Cách xác định thị trường liên quan theo Luật cạnh tranh 2018

Thị trường liên quan là gì? Cách xác định thị trường liên quan?

Xác định thị trường liên quan và cách xác định thị trường liên quan. Các thị trường liên quan và cách xác định thị trường liên quan theo quy định trong Luật cạnh tranh 2004.

Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu về một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định. Về nguyên tắc, nơi mà diễn ra sự cạnh tranh thì được gọi là thị trường liên quan. xác định thị trường liên quan là xác định số lượng doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau cũng như vị trí của chúng trong khu vực thị trường nhất định.

1. Thị trường liên quan là gì?

Thị trường liên quan là loại thị trường được sử dụng trong Luật cạnh tranh để phân tích, đánh giá tác động, ý nghĩa về mặt cạnh tranh đối với một số hành vi nhất định trong một vụ việc cạnh tranh. Thị trường liên quan được cấu thành từ hai yếu tố là: thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan

Xác định thị trường liên quan cũng chính là bước khởi đầu để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm tra mức độ tác động của hành vi hạn chế cạnh tranh hay độc quyền hàng hóa của các doanh nghiệp bị điều tra đã đạt đến ngưỡng cần phải áp dụng các biện pháp chế tài hay chưa.

2. Xác định thị trường liên quan

Theo quy định tại Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2004 và Nghị định 116/2005/NĐ-CP thì thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Việc xác định thị trường liên quan được xác định như sau:

Thứ nhất, thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau cả về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Khả năng thay thế cho nhau phản ánh mức độ cạnh tranh giữa các sản phẩm khác nhau bởi khi các sản phẩm có thể thay thế cho nhau, tức là chúng cùng đáp ứng cho một nhu cầu của thị trường.

Theo đó, các sản phẩm được coi là có thể thay thế cho nhau về mục đích sử dụng, đặc tính nếu chúng có mục đích sử dụng, có nhiều tính chất vật lý, tính chất hóa học, tác động phụ đối với người sử dụng giống nhau. Cụ thể:

Đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được xác định theo một hoặc một số căn cứ sau: tính chất vật lý; tính chất hóa học; tính năng kỹ thuật; tác dụng phụ đối với người sử dụng; khả năng hấp thụ. Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có nhiều tính chất về vật lý, hóa học, tính năng kỹ thuật, tác dụng phụ đối với người sử dụng và khả năng hấp thụ giống nhau; Công việc này đòi hỏi phải phân tích các yếu tố trong cấu tạo vật chất của sản phẩm bởi các sản phẩm không tương đồng nhau về những yếu tố trên thì không thể thay thế cho nhau.

Có thể nói, việc xác định sự tương đồng về các yếu tố vật chất lý hoá của sản phẩm là khâu quan trọng hàng đầu trong việc điều tra thị trường liên quan, chỉ khi có kết luận về vấn đề này, cơ quan điều tra mới có thể khoanh vùng các sản phẩm có khả năng nằm trong một vùng thị trường và thực hiện các bước điều tra tiếp theo.

Mục đích sử dụng của hàng hóa, dịch vụ được xác định căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu nhất của hàng hóa, dịch vụ đó. Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế được cho nhau về mục đích sử dụng nếu hàng hóa, dịch vụ đó có mục đích sử dụng giống nhau.

Giá cả của hàng hóa, dịch vụ là giá ghi trong hóa đơn bán lẻ theo quy định của pháp luật. Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế được cho nhau về giá cả nếu trên 50% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp.

Xem thêm: Luật cạnh tranh là gì? Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng luật cạnh tranh?

Trường hợp số người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan quy định tại điểm này không đủ 1000 người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được xác định tối thiểu bằng 50% tổng số người tiêu dùng đó. Đây chính là việc xác định phản ứng của người tiêu dùng khi có sự thay đổi giá cả của sản phẩm. Việc xác định khả năng thay thế về tính chất của sản phẩm nhằm mục đích tìm kiếm sự tương tự nhau giữa các sản phẩm khác nhau, từ đó khẳng định chúng đều đáp ứng cho cùng một nhu cầu sử dụng  thái độ của khách hàng (đại diện cho nhu cầu của thị trường) đối với sản phẩm.

Trường hợp phương pháp xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau của hàng hóa, dịch vụ về đặc tính, giá cả , mục đích cho kết quả chưa đủ để kết luận thuộc tính có thể thay thế cho nhau của hàng hóa, dịch vụ, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền xem xét thêm một hoặc một số yếu tố sau đây để xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau của hàng hóa, dịch vụ: tỷ lệ thay đổi của cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ khi có sự thay đổi về giá của một hàng hóa, dịch vụ khác; thời gian cung ứng hàng hóa, dịch vụ ra thị trường khi có sự gia tăng đột biến về cầu; thời gian sử dụng của hàng hóa, dịch vụ; khả năng thay thế về cung.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể xác định thêm nhóm người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan không thể chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp.

Thị trường sản phẩm liên quan có thể được xác định là thị trường của một loại sản phẩm đặc thù hoặc một nhóm các sản phẩm đặc thù căn cứ vào cấu trúc thị trường và tập quán của người tiêu dùng. Khi xác định thị trường sản phẩm liên trong trường hợp này có thể xem xét thêm thị trường của các sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan. Sản phẩm được coi là sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan nếu giá của sản phẩm này tăng hoặc giảm thì cầu đối với sản phẩm liên quan sẽ giảm hoặc tăng tương ứng.

Thứ hai, thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có các hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận. Đây là yếu tố không gian theo quy định của Luật cạnh tranh năm 2004. Ranh giới của khu vực địa lý quy địnhđược xác định theo các căn cứ sau đây:

Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan;

Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý quy định tại điểm a khoản này để có thể tham gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó;

Chi phí vận chuyển trong khu vực địa lý quy định

Xem thêm: Hình thức cạnh tranh là gì? Các hình thức cạnh tranh chủ yếu hiện nay?

Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong khu vực địa lý quy định

Rào cản gia nhập thị trường.

Khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây:

Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm giá bán lẻ hàng hóa tăng không quá 10%;

Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập thị trường quy định

Việc xác định khu vực đại lý liên quan được thực hiện dựa trên quan điểm của người sử dụng về khả năng thay thế cho nhau của những sản phẩm được sản xuất hoặc được mua bán tại những địa điểm khác nhau. Nếu người đang sử dụng sản phẩm được bán hoặc được sản xuất tại một địa điểm nhất định chuyển sang mua sản phẩm tương tự tại địa điểm khác để phản ứng lại việc tăng giá đáng kể trong một thời gian đủ dài, khi đó, hai địa điểm được xem xét nằm trong khu vực địa lý mà các sản phẩm có thể thay thế cho nhau, nói cách khác là chúng có cùng thị trường địa lý liên quan và ngược lại.

Như vậy,việc xác định thị trường liên quan chỉ có thể được coi là hoàn tất cho đến khi cơ cấu thị trường đã được mô tả đầy đủ trong việc phân tích các dấu hiệu về khả năng thay thế của cầu bên cạnh việc xác định khả năng thay thế từ phía cung bằng cách xác định có bao nhiêu doanh nghiệp tham gia vào thị trường và thị phần của họ. Làm tốt công việc này sẽ có được những kết luận đúng về cấu trúc thị trường liên quan của hiện tại và trong tương lai gần, đồng thời có được số liệu về tổng thị phần trên thị trường làm cơ sở xác định vị trí của từng doanh nghiệp. Thông qua việc xác định này sẽ làm cho chính các doanh nghiệp luôn phải tự đánh giá mình hiện đang ở trạng thái cần sự điều tiết hay không từ phía nhà nước để được bảo vệ và phát triển trong một nền kinh tế Việt nam ngày càng rộng mở.

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

  • Trường hợp miễn trừ đối với hành vi hạn chế cạnh tranh do tập trung kinh tế
  • Mua sản phẩm có thương hiệu trong nước đóng gói dán nhãn mới và bán ra thị trường
  • Những trường hợp được miễn trừ đối với hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm
  • Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Luật cạnh tranh
  • Phân tích một vụ việc thực tiễn về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh