Cách xác định hóa trị bằng cấu hình electron

+ Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học (electron lớp ngoài cùng hoặc phân lớp kế ngoài cùng chưa bão hòa).

Show

II. CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. Ô nguyên tố

- Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng gọi là ô nguyên tố.

- Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

Cách xác định hóa trị bằng cấu hình electron

2. Chu kì

  1. Định nghĩa

- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

  1. Giới thiệu các chu kì

- Chu kì 1: gồm 2 nguyên tố $H\,(Z=1)$ đến $He\,(Z=2)$.

- Chu kì 2: gồm 8 nguyên tố $Li\,(Z=3)$ đến $Ne\,(Z=10)$.

- Chu kì 3: gồm 8 nguyên tố $Na\,(Z=11)$ đến $Ar\,(Z=18)$.

- Chu kì 4: gồm 18 nguyên tố $K\,(Z=19)$ đến $Kr\,(Z=36)$.

- Chu kì 5: gồm 18 nguyên tố $Rb\,(Z=37)$ đến $Xe\,(Z=54)$.

- Chu kì 6: gồm 32 nguyên tố $Cs\,(Z=55)$ đến $Rn\,(Z=86)$.

- Chu kì 7: Bắt đầu từ nguyên tố $Fr\,(Z=87)$ đến nguyên tố có $Z=110$, đây là một chu kì chưa hoàn thành.

  1. Phân loại chu kì

- Chu kì $1,\, 2,\, 3$ là các chu kì nhỏ.

- Chu kì $4,\, 5,\, 6,\, 7$ là các chu kì lớn.

$ \Rightarrow$ Nhận xét:

- Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau và bằng số thứ tự của chu kì.

- Mở đầu chu kì là kim loại kiềm, gần cuối chu kì là halogen (trừ chu kì 1); cuối chu kì là khí hiếm.

- 2 hàng cuối bảng là 2 họ nguyên tố có cấu hình electron đặc biệt: Lantan và Actini.

+ Họ Lantan: gồm 14 nguyên tố đứng sau $La\,(Z=57)$ thuộc chu kì 6.

+ Họ Actini: gồm 14 nguyên tố sau $Ac\,(Z=89)$ thuộc chu kì 7.

3. Nhóm nguyên tố

  1. Định nghĩa

- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được sắp xếp thành một cột.

  1. Phân loại

- Bảng tuần hoàn chia thành 8 nhóm A (đánh số từ IA đến VIIIA) và 8 nhóm B (đánh số từ IB đến VIIIB). Mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột.

- Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ hai cột cuối của nhóm VIIIB).

* Nhóm A:

- Nhóm A gồm 8 nhóm từ IA đến VIIIA.

- Các nguyên tố nhóm A gồm nguyên tố $s$ và nguyên tố $p$:

+ Nguyên tố $s$: Nhóm IA (nhóm kim loại kiềm, trừ $H$) và nhóm IIA (kim loại kiềm thổ).

+ Nguyên tố $p$: Nhóm IIIA đến VIIIA (trừ $He$).

- STT nhóm = Số $e$ lớp ngoài cùng = Số $e$ hóa trị (Ngoại lệ: Số $e$ hóa trị = 9, 10 thuộc nhóm VIIIB)

  • Trình bày sự tạo thành ion Na+ và Li+

    Trình bày sự tạo thành ion Na+ và Li+ Mô tả sự tạo thành liên kết ion trong sodium, calcium oxide 13/11/2022 | 0 Trả lời
  • Oxide nào sau đây tan trong nước tạo thành dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành đỏ? Na2O. MgO. CaO. P2O5.

    15/11/2022 | 1 Trả lời
  • Thêm từng giọt Na2CO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3. Nêu hiện tượng quan sát được. Xuất hiện kết tủa trắng. Dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt. Có khí thoát ra. Không có hiện tượng gì.

    15/11/2022 | 1 Trả lời
  • Hydroxide của các nguyên tố nhóm IA thể hiện tính acid mạnh. tính acid yếu. tính base mạnh. tính base yếu.

    14/11/2022 | 1 Trả lời
  • Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm VIIA (trừ fluorine) thể hiện tính acid mạnh. tính base mạnh. tính acid yếu. tính base yếu.

    15/11/2022 | 1 Trả lời
  • Chọn đáp án đúng. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần, đồng thời tính acid của chúng giảm dần. tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần. tính acid, base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần. tính acid, base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần.

    15/11/2022 | 1 Trả lời
  • Phát biểu nào sau đây là đúng? Liên kết cộng hóa trị phân cực có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết cho – nhận. Liên kết ion có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết cộng hóa trị phân cực. Liên kết cộng hóa trị không phân cực có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị phân cực và liên kết ion. Liên kết cộng hóa trị phân cực có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết ion.

    15/11/2022 | 1 Trả lời
  • Liên kết đơn là liên kết có một cặp electron dùng chung. có hai cặp electron dùng chung. có ba cặp electron dùng chung. có bốn cặp electron dùng chung.

    14/11/2022 | 1 Trả lời
  • Liên kết ba gồm ba liên kết s. hai liên kết s và một liên kết p. hai liên kết s và hai liên kết p. một liên kết s và hai liên kết p.

    14/11/2022 | 1 Trả lời
  • Cho các chất sau: N2, HCl, HF, O2, Cl2. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất mà liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị không phân cực?

    Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên kết trong các phân tử mà cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào. → Liên kết trong phân tử N2, O2, Cl2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực. 14/11/2022 | 0 Trả lời
  • Liên kết trong phân tử nào sau đây là liên kết ion? CO2. O2. KCl. HCl.

    15/11/2022 | 1 Trả lời
  • Số liên kết s và liên kết p có trong phân tử C2H2 lần lượt là 3 và 3. 3 và 2. 2 và 3. 2 và 2.

    14/11/2022 | 1 Trả lời
  • Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về phân tử CO2 Liên kết giữa C và O là liên kết cộng hóa trị phân cực. Phân tử CO2 có công thức cấu tạo là O=C=O. Phân tử CO2 có cấu tạo thẳng. Phân tử CO2 là phân tử phân cực.

    14/11/2022 | 1 Trả lời
  • Cho biết c(Mg) = 1,31 và c(Cl) = 3,16. Dự đoán loại liên kết trong phân tử MgCl2. Liên kết cộng hóa trị phân cực. Liên kết cộng hóa trị không phân cực. Liên kết ion. Liên kết cho – nhận.

    15/11/2022 | 1 Trả lời
  • Cho biết c(H) = 2,20 và c(Br) = 2,96. Dự đoán loại liên kết trong phân tử HBr. Liên kết cộng hóa trị phân cực. Liên kết cộng hóa trị không phân cực. Liên kết ion. Liên kết cho – nhận.

    15/11/2022 | 1 Trả lời
  • Số oxi hóa của S trong ion S2- là +2. –2. +3. 0.

    15/11/2022 | 1 Trả lời
  • Số oxi hóa của S trong ion \(S{O_4}^{^2 - }\) là –2. +2. +4. +6.

    15/11/2022 | 1 Trả lời
  • Trong phản ứng hóa học \(Zn{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}S{O_4} \to ZnS{O_4}\; + {\rm{ }}{H_2}\) mỗi nguyên tử Zn đã nhường 2 electron. nhận 2 electron. nhường 1 electron. nhận 1 electron.

    15/11/2022 | 1 Trả lời
  • Trong phản ứng hóa học \({\rm{2K + 2}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} \to {\rm{2KOH + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}\), chất oxi hóa là H2O. KOH. K. H2.

    15/11/2022 | 1 Trả lời
  • Phản ứng nào trong các phản ứng ứng dưới đây là phản ứng oxi hóa – khử? Fe2O3 + 3CO \(\mathop \to \limits^{{t^0}} \) 2Fe + 3CO2. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O. CaO + CO2 → CaCO3. CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O.

    14/11/2022 | 1 Trả lời
  • Cho phương trình hóa học của phản ứng: aFe + bHNO3 →→ cFe(NO3)3 + dNO­ + eH2O (a, b, c, d, e là các số nguyên). Tổng hệ số của các chất trong phương trình hóa học trên là 5. 9. 12. 15.

    14/11/2022 | 1 Trả lời
  • Chlorine có 2 đồng vị: 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của chlorine là 35,5

    giải giúp em với ạ Chlorine có 2 đồng vị: 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của clorine là 35,5.
  • Tính phần trăm khối lượng của đồng vị 37Cl trong KClO3 (Cho K = 39; O = 16).
  • Tính số nguyên tử 37Cl có trong 24,5 gam KClO3. (cho số Avogađro N=6,023.1023).
  • Tính khối lượng đồng vị 37Cl có trong 27,7 gam KClO4 20/11/2022 | 0 Trả lời

Hợp chất Y là một chất dùng để bảo quản các loại mứt quả sấy khô nhờ khả năng ngăn cản sự phát triển của một số loại vi khuẩn, nấm gây hư hại thực phẩm. Y có công thức ABx, trong đó A chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân A và B đều có số lượng hạt proton bằng số hạt neutron. Tổng các loại hạt trong phân tử ABx là 96. Xác định công thức của hợp chất Y.