Cấu trúc xin lỗi vì điều gì đó năm 2024

Ở một số quốc gia sử dụng tiếng Anh, lời xin lỗi được coi là một phần quan trọng của văn hóa giao tiếp. Đôi khi chúng ta có thể gặp phải những tình huống không mong muốn, như làm hỏng món quà của bạn bè nước ngoài, đến trễ cuộc hẹn hay gây ra những điều hiểu lầm không mong muốn. Ngay lúc đó, việc nói ra lời xin lỗi bằng tiếng Anh sẽ giúp bạn giữ vững niềm tin và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác, đồng nghiệp, bạn bè nước ngoài.

Một số mẫu câu xin lỗi thông dụng nhất

Chắc hẳn bạn đã từng đối mặt với tình huống cần phải nói lời xin lỗi với người nước ngoài nhưng không biết phải nói gì để đáp ứng các tiêu chuẩn được đề ra. Hiểu được điều đó, Hey English sẽ chia sẻ với bạn những mẫu câu xin lỗi bằng tiếng Anh thông dụng giúp bạn tránh những sai lầm phổ biến và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh:

Luyện nói tiếng Anh với những mẫu câu xin lỗi đơn giản

Cấu trúc xin lỗi vì điều gì đó năm 2024

  1. Sorry. (Xin lỗi nhé.)
  2. I’m sorry. (Tôi xin lỗi.)
  3. I’m so sorry! (Tôi rất xin lỗi.)
  4. Sorry for your loss. (Tôi rất lấy làm tiếc về sự mất mát của bạn.)
  5. Sorry to hear that. (Tôi rất tiếc khi nghe/ biết điều đó.)
  6. I apologise. (Tôi xin lỗi.)
  7. Please forgive me. (Làm ơn hãy tha thứ cho tôi.)
  8. Sorry, I didn’t mean to do that. (Xin lỗi, tôi không cố ý làm vậy.)
  9. Excuse me. (Xin lỗi (khi bạn làm phiền ai đó))
  10. Pardon me. (Xin lỗi (khi bạn muốn ngắt lời ai đó))
  11. Terribly sorry. (Vô cùng xin lỗi.)
  12. I have to say sorry you. (Tôi phải xin lỗi bạn.)
  13. That’s my fault. (Đó là lỗi của tôi.)
  14. I don’t mean to. (Tôi không cố ý.)
  15. I feel that I should be responsible for that matter. (Tôi cảm thấy có lỗi về việc đó.)
  16. I don’t mean to make you displeased. (Tôi không cố ý làm bạn phật lòng.)
  17. Sorry to bother you. (Xin lỗi đã làm phiền bạn.)
  18. I owe you an apology. (Tôi nợ bạn một lời xin lỗi (dùng khi bạn đã mắc sai lầm khá lâu rồi))
  19. I cannot express how sorry I am. (Tôi không thể diễn tả được mình cảm thấy hối hận như thế nào.)
  20. I hope you will excuse me. (Tôi hy vọng cậu sẽ bỏ qua cho tôi.)

Những mẫu câu tiếng Anh đáp lại lời xin lỗi thông dụng

  1. Never mind. (Đừng bận tâm.)
  2. It’s not your fault. (Đó không phải lỗi của bạn.)
  3. I quite understand. (Tôi hoàn toàn hiểu mà.)
    Cấu trúc xin lỗi vì điều gì đó năm 2024

Những đoạn hội thoại áp dụng các câu xin lỗi thông dụng bằng tiếng Anh

Hội thoại 1

  • John: Oh, so sorry. Did I step on your toe? (Tôi rất xin lỗi. Tôi giẫm lên chân của cô à?)
  • Elsa: It’s Ok. (Không sao.)
  • John: Are you sure you’re Ok? (Cô có chắc là không sao chứ?)
  • Elsa: Yes, It’s fine. (Vâng, tôi không sao.)

Hội thoại 2

  • Elsa: I am sorry I was out when you called on me the other day. (Tôi xin lỗi vì không có nhà khi anh ghé thăm tôi hôm đó.)
  • John: It’s okay. (Không sao.)
  • Elsa: I hope you will excuse me. (Tôi hy vọng anh sẽ tha lỗi cho tô.i)
  • John: Elsa. It’s not your fault. (Elsa, đó không phải lỗi của cô.)
  • Elsa: I do beg your pardon. (Tôi thật sự xin anh tha lỗi.)
    Cấu trúc xin lỗi vì điều gì đó năm 2024

Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, vì vậy, việc biết cách xin lỗi bằng tiếng Anh là điều cực kỳ cần thiết đối với những ai đã và đang tham gia vào môi trường quốc tế. Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những mẫu câu xin lỗi bằng tiếng Anh thông dụng và đơn giản được sử dụng cho nhiều tình huống khác nhau. Hãy ghi chép và luyện nói tiếng Anh thường xuyên để có thể dễ dàng áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày bạn nhé!

Để sẵn sàng sử dụng tiếng Anh mọi lúc mọi nơi, hãy bắt đầu bằng cách luyện giao tiếp tiếng Anh ngay hôm nay tại ứng dụng luyện giao tiếp tiếng Anh Hey English!

Khi nhắc đến xin lỗi, hầu hết chúng ta đều sử dụng từ “sorry”. Tuy nhiên cách thể hiện trang trọng, lịch sự hơn sẽ dùng Apologize

Cấu trúc xin lỗi vì điều gì đó năm 2024

1/ Cấu trúc Apologize là gì?

Apologize (/əˈpɒlədʒaɪz/): là sự nhận lỗi, nhận sai một cách trang trọng, dù người nhận lỗi có chân thành hay không. Ý nghĩa của cấu trúc Apologize trong tiếng Anh là xin lỗi một ai đó vì việc gì.

Tuy mang ý nghĩa khá giống với ý cấu trúc Sorry, Apologize có cấu trúc và cách sử dụng hoàn toàn khác với Sorry. Apologize thường được dùng trong văn cảnh trang trọng hay các văn bản chính thức, còn Sorry thường được dùng trong những cuộc hội thoại thường ngày và khi muốn biểu đạt cảm xúc.

Ví dụ:

  • I apologize for my employee’s behavior and I will take measures to discipline him. (Tôi xin tạ lỗi vì hành vi của nhân viên công ty tôi, và sẽ tiến hành kỷ luật cậu ấy)
  • I’m sorry, sweetie, we can’t take you to the park today. (Mẹ xin lỗi, con yêu, hôm nay nhà mình không đi chơi công viên được rồi)

2/ Cấu trúc Apologize trong tiếng Anh

Khi một người mắc lỗi, hoặc muốn làm phiền ai đó và muốn thể hiện sự lịch sự, họ thường dùng cấu trúc Apologize. Apologize được dùng một cách phổ biến để thể hiện sự biết lỗi đối với người khác vì đã làm ảnh hưởng xấu đến họ.

Công thức chung:

S + Apologize (chia đúng thì) + to somebody for something

Ví dụ:

  • We apologized for breaking the vase 2 days ago. (Chúng tôi xin lỗi vì làm vỡ chiếc bình hai hôm trước).

3/ Cách sử dụng cấu trúc Apologize

Cấu trúc Apologize thường được dùng trong tiếng Anh giao tiếp trang trọng (formal) và tiếng Anh văn viết học thuật. Apologize có 2 cách dùng chính, kết hợp với giới từ “to” và “for”:

“Apologize to” sử dụng để gửi lời xin lỗi tới ai đó. “Apologize for” dùng để xin lỗi về sự việc gì đó.

3.1/ Apologize for:

Dùng với V-ing: Cấu trúc này mang nghĩa xin lỗi về hành động của người nói/viết, có công thức là:

Apologize + for + V-ing

Ví dụ:

  • Haley should apologize for ruining Tom’s toy. (Haley nên xin lỗi vì làm hỏng đồ chơi của Tom)
  • They apologized for forgetting my graduation anniversary. (Họ xin lỗi vì đã quên mất ngày lễ tốt nghiệp của tôi)
  • I deeply apologize for hurting your son. (Tôi chân thành xin lỗi vì đã làm tổn thương con trai của bạn)

Dùng với Noun: Cấu trúc này mang nghĩa xin lỗi về một sự việc gì đó, có công thức là:

Apologize + for + Noun

Ví dụ:

  • She never apologizes for her mistakes. (Cô ấy chả bao giờ chịu nhận lỗi sai của mình)
  • You need to apologize for your disrespect towards the teacher. (Cậu nên xin lỗi vì đã không tôn trọng giáo viên)
  • Although everyone knew he hurt the cat, he didn’t apologize for its injuries. (Dù mọi người đều biết anh ấy đánh con mèo, anh ấy đã không hề xin lỗi về những vết thương của nó)

3.2/ Apologize to

Cấu trúc “Apologize to” sử dụng để gửi lời xin lỗi tới ai đó:

Công thức:

Apologize + to + person/noun

Ví dụ:

  • Don’t apologize to me, apologize to him. (Đừng xin lỗi tôi, đi xin lỗi anh ấy đi.)
  • Humans really should apologize to Mother Nature. (Con người thực sự nên xin lỗi Mẹ Thiên Nhiên.)

4/ Cấu trúc Apologize và Sorry khác nhau như thế nào?

Như phần mở đầu đã nói, cả hai từ đều mang ý nghĩa xin lỗi. Tuy nhiên với các trường hợp cụ thể sẽ sử dụng cấu trúc apologize và cấu trúc sorry khác nhau. Điểm khác nhau cơ bản về 2 cấu trúc này chính là apologize là động từ và sorry là tính từ. Cụ thể, hãy xem những định nghĩa và ví dụ dưới đây về hai cấu trúc này nhé.

Cấu trúc Apologize: Cấu trúc này thường được đặt trong các ngữ cảnh trang trọng, hoặc các văn bản chính thức. Một cách phân biệt nữa với cấu trúc Sorry là việc sử dụng Apologize đơn giản chỉ là nhận lỗi sai mà có thể không thể hiện sự chân thành, ăn năn hối lỗi.

Ví dụ:

  • The author apologized for not publishing the book on time. (Nhà văn đã xin lỗi vì không xuất bản cuốn sách đúng hạn)

Cấu trúc Sorry: Cấu trúc này thường được dùng trong các ngữ cảnh giao tiếp thông thường. Trái với Apologize, sự chân thành và hối lỗi được biểu đạt khá rõ ràng trong cấu trúc này. Cả người nói và người nghe đều hiểu rằng có một mức độ cảm xúc nhất định khi cấu trúc Sorry được sử dụng.

Ví dụ:

  • I’m deeply sorry, I didn’t publish the book on time. (Tôi thành thực xin lỗi vì đã không xuất bản cuốn sách đúng hạn)

Thêm vào đó, cấu trúc Sorry trong ngữ cảnh nhất định sẽ biểu đạt sự đồng cảm hoặc sự chán nản, thất vọng. Trong một đám tang (đám hiếu), người ta thường nói “I am very sorry for your loss” mang nghĩa chia buồn với nỗi đau, mất mát của nhà người có tang. Trong các hoàn cảnh trên, cấu trúc Apologize sẽ không được sử dụng.

Ví dụ:

  • I’m sorry to hear about your break up. (Tôi rất lấy làm tiếc khi nghe tin bạn chia tay)

KẾT LUẬN

Bài viết trên đây PMP English đã cung cấp cho bạn về kiến thức “Cấu trúc Apologize và Sorry khác nhau như thế nào”. Đây là kiến thức rất hay được sử dụng nhiều trong giao tiếp. Hãy ghi chú lại để có thể áp dụng trong những trường hợp cần thiết nhé!!