Cảm nhận về cuốn sách Hà Nội 36 phố phường

Hà Nội 36 Phố Phường của cố nhà văn Thạch Lam là cuốn sách nổi tiếng thuộc thể loại tùy bút - hồi ký. Thạch Lam (1910 - 1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh, ông có tình cảm đặc biệt thiết tha với 36 Phố Phường Hà Nội.

Tập truyện Hà Nội 36 Phố Phường được phát hành năm 1943 sau khi tác giả qua đời, là tập hợp những câu chuyện, bài viết ngắn đăng trên các báo của nhà văn Thạch Lam.

Cảm nhận về cuốn sách Hà Nội 36 phố phường

Tùy bút Hà Nội 36 Phố Phường

Hà Nội 36 Phố Phường là 21 bài bút ký như lời giới thiệu về Hà Nội với những vẻ đẹp riêng có và nét đẹp văn hóa tâm hồn người Hà Nội. Truyện chủ yếu viết về những câu chuyện phố phường, dân sinh, những món ăn, ẩm thực Hà Nội xưa, đặc biệt là những thức quà đặc trưng mà chỉ riêng Hà Nội có. Cuốn sách chính là tác phẩm giúp bạn đọc hiểu Hà Nội hơn, hiểu thêm những nét đẹp lãng mạn, đầy thơ mộng của thủ đô yêu dấu. Dù bạn không phải là người Hà Nội nhưng khi đọc xong cuốn sách chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được bóng dáng và nét đẹp của một Hà Nội xưa.

Lịch sử Hà Nội gắn liền với 36 Phố Phường

Lịch sử Hà Nội gắn liền với 36 Phố Phường: Phố Hàng Bồ, Hàng Vôi, Hàng Thiếc, Hàng Mã,... với nếp nhà cổ kính rêu phong bên những con đường quanh co đầy chất thơ, với không gian thanh bình êm ả. Khu phố ngày xưa đó trong con mắt của nhà văn không hề ồn ào, sôi động mà có nhiều cảnh đời, số phận khác nhau, có những người lao động vất vả, lam lũ lo cơm áo gạo tiền nuôi gia đình, những hoàn cảnh vô cùng éo le vì cuộc sống nghèo túng lúc bấy giờ. Nhưng sự nghèo khó đó không làm lu mờ được những vẻ đẹp tâm hồn con, chính những câu chuyện bình dị chân thật về con người ấy là những mảnh ghép tạo nên cho Hà Nội nét thanh tao, quyễn rũ thơ mộng đến lạ kỳ.

Hà Nội 36 Phố Phường thể hiện tình cảm và sự nâng niu của Thạch Lam với nét đẹp văn hóa và lịch sử của Hà Nội. Với một phong cách văn chương tinh tế, nhẹ nhàng thanh thoát pha chút lãng mạn, giọng văn như lời tâm tình của một thiếu nữ xinh đẹp, cuốn sách đã bất tử hóa những điều giản dị bình thường nhất, đưa Hà Nội khắc sâu vào tâm trí người đọc. Tác phẩm cũng là lời nhắc nhở với bạn đọc về sự cần thiết giữ gìn văn hóa, những tinh hoa của cội nguồn của dân tộc, xây dựng đất nước và thủ đô ngàn năm văn hiến ngày càng giàu đẹp hơn.

Mời các bạn đọc Hà Nội 36 Phố Phường tại trang web docsach24.com để cùng thả hồn vào lịch sử của thủ đô Thăng Long - Hà Nội và cảm nhận vẻ đẹp của nó. Chúc bạn đọc sách vui vẻ!

Cảm nhận về cuốn sách Hà Nội 36 phố phường

“Hà Nội 36 phố phường” là tập tuỳ bút nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam, được tập hợp từ những bài viết ông đăng trên báo. Tập tuỳ bút chính là sự đổ bóng vẻ đẹp nghìn năm văn hiến của Thủ đô Hà Nội. Hà Nội hiện lên với phố phường, với phong tục tập quán của người dân, với những địa danh gắn liền với lịch sử, với lối kiến trúc cổ độc đáo và đặc biệt là những thức quà mà chỉ riêng nơi đây mới có. Hà Nội dưới ngòi bút tài hoa của Thạch Lam, mang trong mình một sức cuốn hút kì lạ...

Thạch Lam bắt đầu bằng việc giới thiệu những biển hàng hết sức độc đáo ở phố Hàng Đào, những nhà hàng lấy hiệu bằng tên những con vật gắn bó với cơ nghiệp của họ, thể hiện sự cố gắng, mong muốn kinh doanh thuận lợi. Nhà văn cũng khiến người đọc bồi hồi khi viết về những lối kiến trúc cổ kính quen thuộc của phố phường Hà Nội.

Đó là những căn nhà nhỏ với lối kiến trúc độc đáo nằm trên những con phố quanh co uốn mình mềm mại. Dẫu vậy, Thạch Lam cũng khiến người đọc ngẩn ngơ tiếc, nhớ nhung về vẻ đẹp xưa cổ của kiến trúc nhà, phố Hà Nội xưa khi Hà Nội dần thay đổi.

Ấn tượng hơn cả trong những trang viết của Thạch Lam chính là về những thức quà Hà Nội. Phải có một tình yêu, sự gắn bó sâu sắc với Hà Nội, Thạch Lam mới có thể miêu tả một cách kĩ càng cách người Hà Nội làm và thưởng thức những thức quà quen thuộc. Đó là “bánh cuốn ăn với chả lợn béo hay với đậu rán nóng”, “cháo hoa quánh mùi gạo thơm”, “xôi nồng mùi nếp mới”, “ bún riêu, bún chả, thang cuốn, nem chua, miến lươn, bún ốc”, “bánh đậu, bánh cốm, bánh khảo, kẹo lạc” hay “một thứ quà của lúa non: Cốm”...  

Nhưng nhắc đến quà Hà Nội có lẽ không thể không kể đến phở, thức quà mà “không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”: “Nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt, với hành tây đủ cả”. Tác giả cũng nói thêm về sự thay đổi, sự “cải cách” trong nghề làm phở nhưng cũng đồng thời thể hiện quan điểm “trung thành” với lối phở cổ điển truyền thống nức tiếng của Hà Thành từ bao đời nay. Đó chính là tình yêu Hà Nội của nhà văn. 

 Đối với Thạch Lam, “Quà... tức là người”. Ăn quà không chỉ là để thoả mãn vị giác, mà chính là sự cảm nhận những nét tinh hoa của ẩm thực truyền thống, là nét văn hoá mà người Hà Nội từ bao đời nay vẫn gìn giữ và kế tục. 

Vẻ đẹp Hà Nội qua ngòi bút Thạch Lam còn khắc họa những chốn ăn chơi thú vị nơi Hà Thành. Nhắc đến nơi ăn chơi của Hà Nội, ta không thể không nhắc đến chợ Đồng Xuân là chợ của người Hà Nội. Thạch Lam giới thiệu cho người đọc những chốn ăn chơi mà chỉ người Hà Nội sành sỏi mới có thể biết. Đó là những hiệu cao lâu khách - nơi đã nâng ẩm thực lên một mức nghệ thuật đầy tỉ mỉ và cầu kì luôn tấp nập đón khách gần xa.

Thạch Lam đã khám phá được những nét rất riêng, rất độc đáo của Hà Nội. Mảnh đất băm sáu phố phường hiện lên với nét vẽ giản dị, quen thuộc và cũng đầy tinh tế của nhà văn. Lối hành văn nhẹ nhàng như lời tâm tình êm ái đã làm rung động trái tim người đọc biết bao thế hệ về chốn kinh đô nghìn năm văn hiến. Để có được cái thần thái ấy, không chỉ cần ngòi bút tài hoa mà còn phải thực sự có một tình yêu, sự gắn bó sâu sắc với Hà Nội. 

Tập tuỳ bút đã cho thế hệ trẻ chúng em hiểu rõ hơn về một Hà Nội ngàn năm, khơi dậy khát khao kiếm tìm về những vẻ đẹp quá khứ để từ đây mong ước được tiếp nối, giữ vững và tôn vinh những nét đẹp truyền thống của Hà Nội.

 Bài dự thi viết về cuốn sách yêu thích của em, gửi đến địa chỉ: Ban tổ chức cuộc thi “Viết về cuốn sách yêu thích của em”, báo Phụ nữ Thủ đô, số 7 phố Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội, hoặc email: , phía dưới bài viết ghi rõ tên thật của tác giả, tên trường, lớp, địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên hệ. Bài dự thi được đăng báo sẽ được nhận nhuận bút theo quy định của Tòa soạn. Thời gian nhận bài đến hết ngày 31/8/2019.
 

12A8, THPT Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Cảm nhận về cuốn sách Hà Nội 36 phố phường

Học sinh

gia sư tự viết hộ e nhé. ko cần quá dài đâu ạ, tầm 1 trang giấy thôi ạ! nếu bài hay và ko copy ở đâu e hứa sẽ trả thêm xu ạ.

Gia sư QANDA - NguyennGUK

Dù cho có rất nhiều sách hay viết về Hà Nội nhưng khi người ta nhắc đến Hà Nội và những tác phẩm lột tả được tinh hoa, vẻ đẹp của Hà Nội thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến “Hà Nội 36 Phố Phường” của tác giả Thạch Lam. Cuốn sách “Hà Nội 36 phố phường” giúp chúng ta khám phá hết vẻ đẹp và con người Hà Nội - “Hà Nội xinh xắn lắm, đừng cứ mơ về những nơi xa xôi mà chẳng mơ về Hà Nội.” “Hà Nội có một sức quyến rũ đối với các người ở nơi khác... Ở những hang cùng ngõ hẻm của làng xa, hay ở những nương mật thẳm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người ngóng về một phương trời để cố trông cái ánh sáng của Hà Nội chiếu lên nền mây. Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi”. .Với giọng văn giản dị, rất tự nhiên, đan xen chút hóm hỉnh, đặc biệt là sự quan sát tinh tế của tác giả từng ngôi nhà, mái phố, hàng cây và cả những nụ cười, những giọt mồ hôi, nước mắt của cả một thế hệ Hà Nội ngày xưa đều được gợi về chân thực qua tác phẩm ,giúp người đọc tìm về một Hà Nội đẹp đến tinh khôi và ấm áp. Đây là bộ sách giá trị, đầy chất lịch sử và nhân văn, nhân ái, mỗi người đều có thể kiểm chứng được bằng chính bản thân cuộc sống của mình” - Ấn tượng hơn cả trong những trang viết của Thạch Lam chính là về những thức quà Hà Nội. Phải có một tình yêu, sự gắn bó sâu sắc với Hà Nội, Thạch Lam mới có thể miêu tả một cách kĩ càng cách người Hà Nội làm và thưởng thức những thức quà quen thuộc. Đó là “bánh cuốn ăn với chả lợn béo hay với đậu rán nóng”, “cháo hoa quánh mùi gạo thơm”, “xôi nồng mùi nếp mới”, “ bún riêu, bún chả, thang cuốn, nem chua, miến lươn, bún ốc”, “bánh đậu, bánh cốm, bánh khảo, kẹo lạc” hay “một thứ quà của lúa non: Cốm”...     Nhưng nhắc đến quà Hà Nội có lẽ không thể không kể đến phở, thức quà mà “không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”: “Nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt, với hành tây đủ cả”. Tác giả cũng nói thêm về sự thay đổi, sự “cải cách” trong nghề làm phở nhưng cũng đồng thời thể hiện quan điểm “trung thành” với lối phở cổ điển truyền thống nức tiếng của Hà Thành từ bao đời nay. Đó chính là tình yêu Hà Nội của nhà văn.     Đối với Thạch Lam, “Quà... tức là người”. Ăn quà không chỉ là để thoả mãn vị giác, mà chính là sự cảm nhận những nét tinh hoa của ẩm thực truyền thống, là nét văn hoá mà người Hà Nội từ bao đời nay vẫn gìn giữ và kế tục.    Vẻ đẹp Hà Nội qua ngòi bút Thạch Lam còn khắc họa những chốn ăn chơi thú vị nơi Hà Thành. Nhắc đến nơi ăn chơi của Hà Nội, ta không thể không nhắc đến chợ Đồng Xuân là chợ của người Hà Nội. Thạch Lam giới thiệu cho người đọc những chốn ăn chơi mà chỉ người Hà Nội sành sỏi mới có thể biết. Đó là những hiệu cao lâu khách - nơi đã nâng ẩm thực lên một mức nghệ thuật đầy tỉ mỉ và cầu kì luôn tấp nập đón khách gần xa.   Thạch Lam đã khám phá được những nét rất riêng, rất độc đáo của Hà Nội. Mảnh đất băm sáu phố phường hiện lên với nét vẽ giản dị, quen thuộc và cũng đầy tinh tế của nhà văn. Lối hành văn nhẹ nhàng như lời tâm tình êm ái đã làm rung động trái tim người đọc biết bao thế hệ về chốn kinh đô nghìn năm văn hiến. Để có được cái thần thái ấy, không chỉ cần ngòi bút tài hoa mà còn phải thực sự có một tình yêu, sự gắn bó sâu sắc với Hà Nội.    Tập tuỳ bút đã cho thế hệ trẻ chúng em hiểu rõ hơn về một Hà Nội ngàn năm, khơi dậy khát khao kiếm tìm về những vẻ đẹp quá khứ để từ đây mong ước được tiếp nối, giữ vững và tôn vinh những nét đẹp truyền thống của Hà Nội.