Cái miệng hại cái thân tiếng anh là gì

TTC - Từ ngày tôi lấy vợ, cuộc sống của tôi không có lấy được một ngày bình yên. Nói thật lòng thì vợ tôi là người tốt, chỉ mỗi tội nói ra rả suốt ngày, giọng the thé như xé vải, nói từ lúc sáng sớm khi tôi còn đang ngủ nướng như hồi còn độc thân. nói đến khuya nếu như tôi vẫn còn thức xem phim kinh dị.

Mỗi lần giận tôi chuyện gì là y như rằng vợ ca cẩm, càm ràm, chuyện gì cũng nói, mà khi đã nói thì không chịu dừng, nói hoài không dứt cho đến khi tôi dắt xe ra khỏi nhà thì mới chịu thôi.

Vợ tôi không những nói nhiều mà còn nói lung tung, nhiều người còn bảo là vợ tôi ác miệng. Thật ra thì vợ tôi là người tốt, chỉ khổ cái miệng nó cứ hại cái thân. Vợ bực tức quá, nói xong thì thôi, cũng chẳng để bụng, cũng chẳng thù dai. Vợ nói ra chỉ để cho sướng cái miệng mình mà quên rằng người chịu trận không ai khác mà chính là tôi. Hậu quả là bây giờ cứ hễ vợ xuất hiện ở đâu thì mọi người đều tìm cớ né hết chỗ đó. Khi mọi người bỏ đi hết rồi thì vợ tôi mới giật thót mình hỏi chồng: “Ơ hay, sao lại thế này nhỉ, không lẽ cái miệng nó lại hại cái thân mình sao?” …

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu cái miệng hại cái thân trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ cái miệng hại cái thân trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ cái miệng hại cái thân nghĩa là gì.

Nói nhiều, khoe khoang tài hay sức giỏi, chỉ tổ làm hại thân mình

Thuật ngữ liên quan tới cái miệng hại cái thân

  • đồng cam cộng khổ là gì?
  • chết sông chết suối, không ai chết đuối đọi đèn là gì?
  • yêu người mới được người yêu là gì?
  • đi đêm về hôm là gì?
  • hết nạc vạc đến xương là gì?
  • thông kim bác cổ là gì?
  • giật đầu cá, vá đầu tôm/giật gấu vá vai là gì?
  • ba hồn bảy vía là gì?
  • rào trước đón sau là gì?
  • giàu như thạch sùng là gì?
  • nhân vô thập toàn là gì?
  • vênh váo như bố vợ phải đấm là gì?
  • đầu gối tay ấp là gì?
  • doạ già doạ non là gì?
  • một chạch không đầy đầm là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "cái miệng hại cái thân" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

cái miệng hại cái thân có nghĩa là: Nói nhiều, khoe khoang tài hay sức giỏi, chỉ tổ làm hại thân mình

Đây là cách dùng câu cái miệng hại cái thân. Thực chất, "cái miệng hại cái thân" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2023.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ cái miệng hại cái thân là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Đó là câu nói của ông bà xưa nhằm răn dạy con cháu phải cẩn trọng trong lời ăn, tiếng nói hằng ngày, nếu không muốn để xảy ra những hệ lụy tiêu cực từ phát ngôn không kiểm soát của mình. Trong xã hội hiện đại, “cái miệng” không chỉ là lời nói ra mà còn là những gì ta viết, bình phẩm, chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội. Hậu quả “hại cái thân” nhiều khi chỉ trong tích tắc, nếu không suy trước nghĩ sau.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguồn gốc thông tin sai lệch về nội dung được biên soạn trong sách giáo khoa. Ðồng thời, đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải, xuyên tạc những nội dung này. Cụ thể, nhiều bài viết trên mạng xã hội gần đây phản ánh sách giáo khoa trong Chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều bài thơ, bài văn dạy trẻ em nói dối, khôn lỏi, hù ma nhát quỷ trẻ con... khiến dư luận bất bình. Từ những bài viết này, nhiều thế lực thù địch đã lợi dụng xuyên tạc, chống phá Nhà nước ta, ra rả những luận điệu xúc phạm nền giáo dục Việt Nam. Hậu quả là vậy nhưng nhiều người vẫn thản nhiên chia sẻ, dù chẳng biết ngọn ngành ra sao.

Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã khẳng định: Những ngữ liệu tiếng Việt gây tranh cãi trong các bài thơ như: “Giã gạo thổi cơm”, “Bắn tung tóe”, “Bạn An dũng cảm”, “Bé xách đỡ mẹ”, “Vẽ gì khó”... không có trong sách giáo khoa hiện hành đang được giảng dạy tại các nhà trường. Dĩ nhiên, những bài viết, bài chia sẻ có nội dung sai sự thật sẽ bị xử lý nhưng hậu quả để lại cho xã hội không hề nhỏ.

Hay mới đây, liên quan đến bộ phim điện ảnh “Ðất rừng phương Nam”, bên cạnh những nhận xét về nội dung, chất lượng phim; thì có những thông tin sai sự thật buộc ngành chức năng phải lên tiếng. Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: Thông tin Ban Tuyên giáo Trung ương buộc tạm dừng chiếu phim này là thông tin sai sự thật. Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Ðiện ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cũng lên tiếng về những nội dung giả mạo, không đúng sự thật về quan điểm phim của Cục Ðiện ảnh. Thậm chí, nhiều bài viết trên mạng xã hội còn “dẫn lời” ông Vi Kiến Thành với những nội dung bịa đặt, xấu độc.

“Trend” hay xu hướng là thuật ngữ dùng trong mạng xã hội dùng để chỉ độ lan tỏa, bao phủ của một dòng sự kiện, nhân vật... Vì vậy, cứ hễ nói về sách giáo khoa nội dung phản cảm, hay phim “Ðất rừng phương Nam” chẳng hạn, thuật toán của các nền tảng mạng xã hội sẽ liên tục xuất hiện các bài viết liên quan với nội dung dày đặc. Chính tần suất đó đã khiến vấn đề sai sự thật đẩy đi quá xa và khiến dao động nhiều người với nguyên lý “số đông có lẽ đúng”. Nói như vậy để thấy tác hại của những thông tin xấu độc, thiếu kiểm chứng mà nhiều người “hồn nhiên” chia sẻ trên mạng xã hội như một trò giải trí.

Dĩ nhiên, “cái miệng hại cái thân” là đáng. Nhưng, chỉ sợ rằng, đôi khi hậu quả còn nặng nề hơn vậy, gây hệ quả tiêu cực cho xã hội, làm xáo trộn đời sống dân sinh... Vậy nên, những hành vi tung tin giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội cần được xử lý thật nghiêm!