạn của mình để bao che cho Huyền. Khi Huyền mắc lỗi, Hoa sẵn sàng phê bình bạn trước lớp. Việc làm đó, không chỉ là biểu hiện của chí công vô tư mà còn góp phần cho Huyền rút kinh nghiệm và đạt kết quả cao trong học tập.

Trong cuộc sống:

Ví dụ: Ông Hùng là cán bộ tư pháp hộ tịch xã A. Khi người thân đến thực hiện các thủ như khai sinh, đăng ký kết hôn, vẫn phải thực hiện đúng quy định của pháp luật mà không có bất kỳ sự ưu tiên nào. Đây là một biểu hiện cơ bản về phẩm chất chí công vô tư của cán bộ, công chức.

Ý nghĩa của chí công vô tư

Như đã tìm hiểu, người chí công vô từ thường đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu. Nhờ vậy, chí công vô tư là phẩm chất quan trọng đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Mỗi người đều xem trọng lợi ích tập thể là nền tảng cơ bản để giúp cho tập thể phát triển bền vững. Từ đó, góp phần xây dựng một đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

Ý nghĩa của chí công vô tư không chỉ thể hiện ở lợi ích tập thể, mà còn góp phần rất lớn đối với quá trình học tập, làm việc và rèn luyện của mỗi người. Trước hết, rèn luyện chí công vô tư góp phần vào quá trình tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện phẩm chất. Từ đó, phẩm chất chỉ công vô tư là điều kiện tiên quyết để tạo lòng tin đối với mọi người xung quanh. Những người có phẩm chất này nhận được sự tin cậy, kính trọng, có uy tín cao trong tập thể và cộng đồng.

Với ý nghĩa đó, đòi hỏi mỗi người cần có ý thức tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tính chí công vô tư. Trong quá trình học tập, làm việc, chúng ta cần ủng hộ người có phẩm chất chí công vô tư. Đồng thời phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc.

Như vậy, qua bài viết ví dụ về chí công vô tư ta thấy đây là một phẩm chất đạo đức đặc biệt quan trọng trong cuộc sống và sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Chính vì vậy chúng ta cần rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.

Video liên quan

Chủ đề