Cấu tạo ngoài của lá gồm những bộ phận nào năm 2024

Lá hay lá cây (tiếng Anh: Leaf) là một cơ quan của thực vật có mạch và là phần phụ thuộc ở bên chính của thân cây. Lá và thân cây hợp lại tạo nên chồi cây. Foliage là một danh từ không đếm được đề cập chung đến lá.

Cấu tạo của Lá

Lá cây lá rộng hoàn chỉnh cấu tạo bao gồm cuống lá, gân lá, phiến lá. Trên lá chứa nhiều tế bào mô dậu, lỗ khí và nhiều lục lạp. Trên 1 cm² diện tích mặt lá có khoảng 30.000 lỗ khí thực hiện các chức năng sinh dưỡng chính của cây.

Cuống lá

Cuống lá là phần gắn liền giữ phiến lá và thân cành, cuống lá có chức năng nâng đỡ phiến lá và dẫn truyền chất dinh dưỡng giữa thân cây và phiến lá. Cuống lá có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy vào điều kiện. Đôi khi cuống lá còn đóng vai trò quang hợp (xem thêm cuống dạng lá).

Gân lá

Gân lá có cấu tạo hệ gân nhiều gân gốc

Là bộ phận đóng vai trò xương sống cho phiến lá, nâng đỡ phiến lá và dẫn truyền chất dinh dưỡng. Người ta thường phân gân lá thành các cấp khác nhau (cấp 1, 2, 3) tùy thuộc vào vị trí so với cuống lá. Gân lá có cấu tạo giống như là cuống lá.

Cấu tạo ngoài của lá gồm những bộ phận nào năm 2024

Gân lá có các dạng hình phân bố khác nhau:

Song song: Ví dụ: lá tre, trúc, lúa, ngô, rẻ quạt, trường sinh.

Lông chim: Đa số có ở các loài thực vật bậc cao.

Vấn hợp: Ví dụ: lá ổi, lá các loài trâm.

Gân hình mạng: lá gai, lá mai.

Gân hình cung; lá rau muống, lá địa liền

Phiến lá

Dạng bản dẹt, có màu lục, là phần rộng nhất của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng. Phiến lá có 2 mặt, mặt trên gọi là bụng, mặt dưới gọi là lưng. Lá thường có màu xanh lục nhờ vào chất diệp lục, đôi khi lá có màu sắc khác do diệp lục bị che khuất bởi sắc tố khác. Mép phiến lá là một đặc điểm để phân biệt các loại lá:

+ Có loại lá mép nguyên như lá bàng

+ Có loại lá mép răng cưa nhọn như lá cây hoa hồng

+ Có loại lá xẻ không quá 1/4 phiến lá

+ Có loại lá chẻ, vết chẻ bằng 1/4 phiến lá

+ Có loại lá khía, vết khía quá 1/4 phiến lá hoặc sát gân lá chính

Vai trò của lá?

Lá cây có vai trò quan trọng trong đời sống sinh lý của cây. Lá cây là cơ quan chủ yếu biến năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học (với đa số loài thực vật bậc cao). Trong quan hệ tương tác với các loài sinh vật khác, lá cây là điểm đầu của các chuỗi thức ăn (là thức ăn chủ yếu của đa số các loài sinh vật tiêu thụ bậc 1). Lá cây có vai trò chủ đạo trong đời sống của các sinh giới.

Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.

* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.

Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.

* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.

Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.

* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.

Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào biểu bì trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá. Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dày có chức năng bảo vệ cho các phần bên trong của phiến lá. Lớp tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều lỗ khí.

  1. Lý thuyết Sinh học 6 bài 20

Cấu tạo ngoài của lá gồm những bộ phận nào năm 2024

Hình 1: Sơ đồ cắt ngang phiến lá

Cấu tạo của phiến lá gồm 3 phần: biểu bì, thân lá và thịt lá.

1. Biểu bì

Cấu tạo ngoài của lá gồm những bộ phận nào năm 2024

Hình 2: Lớp tế bào biểu bì đã được bóc ra

1-Biểu bì mật trên 2-Biểu bì mặt dưới

Cấu tạo ngoài của lá gồm những bộ phận nào năm 2024

Hình 3: Trạng thái của lỗ khí

  • Biểu bì có tác dụng bảo vệ: tế bào phải xếp sát nhau.
  • Lỗ khí đóng mở giúp thoát hơi nước.
  • Lỗ khí tập trung ở mặt dưới của phiến lá.
  • Lỗ khí thông với khoang chứa không khí ở bên trong của phiến lá.

2. Thịt lá

Cấu tạo ngoài của lá gồm những bộ phận nào năm 2024

Hình 4: Sơ đồ cấu tạo một phiến lá có độ phóng đại lớn

  • Cấu tạo của thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng có lục lạp ở bên trong.
  • Cấu tạo của thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng có lục lạp ở bên trong.
  • Thịt lá có vai trò thu nhận ánh sáng để tạo chất hữu cơ cho cây. Khi có đủ ánh sáng lục lạp hình thành.

Đặc điểm so sánh

TB biểu bì mặt trên

TB biểu bì mặt dưới

Hình dạng

Dài bầu dục

Dẹp, ngắn

Cách sắp xếp

Xếp xít nhau

thưa

Số lượng lục lạp

Nhiều

ít

Chức năng

Chế tạo chất hữu cơ

Chứa và trao đổi khí

Bảng 1. Bảng so sánh đặc điểm của tế bào biểu bì mặt trên và mặt dưới

3. Gân lá

Cấu tạo ngoài của lá gồm những bộ phận nào năm 2024

Hình 5: Gân lá

Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm phần mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất.

4. Tổng kết

Cấu tạo ngoài của lá gồm những bộ phận nào năm 2024

Hình 6: Sơ đồ tư duy bài Cấu tạo trong của phiến lá

  1. Bài tập sinh học 6 và hướng dẫn giải

Bài 1: Hãy nối mỗi bộ phận của phiến lá ở cột A với mỗi chức năng ở cột B sao cho phù hợp:

CỘT A

Các bộ phận

CỘT B

Chức năng

1. Lỗ khí gồm 2 tế bào hình hạt đậu, có khả năng đóng mở

  1. có chức năng bảo vệ phiến lá

2. Biểu bì gồm các tế bào không màu, trong suốt

  1. có chức năng chế tạo chất hữu cơ

3.Thịt lá gồm các tế bào chứa lục lạp

  1. có chức năng vận chuyển các chất nuôi cây

4. Gân lá gồm các bó mạch

  1. Giúp lá trao đổi khí và hơi nước

Hướng dẫn:

1 – D; 2 – A; 3 – B; 3 – C

Bài 2: Cho các từ: vận chuyển, bảo vệ, biểu bì, đóng mở, lỗ khí, lục lạp

Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ…… trong những câu sau:

(1) Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào …………trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá.

(2) Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dày có chức năng………… cho các phần bên trong của phiến lá.

(3) Lớp tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều…………………

(4) Hoạt động…………………của nó giúp cho lá trao đổi khí và cho hơi nước thoát ra ngoài.

(5) Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều ……………………có chức năng thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ.

(6) Gân lá có chức năng …………………………..các chất cho phiến lá

Hướng dẫn:

(1) Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào biểu bì trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá.

(2) Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dày có chức năng bảo vệ cho các phần bên trong của phiến lá.

(3) Lớp tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều lỗ khí.

(4) Hoạt động đóng, mở của nó giúp cho lá trao đổi khí và cho hơi nước thoát ra ngoài.

(5) Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều lục lạp có chức năng thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ.

(6) Gân lá có chức năng vận chuyển các chất cho phiến lá

A. Tóm tắt lý thuyết:

Phiến lá cấu tạo bởi: Lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá.

Trên biểu bì (chủ yếu ở mặt dưới lá) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước. Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm 2 lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 67 Sinh Học lớp 6:

Bài 1: (trang 67 SGK Sinh 6)

Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Cấu tạo trong của phiến lá gồm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.

* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá. Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.

* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau. Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.

* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.

Bài 2: (trang 67 SGK Sinh 6)

Cấu tạo của phần thịt lá có những đặc điểm gì giúp nó thực hiện được chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm một số lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây.

Bài 3: (trang 67 SGK Sinh 6)

Lỗ khí có chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Lỗ khí có chức năng giúp lá trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài.

Đặc điểm phù hợp với chức năng đó là: Lỗ khí nằm trên biểu bì và thường tập trung ở mặt dưới (mặt trên hầu như không có hoặc có rất ít). Lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá, nên thuận tiện cho việc trao đổi khí và thoát hơi nước.

Bài 4: (trang 67 SGK Sinh 6)

Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Phần lớn các loại cây đều có lá 2 mặt (trên và dưới) phân biệt nhau rõ ràng. Mặt trên có màu xanh sẫm hơn mặt dưới là vì các tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm thích nghi để thực hiện quá trình quang hợp có hiệu quả hơn khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt trên của lá nhiều hơn.

Bài 5: (trang 67 SGK Sinh 6)

Hãy tìm ví dụ về vài loại lá có hai mặt lá màu không khác nhau, cách mọc của những lá đó có gì khác với cách mọc của đa số các loại lá?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 5:

Một số loại lá có màu ở 2 mặt không khác nhau: lá lúa, lá ngô, lá mía... Sở dĩ như vậy là vì những loại lá này mọc gần như thẳng đứng, cả 2 mặt lá đều nhận được ánh sáng mặt trời như nhau, nên lục lạp phân bố ở 2 mặt lá cũng như nhau.