Cách xử lý khi bị cua kẹp

Sức khỏe

  • Thứ hai, 4/1/2021 12:07 (GMT+7)
  • 12:07 4/1/2021

Người đàn ông 58 tuổi ở Bạc Liêu bị nhiễm trùng, đối mặt nguy cơ tử vong sau khi đắp gừng vào vết thương do cua kẹp.

Sáng 4/1, bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTWCT) cho biết các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực - Chống độc vừa cứu bệnh nhân bị cua kẹp gây biến chứng viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết.

Theo bác sĩ Phong, ngày 28/12/2020, ông V.V. L. (58 tuổi, ngụ TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) nhập viện trong tình trạng tri giác lơ mơ, huyết áp thấp dù sử dụng thuốc vận mạch liều cao, suy hô hấp nặng đã được can thiệp đặt ống nội khí quản và gắn máy trợ thở. Do bệnh nhân nguy kịch, nguy cơ tử vong cao nên được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực - Chống độc để cấp cứu.

Cách xử lý khi bị cua kẹp

Sức khỏe ông L. đang hồi phục dần. Ảnh: T.P.

Người thân cho biết trước khi nhập viện 3 ngày, ông L. có vết thương ngoài da vùng cẳng chân do bị cua kẹp. Bệnh nhân đã dùng gừng trộn với mật ong đắp vào vết thương theo kinh nghiệm dân gian.

Vết thương sau đó tấy đỏ nhiều hơn khiến bệnh nhân sốt cao, mệt, khó thở. Ngày 27/12/2020, ông L. được gia đình đưa vào bệnh viện tuyến tỉnh khi huyết áp khó đo, suy hô hấp nặng. Bác sĩ đã xử trí cấp cứu thở máy, dùng kháng sinh phổ rộng liều cao và vận mạch trước khi chuyển lên tuyến trên.

Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực - Chống độc BVĐKTWCT hội chẩn đã chẩn đoán ông L. bị biến chứng viêm mô tế bào cẳng chân phải, nhiễm trùng huyết biến chứng choáng nhiễm trùng suy đa cơ quan. Qua 48 giờ lọc máu liên tục, huyết áp bệnh nhân cải thiện dần, ngưng được thuốc vận mạch, các chỉ số suy tạng dần trở về giá trị bình thường. Đến trưa 4/1, ông L. tỉnh táo, dấu hiệu sinh tồn ổn định, bác sĩ theo dõi điều trị tiếp tại khoa Nội Tim mạch - Khớp.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Dương Thiện Phước (Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc), nhiều người do sơ suất trong lúc làm cua để chế biến món ăn nên bị kẹp. Vết thương gây đau, bầm tím, chảy máu... Trên thực tế, thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp cua kẹp dẫn đến tử vong.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ do cua kẹp, người bệnh có thể bị chảy máu, rách da, tạo vết thương hở hoặc mất một mảng thịt. Một số người xuất hiện sốt, nhiễm trùng tại nơi kẹp, thậm chí biến chứng nhiễm trùng huyết.

“Khi bị cua kẹp, người bệnh cần bình tĩnh tách cua ra, sau đó rửa sạch vết thương bằng nước sạch, loại bỏ các dị vật bên trong vết thương. Nếu có sẵn, nên rửa vết thương bằng các loại nước sát trùng như nước muối, oxy già, iodine và băng ép vết thương khi chảy máu nhiều hoặc miệng vết thương rộng. Không được tự ý đắp các loại thuốc nam lên vết thương”, bác sĩ Phước khuyến cáo.

Căn cứ vào vết thương các bác sĩ có thể khám cấp cứu, khám chuyên khoa nhiễm hay chuyên khoa ngoại tổng quát để xác định mức độ và hướng xử lý. Người bị cua kẹp cần lưu ý nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, không được hút thuốc lá và uống rượu bia.

Việt Tường

Suýt chết sau khi bị cua kẹp bị cua kẹp suýt chết nhiễm trùng máu Bạc Liêu bác sĩ Phạm Thanh Phong

Bạn có thể quan tâm

Bài viết được viết bởi Trịnh Hương Ly | Chuyên gia tập huấn dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

Kẹp ngón tay có vẻ là một tình trạng đơn giản, và ít người nghĩ rằng cần phải sơ cấp cứu trong trường hợp này. Tuy nhiên, cảm giác đau đớn vẫn gây ra những khó chịu và bất tiện nhất định. Vậy làm thế nào để giảm cảm giác đau đớn này và sơ cứu thế nào cho đúng cách?

Cách xử lý khi bị cua kẹp

Các bước sơ cấp cứu cần làm

Chỉ cần nhắc đến việc bị kẹp tay vào ke cửa hoặc chẳng may bị búa đập vào đã đủ để khiến nhiều người nổi gai ốc. Cảm giác đau đớn nhức nhối của một ngón tay bị kẹp hoặc đập là cực kì khó chịu. Sau đây là một số việc cần làm ngay sau khi bạn bị kẹp tay:

Giả sử bạn đã cố co duỗi ngón tay (đây có thể là bước một), có một vài điều bạn có thể làm để giảm bớt cơn đau đớn khổ sở của mình:

  • Chườm đá: Sử dụng một túi đá chườm để có thể giảm đau đớn và sưng. Phải chườm đá trong khoảng 15 phút và một vài lần một giờ trong vài giờ đầu tiên sau khi bạn bị kẹp tay. Đừng chườm đá quá lâu vì bạn có thể bị bỏng lạnh.

  • Kê cao tay: Để tay lơ lửng và vung vẩy sau khi kẹp hay đập ngón tay của bạn chỉ làm nó sưng lên và đau hơn, tức là khó chịu hơn nhiều lần. Hãy kê tay và yên vị để giảm áp lực lên ngón tay của bạn.

  • Di chuyển thử ngón tay: Chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn làm những việc dạng như nâng tạ khi đau tay, nhưng hãy thử di chuyển ngón tay nhẹ nhàng. Nếu bạn không thể di chuyển ngón tay của bạn hoặc nếu bạn không thể cảm thấy ngón tay mình sau một vài phút (bạn phải chờ tốn một chút thời gian chờ để con đau nhói biến mất), thì bạn nên đến bác sĩ.

  • Uống thuốc: Bạn có thể uống 1 viên thuốc giảm đau thông thường nếu không có vấn đề về dị ứng thuốc, dạ dày hoặc các vấn đề khác đã từng được bác sĩ cảnh báo về thuốc giảm đau.

Cách xử lý khi bị cua kẹp

Những điều không nên làm

Tốt nhất đừng nên quấn chặt ngón tay bị thương. Khi tay bạn bị kẹp hay bị đập vào, việc đưa đủ máu đến đầu ngón đã đủ khó khăn rồi. Quấn ngón tay bị thương có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tổn thương hơn khi khí oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng không thể đến được đầu ngón tay của bạn.

Thực ra, che phủ ngón tay bị thương cũng không phải là một ý kiến quá tồi, đặc biệt khi bạn vẫn phải làm việc. Nhưng đừng quấn quá chặt.

Làm gì trong 1 – 2 ngày tiếp theo?

Kẹp hay dập ngón tay mới chỉ là bắt đầu thôi. Sau từ một đến hai ngày, máu sẽ bắt đầu bị tụ lại dưới móng tay của bạn. Bạn có thể sẽ thấy móng tay mình đổi màu – thường là màu xanh bầm hoặc đen – và sẽ cảm thấy đau tức. Đây là điều xảy ra khi một vết bầm xuất hiện ở một mảng rất nhỏ ở trên đầu ngón tay. Một số các biện pháp giảm áp lực sẽ giúp quá trình chữa lành và giảm đáng kể cơn đau. Hãy chắc chắn rằng bạn có kiến thức đúng hoặc đã hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi bắt đầu làm bất cứ việc gì.

Khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Cách xử lý khi bị cua kẹp

Trong hầu hết các trường hợp ngón tay bị đập trúng hay bị kẹp, bạn không cần phải đi đến các trung tâm cấp cứu. Thỉnh thoảng, ngón tay có thể bị gãy. Tuy nhiên, ngoại lệ luôn có thể xảy ra mà chúng ta không lường trước được. Vì vậy, hãy đi đến gặp nhân viên y tế chuyên nghiệp nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Ngón tay biến dạng

  • Tê bì trước khi bạn đặt bất kỳ viên đá nào lên nó (đặc biệt là nếu bạn thậm chí không cảm thấy đau)

  • Có dấu hiệu nhiễm trùng

Nếu móng tay của bạn rơi ra, đừng hoảng sợ. Điều đó không phải là điều chúng ta mong đợi, nhưng móng tay có thể phát triển trở lại mà không gặp vấn đề gì. Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng, cũng không mất mát gì khi gọi một cuộc đến trung tâm y tế để được giải đáp thắc mắc.

Nhìn chung, đừng lo lắng, hầu hết các trường hợp bị kẹp hay đập trúng ngón tay đều hồi phục bình thường. Các ngón tay rất quan trọng và cũng rất mạnh mẽ, nhưng cũng đừng quên cẩn thận trong bất cứ hoạt động nào nhé!