Cái mẹt miền nam gọi là gì năm 2024

Chồng gọi vợ: Vợ, Em, Cưng, Mình, Bu nó, Má mày, Má nó, Má thằng cu, Mẹ nó, Bà, Bà nó, Bà xã, Mợ, Mợ nó, Mình, Bậu...

Vợ gọi chồng: nhà tôi, ông nhà tôi, Ba tụi nhỏ, Ba sắp nhỏ, Bố thằng cu, Ông xã, Ông xã tôi, Ông chồng tôi, Anh ấy

Sự khác biệt thú vị của ngôn ngữ hai miền Bắc - Nam khiến nhiều người rơi vào cảnh dở khóc dở cười khi giao tiếp. Để giúp mọi người hiểu hơn về các tên gọi đồ vật, cách xưng hô giữa hai miền Bắc – Nam, tên gọi các món ăn, Quantrimang.com đã tổng hợp từ điển ba miền Bắc - Trung - Nam, mời các bạn tham khảo.

Cái mẹt miền nam gọi là gì năm 2024

Sự khác nhau của tên gọi đồ vật, cách xưng hô giữa các miền

Những thông tin về tên gọi đồ vật, cách xưng hô giữa hai miền Bắc – Nam sẽ giúp các bạn có những buổi giao lưu vui vẻ, không có hiểu lầm, sự cố đáng tiếc nào!

Miền BắcMiền NamGhi chúanh/chị cảanh/chị hai

bát (ăn cơm)

chénmiền Trung: đọibẩndơbố, mẹba, mámiền Tây: tía, mábéomậpbuồnnhột(cái) bút(cây) viếtca, cốc, chén, ly, táchly(cây, cá) cảnh(cây, cá) kiểngcânkýchănmềnchầnnhúng trụngcon giuncon trùncốc đátẩydĩanĩadùngxàiđắt (tiền)mắc (tiền)đĩadĩađónrướcđỗ (đồ ăn, thi cử, xe)đậu (đồ ăn, thi cử, xe)gầyốmhoabônghoa râm bụtbông bụphỏnghưkiêuchảnhkim cươnghột xoànkínhkiếng(bàn) là(bàn) ủilốp xevỏ xemànmùngmặc cảtrả giámắngla/rủamất điệncúp điệnmiếnbún tàumộc nhĩnấm mèomũnón nónmuôivámuộntrễ(thắp) nến(đốt) đèn cầyngan (sao)vịt xiêm (sao)ngõ, ngáchhẻmngượng/xấu hổquênhà quê/quê mùahai lúanhảm nhítào laonhanhlẹnói khoác/phétnói xạo(buồn) nôn(mắc) óinước hoadầu thơmôdùốmbệnh/bịnhmiền Trung: đauông/bà nội, ông/bà ngoạinội, ngoại(hãm) phanh(đạp) thắngquan tài/áo quanhòmrẽquẹosayxỉntắc đườngkẹt xetấtvớtầng 1, tầng 2, tầng 3tầng trệt, lầu 1, lầu 2thanh toántính tiềnthằn lằnrắn mốithìamuỗng(bì, viết) thư(bì, viết) thơtobự(thi) trượt(thi) rớtvàovôvíbópvồchụpvỡbểxe máyhông-đa

Từ điển ẩm thực ba miền Bắc - Trung - Nam

Trải dài trên mảnh đất hình chữ S, mỗi vùng miền lại có những món ăn đặc trưng riêng. Tuy nhiên, đôi khi có những món ăn giống nhau, và gần như không có sự khác biệt đáng kể về mùi vị lại có tên gọi khác nhau tùy theo từng vùng.

Dưới đây danh sách các tên gọi món ăn, cây cối, hoa quả khác nhau ở bà miền, mời các bạn tham khảo. Các bạn biết thêm món ăn nào nữa hãy góp ý thêm ở phần cuối bài để từ điển ẩm thực ba miền Bắc - Trung - Nam thêm đầy đủ hơn nhé.

Nhằm để ghi nhớ lại những từ mà ngày xưa người Saigon/Miền Nam hay dùng như: Mèn ơi, Nghen, Hén, Hen, Tà Tà, Thềm ba, Cà rịch cà tang, tàn tàn,…., và những câu thường dùng như: Kêu gì như kêu đò Thủ Thiêm, làm nư, cứng đầu cứng cổ, tháng mười mưa thúi đất, cái thằng trời đánh thánh đâm…v…v…

Xin nhờ mấy Anh Chị comment những từ nào còn nhớ để Trường góp nhặt ngỏ hầu lưu lại những tiếng gọi, câu nói thân thương của người Saigon và miền Nam trước đây, e rằng một ngày nào đó nó sẽ mai một…

Giọng nói, sự pha trộn của ngôn ngữ miền Bắc di cư vào những năm 1950 hòa cùng ngôn ngữ Saigon, miền Tây đã tạo nên thêm một phong cách, giai điệu mới … và bài “Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ“, hình ảnh cô gái chạy xe chậm rãi tỏ ra bất cần mấy anh chàng theo sau năn nỉ làm quen không biết đã bao nhiêu lần làm bâng khuâng xao xuyến lòng người nghe.

Nhất là cái giọng người Bắc khi vào Nam đã thay đổi nó nhẹ nhàng, ngang ngang như giọng miền Nam thì tiếng lóng miền Nam càng phát triển. Dễ nghe thấy, người Bắc nhập cư nói từ “Xạo ke” dễ hơn là nói “Ba xạo”, chính điều dó đã làm tăng thêm một số từ mới phù hợp với chất giọng hơn. Chất giọng đó rất dễ nhận diện qua những MC như Nam Lộc, Nguyễn Ngọc Ngạn mà các Anh Chị đã từng nghe trên các Video chương trình Ca nhạc, kể chuyện, ….

Đặc biệt trong dịch thuật, nếu không am hiểu văn nói của Saigon miền Nam nếu dùng google dịch thì “qua biểu hổng qua qua qua đây cũng dzậy” (câu gốc: Hôm qua qua nói qua qua mà qua hỏng qua, hôm nay qua nói qua hỏng qua mà qua qua) nó dịch ra như vầy “through through through through this gaping expression too” Ông Tây đọc hiểu được ý thì chịu chết… Hay như câu “giỏi dữ hôn” thì google dịch cũng ngất ngư con lạc đà…

Trong văn nói, người Miền Nam hay dùng điệp từ cùng nguyên âm, hay phụ âm, hoặc dùng hình tượng một con vật đễ tăng cấp độ nhấn mạnh: như bá láp bá xàm, cà chớn cà cháo, sai bét bèng beng (từ bèng beng không có nghĩa),… sai đứt đuôi con nòng nọc,… chắc là phải cả pho sách mới ghi lại hết….

Phong cách sử dụng từ như vậy Trường mong sẽ có một dịp nào đó viết một bài về nó. Hà! ai người miền Nam thì cũng hiểu câu này: “thôi tao chạy trước tụi bây ở lại chơi vui hén”, ở đây chạy cũng có nghĩa là đi về, chứ không phải là động từ “chạy = to run” như tiếng Anh.

Hay và lạ hơn, cách dùng những tựa hay lời bài hát để thành một câu nói thông dụng có lẽ phong cách này trên thế giới cũng là một dạng hiếm, riêng Miền Nam thì nhiều vô kể ví dụ: Khi nghe ai nói chuyện lập đi lập lại mà không chán thì người nghe ca một đoạn: ”Nhắc chi chuyện cũ thêm đau lòng lắm người ơi!”, hoặc khi sắp chia tay thì lại hỏi: “Đêm nay ai đưa em về !” người ngoại quốc ai không biết cứ tưởng là người đó đang ca chứ hổng phải đang hỏi mình, như khi nghe ai nói chuyên mà chuyện này ai cũng biết rồi thì lại nói: “Xưa rồi diễm….” với cái giọng mà âm “…i…ễ…m…” kéo dài tha thướt.

Tuy nhiên, do những từ này được trình bày bằng chữ nghĩa nên cách xài nhấn âm, lên giọng của người Miền Nam không thể biểu lộ hết cái hay của nó, ví dụ như riêng câu: “thằng cha mầy, làm gì mà mồ hôi đổ ướt hết áo dậy?” cụm từ “thằng cha mầy” kéo dài hơi lại có nghĩa là gọi yêu thương chứ không phải la mắng, tương tự khi mấy cô gái nguýt (nói): ”Xí! Hổng chịu đâu”, ”Xí! Cha già dịch nè!”, ” Sức mấy!, “Ông nói gì tui ưa hổng nổi nha!”, “Cha già khó ưa!” với cách nhấn giọng thì nghe rất dễ thương và dịu dàng nhưng khó gần lắm à nghen, nhưng đến khi nghe câu” tui nói lần cuối, tui hổng giỡn chơi với Ông nữa đâu đó nghen! ” thì coi chừng… liệu hồn đó.

Thật ra không phải người Saigon ai cũng xài hết mấy từ này, chỉ có người bình-dân mới dám xài từ như Mả cha, Tổ mẹ để kèm theo câu nói mà thôi. Dân nhà trí thức ít ai được Ba Má cho nói, nói ra là vả miệng không kịp ngáp luôn, giáo dục ngày xưa trong gia đình rất là khó, nhất là mấy người làm bên nghề giáo dạy con càng khó dữ nữa. Ra đường nghe mấy đứa con nít nói “ĐM” thậm chí còn không hiểu nó nói gì, về nhà hỏi lại chữ đó là gì, chưa gì đã bị cấm tiệt không được bắt chước, lúc đó chỉ nghe Ba Má trả lời: “Đó là nói bậy không được bắt chước đó nghen!”.

Chưa kể tới chuyện người lớn đang ngồi nói chuyện mà chạy vô xầm xập hỏi thì cũng bị la rầy liền: “Chổ người lớn nói chuyện không được chen vô nhớ chưa?”. Đến năm 1980 thì giáo dục cũng khác hẳn ngôn ngữ bắt đầu đảo lộn ở cấp tiểu học… tiếng Saigon dần dần bị thay đổi, đến nay trên các chương trình Game Show chỉ còn nghe giọng miền Nam với câu nói: “Mời anh trả lời ạ” “các bạn có thấy đúng không ạ”, ạ… ạ …ạ… cái gì cũng ạ….làm tui thấy lạ. Thêm nữa, bây giờ mà xem phim Việt Nam thì hình như không còn dùng những từ ngữ này, khi kịch bản phim, hay tiểu thuyết đặt bối cảnh vào thời điểm xưa mà dùng ngôn ngữ hiện đại lồng vào, coi phim nghe thấy nó lạ lạ làm sao đâu á…

Tò te tí te chút, mong rằng mọi người khi đọc những từ này sẽ hồi tưởng lại âm hưởng của Saigon một trời thương nhớ!

Cái mền miền Bắc gọi là gì?

Chăn theo cách gọi của miền Bắc cũng là sản phẩm dùng để đắp, phủ lên cơ thể khi nằm. Tuy nhiên chăn có điểm khác biệt so với tên gọi “anh em” là mền của mình như: ►Chăn hè hay chăn chần bông là loại chăn được đệm thêm 1 lớp bông ở giữa giống như “Mền” được dùng ở khu vực miền Nam.

Cái ghế miền Bắc gọi là gì?

Ngược lại, ở Nam Bộ để chỉ phương tiện thủy có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ rõ đặc trưng, công dụng, kích cỡ của mỗi loại xuồng ghe. Ở miền Bắc, miền Trung gọi bằng một tiếng là thuyền, đò. Ở Nam Bộ, riêng loại ghe đã có tới hơn chục tên gọi như ghe chài, ghe bầu, ghe lườn, ghe be, ghe ngo, ghe lúa, ghe muối,…

Mệt làm bằng gì?

Danh từ Đồ đan bằng tre, nứa, hình tròn, lòng nông.

Bác có là gì?

Đánh tay đôi. Đánh tay đôi, hay đánh solo, hay còn được gọi là "bặc co". Đây là hình thức đánh "fairplay" giữa hai người. Hình thức đánh này là công bằng, có thể được những người bên ngoài xem làm chứng hoặc khích bác.