Cảnh vật ở phủ Thiên Trường được miêu tả như thế nào Qua đó, em thấy được điều gì ở tác giả

Soạn bài: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (soạn 2 cách)

Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?

Soạn cách 1

- Qua những lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng của tác giả, khung cảnh làng quê hiện lên trong buổi chiều thật thanh bình, giản dị và gần gũi. Những cảnh vật xuất hiện trong các câu thơ, đều hướng về làm nổi bật khung cảnh làng quê Bắc Bộ. Buổi chiều quê, thật nên thơ, thật đẹp và bình dị. Hình ảnh đàn cò trắng, mục đồng, và tiếng sáo,… gợi ra cho chúng ta một cảm nhận của sự thanh bình, và ấm no, mọi thứ đều được sống theo đúng cuộc sống vốn có của nó.

- Từ sự cảm nhận tính tế và sâu sắc của tác giả về cảnh tượng buổi chiều cho thấy: tác giả đã thực sự hòa mình với thiên nhiên, với con người và cảnh vật. Tâm trạng nhẹ nhõm và hưởng trọn thái bình với thiên nhiên với con người. Những điều đó, cho ta thấy rằng, tình cảm sâu đậm, luôn mang trong mình bóng hình quê hương của tác giả, cũng như tình yêu quê hương, Đất nước của tác giả.

Soạn cách 2

Cảnh tượng buổi chiều được tác giả toát lên vẻ yên bình và với sự xuất hiện của con người làm cho cảnh vật không đìu hiu đượm buồn. Qua đó có thể thấy tác giả là người gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.

Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

THPT Sóc Trăng Send an email
0 8 phút
Cảnh vật ở phủ Thiên Trường được miêu tả như thế nào Qua đó, em thấy được điều gì ở tác giả

Cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. Ở đây vẫn ánh lên sự sống con người trong sự hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ, chứng tỏ tác giả là con người tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.

Nội dung

  • 1 SoạnBuổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra – Ngữ văn 7 tập 1
    • 1.1 Đọc – hiểu văn bản
    • 1.2 Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra phần Luyện tập
  • 2 Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra ngắn nhất
  • 3 Kiến thức cần ghi nhớ

Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên trường vãn vọng) (Chi tiết)

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 76 SGKNgữ Văn 7 Tập 1)

Về thế thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ nào đã học? Hãy nêu một số đặc điểm của thế thơ đó và chỉ rõ những đặc điểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông racũng như bài Sông núi nước Nam đều làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Số câu: 4

- Số chữ trong mỗi câu: 7

- Hiệp vần: chữ cuối câu 1,2,4 (yên - biên - điền)

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 77SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Cụm từ “nửa như có, nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai.

Lời giải chi tiết:

Cụm từ "nửa như có nửa như không”có nghĩa là phong cảnh mờ ảo; vừa như có lại như không; vừa thực lại vừa hư. Quang cảnh trong câu thơ thứ hai hiện lên trong không khí êm đềm, tĩnh lặng. Mọi vật như chìm dần vào sương khói, tạo nên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo của câu thơ.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 77SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết nào?

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào lúc chiều về, sắp tối, gồm những chi tiết sau:

- Ánh sáng, màu sắc: mờ mờ như khói phủ.

- Âm thanh, tiếng sáo thổi dắt trâu về.

- Cảnh vật: đàn trâu đi, từng đôi cò trắng bay dưới cánh đồng.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 77SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?

Lời giải chi tiết:

- Cảm nhận về cảnh: Cảnh giản đơn đạm bạc, quê mùa, bình dị.

- Tâm trạng của tác giả: Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.

Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 77SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nhận xét gì thêm về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?

Lời giải chi tiết:

Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.

Luyện tập

Từ việc đọc - hiểu hai câu thơ cuối, bằng trí tưởng tượng, viết một đoạn văn khoảng năm, sáu dòng để tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống. (Gợi ý: Xem tranh minh hoạ)

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn tham khảo 1:

Con đường dài hẹp đằng xa kia đang khuất đi những bóng đen, đó là đàn trâu với những cậu mục đồng thổi sáo. Tiếng sáo vi vu vang khắp cánh đồng. Đồng xanh bát ngát nay vàng tối dưới ánh tà dương, nổi sắc lên đàn cò trắng nhẹ nhàng lướt qua những cọng lúa non và đáp cánh. Cảnh vật như du dương đưa ta vào một trời ảo ảnh.

Đoạn văn tham khảo 2:

Bóng chiều dần buông xuống, mặt trời khuất dần sau ngọn núi. Những cánh cò tìm về chốn bình yên sau một ngày kiếm ăn vất vả. Những cơn gió thoảng qua xua dần không khí nóng bức, để lại cảm giác êm dịu và mát mẻ ngày hè. Đàn trâu thong dong bước về chuồng trên con đường làng quen thuộc, nhè nhẹ ve vẩy chiếc đuôi. Những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, tay cầm sáo thổi vang. Cảnh làng quê thật yên bình và gần gũi biết bao.

Bố cục

Bố cục: 2 đoạn

-Phần 1(Hai câu đầu): Gợi tả cảnh làng quê trong ánh chiều tà mênh mang, yên ả.

- Phần 2 (Hai câu cuối): Bức tranh về cảnh đồng quê, dân dã, bình yên.

ND chính

Bài thơ được vua Trần Nhân Tông sáng tác trong dịp về thăm lại kinh đô Thiên Trường ở Nam Định. Bằng đôi nét chấm phá, nhà vua - nhà thơ, đã vẽ nên một bức tranh đẹp huyền ảo, thơ mộng, lãng mạn về miền quê thôn dã.

Loigiaihay.com

  • Cảnh vật ở phủ Thiên Trường được miêu tả như thế nào Qua đó, em thấy được điều gì ở tác giả

    Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh.

  • Cảnh vật ở phủ Thiên Trường được miêu tả như thế nào Qua đó, em thấy được điều gì ở tác giả

    Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.

  • Cảnh vật ở phủ Thiên Trường được miêu tả như thế nào Qua đó, em thấy được điều gì ở tác giả

    Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận. Câu 1. Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:

  • Cảnh vật ở phủ Thiên Trường được miêu tả như thế nào Qua đó, em thấy được điều gì ở tác giả

    Soạn bài Câu đặc biệt (Chi tiết)

    Soạn bài Câu đặc biệt trang 27 SGK Ngữ văn 7 tập 2. Câu 3. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương em trong đó có một vài câu đặc biệt.

Soạn bài Buối chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra Thiên Trường vãn vọng

1.Về thể thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ nào đã học? Hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ đó và chỉ rõ những đặc điểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào.

2.Cụm từ nửa như có nửa như không (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai này.

3.Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết gì? (về ánh sáng, âm thanh, màu sắc và cảnh vật)

4.Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?

5*.Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có thêm suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nói gì nữa về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?

Lời giải:
I. Tác giả, tác phẩm
(*) Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông, là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái, đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi vẻ vang. Ông theo đạo Phật. Năm 1299, ông về tu ở chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) và trở thành vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.
Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra được sáng tác trong dịp về thăm quê cũ ở Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay).
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 trang 76 - SGK Ngữ văn 7 tập 1: Về thể thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ nào đã học? Hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ đó và chỉ rõ những đặc điểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào.
– Thể loại bài thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
- Số dòng: 4 dòng.
– Số tiếng: 7 tiếng ở mỗi dòng thơ.
– Hiệp vần: 1 – 2 – 4: yên – biên – điền.
=> Thể loại của bài thơ giống bài “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt.

Câu 2 trang 77 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Cụm từ nửa như có nửa như không (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai này.

Cụm từ “nửa như có nửa như không” miêu tả cảnh vật đã chập chờn vào lúc ngày sắp tàn. Quang cảnh trong câu thơ thứ hai hiện lên trong không khí êm đềm, tĩnh lặng. Mọi vật như chìm đần vào sương khói, cho nên, mới có đó mà không đó.

Câu 3 trang 77 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết gì? (về ánh sáng, âm thanh, màu sắc và cảnh vật)

Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào lúc chiều về, sắp tối, gồm những chi tiết sau:
– Ánh sáng, màu sắc: mờ mờ như khói phủ.
– Âm thanh, tiếng sáo thổi dắt trâu về.
– Cảnh vật: đàn trâu đi, từng đôi cò trắng bay dưới cánh đồng.

Câu 4 trang 77 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?

- Đây là cảnh chiều ở thôn quê được khắc họa rất đơn sơ nhưng thâu tóm được hồn quê, sắc quê, cảnh quê.
- Tác giả là vị vua nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã của mình.

Câu 5 trang 77 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có thêm suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nói gì nữa về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?

Ta thường nghĩ rằng vua chúa chỉ sống trong cung đình, ít tiếp xúc với vùng thôn dã, ruộng đồng. Vì thếvua thì làm gì mà có tình cảm, tâm hồn cao đẹp như thế. Thế nhưng, có một ông vua tâm hồn cao đẹp như Trần Nhân Tông, chứng tỏ thời đại đó, dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp, đúng như sử sách đã từng ca ngợi.
II. LUYỆN TẬP

Câu 1 trang 77 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Từ việc đọc – hiểu hai câu thơ cuối, bằng trí tưởng tượng, viết một đoạn văn khoảng năm, sáu dòng để tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống. (Gợi ý: xem tranh minh họa).

Mặt trời đã làm khuất sau lũy tre bồng bềnh trôi trong sương chiều. Bỗng văng vẳng trong tiếng khói tỏa ra tiếng sáo vi vu . Hiện lên một chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, tay cầm ống trúc ... Theo tiếng nhạc thần tiên, những chú trâu bụng kềnh càng no tròn chậm chạp đi mãi xa vào ngõ trúc. giữa cánh đồng trống không bỗng xuất hiện từng chấm trắng. Cả đàn cò cứ hai con một, lượn một vòng rồi đáp xuống đứng im lặng lẽ như các pho tượng nhỏ xú quét vôi trắng toát.
Giải các bài tập Bài 6 SGK Ngữ văn 7 Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) Từ Hán Việt (Tiếp theo) Đặc điểm của văn biểu cảm Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
Bài trước Bài sau

Cảm nhận về bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

[Văn mẫu 7] Tuyển tập văn mẫu biểu cảm, phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông.
Mục lục nội dung
  • 1. Bài văn biểu cảm hay nhất
  • 2. Hai bài văn đạt điểm cao
  • 2.1. Bài số 1
  • 2.2. Bài số 2

Đề bài:Phát biểu cảm nhận của em về bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.

***

Bài văn biểu cảm hay nhất vềbài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Trần Nhân Tông là vị vua, vị anh hùng nổi tiếng chính trực, nhân ái thương dân và cũng là nhà thơ tiêu biểu của thời Trần. Một trong những tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc của ông còn lưu lại đến thời nay đó là tác phẩm Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, hay còn gọi theo tiếng hán nôm là Thiên Trường vãn vọng. Bài thơ được sáng tác trong dịp vị vua anh minh vi hành về thăm quê cũ ở Thiên Trường.

Phiên âm:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên

Bán vô bán hữu tịch dương biên

Mục đồng địch lý ngưu quy tận

Bạch lộ song song phi hạ điền.

Dịch thơ:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Hai câu đầu tiên là cảnh thôn xóm bình dị dân dã, bức tranh làng quê khi chiều về. Hoàng hôn luôn luôn là thời điểm “tức cảnh sinh tình” của các thi nhân bởi cảnh sắc mờ ảo của thiên nhiên khi trời đất giao hòa từ ngày sang đêm và cũng là thời điểm bình yên nhất của con người khi đó là lúc mà con người kết thúc một ngày làm việc để quay về sum họp quây quần với gia đình. Ta có thể thấy tác giả đang đứng ở một nơi cao, có thể nhìn bao quát cảnh vật, khi phóng tầm nhìn ra xa để bao quát trọn cảnh đẹp chiều tà, đặc biệt là, đây là quê hương của ông, là nơi ông đặt nhiều tình cảm nhất, nơi chôn giấu tuổi thơ của một vị vua. Ở đây xuất hiện cảnh “khói lồng” là hình ảnh thân thuộc, gần gũi, bình dị và đặc trưng nhất của làng quê Việt Nam. Từ “man mác” thường được dùng để miêu tả về nỗi buồn từ tâm tư con người, nhưng trong hoàn cảnh này man mác được dùng để miêu tả về một buổi chiều thôn quê yên bình và có đôi phần ảm đạm. Qua đó ta thấy được tâm tư của một vị vua: tạm gác lại việc triều chính để hòa mình vào phút giây lắng đọng hiếm có, đáng quý của đời người. Thôn xóm đang dần nhạt nhòa trong sương khói và bóng chiều mập mờ dường như nửa có nửa không. Đó là một cảnh tĩnh rất đẹp, gợi nhiều xúc cảm.

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Mục đồng là hình ảnh đặc trưng tiêu biểu cho con người thôn quê Việt Nam. Trong rất nhiều tác phẩm dân gian như tranh vẽ, tranh thêu, đồ gốm,… ta đều thấy hình ảnh chú bé mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo. Điều đó cho thấy mối giao hòa giữa con người, động vật và thiên nhiên cùng với tinh thần sống luôn căng tràn của họ đặc biệt là những chú bé thôn quê luôn vui tươi, yêu đời. Thời điểm mà tác giả nhắc tới trong bài thơ là chiều tà, khi ấy mọi người đã kết thúc một ngày làm việc và các chú bé mục đồng cũng đã kết thúc một ngày chăn trâu của mình. Từng đàn cò trắng cũng như vậy. Cò trắng “từng đôi” liệng xuống đồng làm ta liên tưởng đến đời sống thường nhật của con người: họ cùng nhau về nhà nghỉ ngơi, sum họp sau một ngày làm việc mà không hề có sự cô đơn lạc lõng. Tất thảy những cảnh vật đó đã vẽ nên một bức tranh có âm thanh, có màu sắc gợi nên cảnh quê thanh bình, hài hòa nhưng cũng đầy sức sống.

Tóm lại, cảnh chiều ở thôn quê đã được tác giả phác họa rất đơn sơ nhưng đã gợi nên được hồn quê, tình quê sâu đậm. Đó là một làng quê thanh bình, trầm lắng nhưng đầy sức sống, tiêu biểu cho làng quê Việt. Qua đó ta cũng có thể thấy tâm tư của tác giả - một vị vua gần gũi với thiên nhiên, với nhân dân, gắn bó với làng quê. Người có một tấm lòng cao thượng, một nhân cách trong sáng. Đó chắc chắn và đã là một vị vua tốt, yêu dân, mang lại thái bình thịnh trị cho đất nước.

  • Có thể bạn quan tâm:Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Hai bài văn đạt điểm cao khi phân tích cảm nghĩ về bài thơBuổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Bài số 1:

Trần Nhân Tông (1258 – 1308) là vị hoàng đến thứ ba của triều Trần, ông nổi tiếng là một vị vua thương dân và yêu nước. Ông cũng là nhà chính trị, một nhà thơ của nền thi ca dân tộc.

Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” được sáng tác trong hoàn cảnh vua Trần Nhân Tông về phủ Thiên Trường nghỉ ngơi. Bài thơ được viết bằng chữ Hán thơ thể thất ngôn tứ tuyệt với từ ngữ gần gũi, giản dị nhưng đầy cảm xúc:

Thiên Trường vãn vọng

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô bán hữu tịch dương biên.

Mục đồng địch lí ngưu quy tận,

Bạch lộ song song phi hạ điền.

Dịch nghĩa:

Buổi chiều ở phủ Thiên Trường trông ra

Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ,

Cảnh vật bóng chiều chập chờn nửa như có nửa như không.

Mục đồng lùa trâu về nhà tiếng sáo véo von

Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng.

Bức tranh về một miền quê yên bình tả lại vào một chiều hoàng hôn khi Trần Nhân Tông đứng ở Phủ Thiên Trường nhìn ra (vãn vọng). Hình ảnh trước mặt là không gian rộng lớn với thôn nhỏ trước sau mờ ảo, như được phủ một lớp chả rõ khói hay sương. Hai câu thơ đầu tiên đã miêu tả rõ nét về sự mờ ảo này:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô bán hữu tịch dương biên.

Cảnh buổi của một buổi chiều tà, mờ ảo chả biết cho khói bếp chuẩn bị cho bữa tối hay là do sương sớm mà cảnh vật trở nên mờ mờ, ảo ảo. Cảnh vật của một thôn nhỏ hiện lên thấp thoáng, những màu sắc quen thuộc như ánh sáng vàng vọt của hoàng hôn, của cò trắng, của cánh đồng lúa xanh ngát, bạt ngàn,…của đàn trâu trên đường về sau một buổi kiếm ăn, của những chú bé mục đồng thỏi sáo véo von, thật là một hình ảnh thanh bình, sau một thời gian dài vua quân nhà Trần kiên cường chống giặc ngoại xâm.

Các hình ảnh giản dị, rất đỗi bình thường nhưng lại mang lại cho người đọc bao cảm xúc khác lạ. Tại sao lại thế, có lẽ quân và dân ta đã phải hi sinh rất nhiều, bỏ ra cả máu và nước mắt để chiến đấu bảo vệ đất nước, để mới có được cuộc sống thái bình, ấm no như vậy:

Mục đồng địch lí ngưu quy tận,

Bạch lộ song song phi hạ điền.

Hai hình ảnh “mục đồng” và “bạch lộ” (cò trắng) là hai hình ảnh điển hình của cảnh đồng quê buổi chiều tà. Vần thơ không chỉ có sức gợi hình và còn gợi cảm sâu sắc thể hiện cảm xúc lạ và một niềm vui lớn lao trong lòng nhà thơ. Hình ảnh đàn trâu sau một buổi đi kiếm ăn về, mấy chú bé mục đồng cưỡi trâu thổi sáo, cánh cò trắng hạ xuống cánh đồng, thật bình yên quá!

Dù mang trọng trách vô cùng lớn, là một vị quân chủ đứng đầu đất nước nhưng tâm hồn của Trân Nhân Tông vẫn hướng về dân chúng, không quên những thứ tưởng chừng như nhỏ bé nhất giản, giản dị nhất của đất nước. Cho thấy tình yêu quê hương yêu đất nước vô cùng của một vị vua anh minh.

Bài số 2:

Tác giả Trần Nhân Tông là một vị vua của nước ta, ông không chỉ là một nhà vua yêu nước, vì nước vì dân mà còn là một vị anh hùng để lại nhiều chiến công cho dân tộc ta. Tác phẩm “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” đã thể hiện được tinh thần yêu nước của Trần Nhân Tông.

Bằng thứ ngôn ngữ mộc mạc, giản dị tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, qua hình ảnh thiên nhiên đó, tác giả đã gửi gắm tình cảm yêu thương của mình với quê hương, đất nước. Với cương vị là một người đứng ở vị trí cao nhất, đứng đầu một đất nước, vua Trần Nhân Tông là một vị vua hết lòng vì đất nước và nhân dân. Ông luôn gắn bó gần gũi với cuộc sống của người nông dân khốn khó, trong các tác phẩm của ông, đã thể hiện tình yêu thương đó:

“Trước thôn, sau thôn, khí trời mờ nhạt như sương khói

Bóng chiều tà nửa không nửa có”

Địa danh Thiên Trường chính là quê gốc của vua Trần Nhân Tông (ngày nay thuộc tỉnh Nam Định). Bài thơ này chính là những câu thơ tác giả viết về chính quê hương của mình, nơi chôn rau cắt rốn, sinh ra và lớn lên của tác giả. Cảnh vật ở câu thơ hiện lên hình ảnh cảnh chiều tà khi hoàng hôn đang dần buông xuống. Đứng trước cảnh hoàng hôn, khoảng khắc khi ngày tàn, lòng người ta thường không khỏi man mác buồn và niềm nhớ thương da diết. Khung cảnh hoàng hôn ấy gơi lên trong lòng người những nỗi buồn phiền, sầu muộn và gợi tả một cảm giác cô liêu, hiu quạnh và đơn độc. Lòng người “nửa không nửa có” như đang bị những cảm xúc ấy bủa vây kín tâm hồn. Giữa không gian bao la mênh mông ấy cũng đã bị bao phủ bởi lớp sương khói mờ ảo, những làn sương chiều hòa vào trong làn khói của những bếp rơm, bếp dạ hay những đám rơm cháy ngoài đồng làm cho bầu không khí mờ đục, huyền ảo. Những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ hiện lên vừa mơ màng lại rất giản dị và gần gũi, đám sương khói ấy lúc gần lúc xa, hư hư ảo ảo khiến cho tác giả cũng như người đọc như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

“Trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trâu về hết

Từng hàng cò trắng bay xuống ruộng”

Hai câu thơ trên đã có sự xuất hiện của con người trong bức tranh thiên nhiên quê hương đó. Hình ảnh về một chú bé mục đồng – trẻ chăn trâu đã gợi lên trong tác giả những kỉ niệm về tuổi thơ của chính mình, tuy nghèo khó nhưng luôn vui vẻ và hồn nhiên. Giữa không gian bao la ấy, tiếng sáo vi vu cất lên của những em bé chăn trâu cắt cỏ đã khiến cho người nghe cảm nhận và cảm thấy lòng mình như da diết và bồi hồi nhung nhớ. Tiếng sáo ấy hay chính là tiếng lòng của tác giả, nó chứa đựng một nỗi buồn xót xa, nỗi lòng thầm kín mà không biết giãi bày hay tâm sự cùng ai. Hình ảnh con người và thiên nhiên đan xen, hòa hợp với nhau tạo nên một bức tranh sống động với những cảm xúc chân thật, thân thuộc và gắn bó, gần gũi.

Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” của vua Trần Nhân Tông đã vẽ lên một bức tranh về miền quê miền Bắc Việt Nam vô cùng tươi đẹp. Bài thơ không chỉ thể hiện cho tài năng, sự tinh tế trong cách quan sát của nhà thơ mà còn thể hiện sự nặng tình nặng nghĩa của tác giả đối với mảnh đất quê hương.

» Xem thêm:

  • Phân tích Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

  • Văn mẫu lớp 7 : Sưu tầm tuyển chọn những bài văn hay lớp 7

Cập nhật ngày 09/08/2019 - Tác giả: Tâm Phương
Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy
Gửi

Nội dung chính bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra