Cách vượt qua tuần khủng hoảng

Vượt qua 10 tuần khủng hoảng - wonder week của bé dưới 2 tuổi như thế nào?

25/11/19 |
Cách vượt qua tuần khủng hoảng

Trong giai đoạn từ 0 - 2 tuổi, có những tuần bé đột nhiên chán ăn, quấy khóc, động tí là cáu gắt, ngủ ít và quấn mẹ nhiều hơn khiến bố mẹ rất lo lắng.

Lý giải theo khoa học, những tuần bé đột ngột hư (wonder week) là do quy trình phát triển tự nhiên. Đây là khoảng thời gian bé tập trung phát triển trí não và các kỹ năng vận động nên lơ là việc ăn, ngủ. Đồng thời, sự thay đổi về nhận thức và vận động sẽ tác động trực tiếp đến bé, khiến bé khó chịu vì chưa kịp thích nghi với những cảm nhận và khả năng mới của mình.

Sau tuần khủng hoảng, bé sẽ có những thay đổi hoặc những bước tiến rõ rệt như biết lẫy, biết bò, biết ngồi Và bé cũng sẽ trở nên dễ chịu hơn.

Để hiểu rõ hơn về 10 tuần wonder week và giúp bé dễ dàng vượt qua những tuần khủng hoảng, hãy cùng tham khảo các thông tin trong bài viết này của Soc mẹ nhé.

Biểu hiện thường gặp của trẻ trong tuần khủng hoảng - wonder week

- Bé khóc nhiều hơn, kèm theo cáu giận và ỉ ôi.

- Tâm trạng rất bất thường, đang vui bỗng nhiên quay ra cáu giận, quấy khóc và ngược lại.

- Thường xuyên bám bố hoặc mẹ.

- Nghịch hơn, thường xuyên ném bỏ đồ chơi trong khi vừa mới chơi rất ngoan.

- Trở nên nhút nhát khi gặp người lạ.

- Tỏ thái độ ghen tị khi bố mẹ quan tâm đến những em bé khác.

- Ngủ muộn hơn, dậy sớm hơn, ngủ ít, đang ngủ thì bật dậy quấy khóc.

- Những bé đang còn bú mẹ sẽ đòi ti liên tục, kể cả không đói. Thậm chí, bé chỉ nín khi được ti.

- Những thói quen khi còn bé có thể quay lại, chẳng hạn những em bé đã biết đi lại thích bò.

Dự đoán tuần khủng hoảng của bé

Dưới đây là cách để dự đoán tuần khủng hoảng của bé. Tất nhiên thời gian không hoàn toàn chính xác, nhưng đa phần các em bé đều phát triển theo trình tự này.

Cách vượt qua tuần khủng hoảng

Thành tựu của bé sau tuần khủng hoảng

Do tuần khủng hoảng có thể xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn nên thời điểm xuất hiện thành tựu cũng không hoàn toàn chính xác ở một số bé

5 tuần tuổi

Bé sẽ chuyển biến về mặt giác quan. Sự trao đổi chất của bé phát triển mạnh, đặc biệt là trong tuần thứ 5.

Đó cũng là lý do vì sao các mẹ thường có chung than phiền là sau 1 tháng tuổi trẻ trở nên rất khó chiều.

8 tuần tuổi

Sau tuần khủng hoảng thứ 2, em bé có những chuyển biến rõ rệt như giữ đầu ổn định hơn, quay đầu về hướng có âm thanh, bắt đầu quan tâm đến đồ chơi và các bộ phận trên cơ thể mình. Ngoài ra, bé còn phát ra những âm thanh gầm gừ, rất đáng yêu.

12 tuần tuổi

Ở 12 tuần tuổi, bé bắt đầu biết lẫy, biết lật, có thể ngóc đầu lên, cười nhiều hơn và cũng thích nghe âm thanh hơn.

Tất nhiên, mẹ cũng sẽ vất vả vì ngay trước đó trẻ sẽ bỏ ăn, không ngủ. Thực sự rất vất vả! Nhưng bù lại là những khoảnh khắc thật tuyệt vời phải không mẹ?

19 tuần tuổi

Bé thích đẩy ngón tay hoặc đồ ăn vào miệng. Bé còn biết đẩy ti ra khi đã no.

26 tuần tuổi

Bé biết cầm nắm, ngồi nhổm dậy, biết hét và cười. Ngoài ra, bé còn bắt đầu xác định được khoảng cách.

37 tuần tuổi

Sau tuần quấy khóc, trẻ sẽ hiểu được một số cụm từ đơn giản, thích bắt chước người khác, bắt đầu nhún nhảy theo điệu nhạc.

46 tuần tuổi

Con bắt đầu nói được các từ đơn, trả lời được câu hỏi ngắn của bố mẹ, thích xếp chồng các đồ vật.

55 tuần tuổi

Sau thời gian cáu kỉnh ở tuần wonder week thứ 8, trẻ có thể đi vịn, thậm chí là tự đi mà không cần vịn.

Thời điểm này, bé cũng thích đưa các đồ vật ra xa, vẽ tranh, tự cởi và mặc quần áo.

64 tuần tuổi

Em bé sơ sinh của chúng ta đã lớn hơn nhiều. Bé thích pha trò, biết nũng nịu, nịnh mẹ, bắt chước theo các hành động và biểu cảm của người lớn.

75 tuần tuổi

Thời gian này, bé hoàn toàn có thể đi vững và chạy nhảy. Đặc biệt, bé biết xâu chuỗi các sự kiện để điều chỉnh hành vi cho phù hợp với từng tình huống.

Cùng bé vượt qua 10 tuần khủng hoảng

Cách tốt nhất để giúp con vượt qua cột mốc khủng hoảng đó là bố mẹ hiểu được bé, từ đó giải mã thông điệp mà con muốn gửi qua tiếng khóc hay sự khó chịu.

Mong rằng, sau khi đã hiểu rõ hơn về wonder week, bố mẹ cũng sẽ bớt lo lắng, và hiểu được trong mỗi giai đoạn bé cần gì.

Dưới đây là một số cách để bố mẹ cùng bé vượt qua 10 tuần khủng hoảng dễ dàng hơn:

- Cho con ngủ giấc đêm sớm hơn bình thường 30 45 phút. Cắt đi 1 giấc ngày (áp dụng với tuần 12 26 hoặc 37 55 hoặc 64)

- Khi bé không muốn ăn, mẹ đừng ép quá kẻo biến việc biếng ăn sinh lý thành biếng ăn tâm lý. Mẹ đợi đến lúc bé đòi ăn thì cho bé ăn cũng được.

- Bố mẹ nên quan tâm đến bé nhiều hơn, cùng bé tham gia các trò chơi để giúp bé luyện tập các kỹ năng đang học.

- Nếu bé quấy khóc, bố mẹ có thể dỗ dành bé bằng các thực hiện các hoạt động mà bé yêu thích như cho bé ra ngoài chơi, cho bé nghịch nước hoặc massage cho bé.

Rút cục, wonder week không phải là 1 loại bệnh, nó chỉ là khoảng thời gian khó khăn để bé phát triển hoạt động và trí não. Chỉ cần bố mẹ chịu khó quan sát và lắng nghe, wonder week cũng sẽ trôi qua một cách nhẹ nhàng nhất.

Từ khóa: wonder week, 10 tuần khủng hoảng, khủng hoảng của trẻ lên 3

bình luận

Được tìm kiếm nhiều nhất

#Ăn dặm #An toàn #Hà Nội #Sơ sinh #cho con bú #nuôi con bằng sữa mẹ #bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ #Kinh nghiệm #trị ho cho trẻ sơ sinh #cách chữa ho

Sản phẩm liên quan

Vượt qua 10 tuần khủng hoảng - wonder week của bé dưới 2 tuổi như thế nào?

25/11/19 |
Cách vượt qua tuần khủng hoảng

Trong giai đoạn từ 0 - 2 tuổi, có những tuần bé đột nhiên chán ăn, quấy khóc, động tí là cáu gắt, ngủ ít và quấn mẹ nhiều hơn khiến bố mẹ rất lo lắng.

Lý giải theo khoa học, những tuần bé đột ngột hư (wonder week) là do quy trình phát triển tự nhiên. Đây là khoảng thời gian bé tập trung phát triển trí não và các kỹ năng vận động nên lơ là việc ăn, ngủ. Đồng thời, sự thay đổi về nhận thức và vận động sẽ tác động trực tiếp đến bé, khiến bé khó chịu vì chưa kịp thích nghi với những cảm nhận và khả năng mới của mình.

Sau tuần khủng hoảng, bé sẽ có những thay đổi hoặc những bước tiến rõ rệt như biết lẫy, biết bò, biết ngồi Và bé cũng sẽ trở nên dễ chịu hơn.

Để hiểu rõ hơn về 10 tuần wonder week và giúp bé dễ dàng vượt qua những tuần khủng hoảng, hãy cùng tham khảo các thông tin trong bài viết này của Soc mẹ nhé.

Biểu hiện thường gặp của trẻ trong tuần khủng hoảng - wonder week

- Bé khóc nhiều hơn, kèm theo cáu giận và ỉ ôi.

- Tâm trạng rất bất thường, đang vui bỗng nhiên quay ra cáu giận, quấy khóc và ngược lại.

- Thường xuyên bám bố hoặc mẹ.

- Nghịch hơn, thường xuyên ném bỏ đồ chơi trong khi vừa mới chơi rất ngoan.

- Trở nên nhút nhát khi gặp người lạ.

- Tỏ thái độ ghen tị khi bố mẹ quan tâm đến những em bé khác.

- Ngủ muộn hơn, dậy sớm hơn, ngủ ít, đang ngủ thì bật dậy quấy khóc.

- Những bé đang còn bú mẹ sẽ đòi ti liên tục, kể cả không đói. Thậm chí, bé chỉ nín khi được ti.

- Những thói quen khi còn bé có thể quay lại, chẳng hạn những em bé đã biết đi lại thích bò.

Dự đoán tuần khủng hoảng của bé

Dưới đây là cách để dự đoán tuần khủng hoảng của bé. Tất nhiên thời gian không hoàn toàn chính xác, nhưng đa phần các em bé đều phát triển theo trình tự này.

Cách vượt qua tuần khủng hoảng

Thành tựu của bé sau tuần khủng hoảng

Do tuần khủng hoảng có thể xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn nên thời điểm xuất hiện thành tựu cũng không hoàn toàn chính xác ở một số bé

5 tuần tuổi

Bé sẽ chuyển biến về mặt giác quan. Sự trao đổi chất của bé phát triển mạnh, đặc biệt là trong tuần thứ 5.

Đó cũng là lý do vì sao các mẹ thường có chung than phiền là sau 1 tháng tuổi trẻ trở nên rất khó chiều.

8 tuần tuổi

Sau tuần khủng hoảng thứ 2, em bé có những chuyển biến rõ rệt như giữ đầu ổn định hơn, quay đầu về hướng có âm thanh, bắt đầu quan tâm đến đồ chơi và các bộ phận trên cơ thể mình. Ngoài ra, bé còn phát ra những âm thanh gầm gừ, rất đáng yêu.

12 tuần tuổi

Ở 12 tuần tuổi, bé bắt đầu biết lẫy, biết lật, có thể ngóc đầu lên, cười nhiều hơn và cũng thích nghe âm thanh hơn.

Tất nhiên, mẹ cũng sẽ vất vả vì ngay trước đó trẻ sẽ bỏ ăn, không ngủ. Thực sự rất vất vả! Nhưng bù lại là những khoảnh khắc thật tuyệt vời phải không mẹ?

19 tuần tuổi

Bé thích đẩy ngón tay hoặc đồ ăn vào miệng. Bé còn biết đẩy ti ra khi đã no.

26 tuần tuổi

Bé biết cầm nắm, ngồi nhổm dậy, biết hét và cười. Ngoài ra, bé còn bắt đầu xác định được khoảng cách.

37 tuần tuổi

Sau tuần quấy khóc, trẻ sẽ hiểu được một số cụm từ đơn giản, thích bắt chước người khác, bắt đầu nhún nhảy theo điệu nhạc.

46 tuần tuổi

Con bắt đầu nói được các từ đơn, trả lời được câu hỏi ngắn của bố mẹ, thích xếp chồng các đồ vật.

55 tuần tuổi

Sau thời gian cáu kỉnh ở tuần wonder week thứ 8, trẻ có thể đi vịn, thậm chí là tự đi mà không cần vịn.

Thời điểm này, bé cũng thích đưa các đồ vật ra xa, vẽ tranh, tự cởi và mặc quần áo.

64 tuần tuổi

Em bé sơ sinh của chúng ta đã lớn hơn nhiều. Bé thích pha trò, biết nũng nịu, nịnh mẹ, bắt chước theo các hành động và biểu cảm của người lớn.

75 tuần tuổi

Thời gian này, bé hoàn toàn có thể đi vững và chạy nhảy. Đặc biệt, bé biết xâu chuỗi các sự kiện để điều chỉnh hành vi cho phù hợp với từng tình huống.

Cùng bé vượt qua 10 tuần khủng hoảng

Cách tốt nhất để giúp con vượt qua cột mốc khủng hoảng đó là bố mẹ hiểu được bé, từ đó giải mã thông điệp mà con muốn gửi qua tiếng khóc hay sự khó chịu.

Mong rằng, sau khi đã hiểu rõ hơn về wonder week, bố mẹ cũng sẽ bớt lo lắng, và hiểu được trong mỗi giai đoạn bé cần gì.

Dưới đây là một số cách để bố mẹ cùng bé vượt qua 10 tuần khủng hoảng dễ dàng hơn:

- Cho con ngủ giấc đêm sớm hơn bình thường 30 45 phút. Cắt đi 1 giấc ngày (áp dụng với tuần 12 26 hoặc 37 55 hoặc 64)

- Khi bé không muốn ăn, mẹ đừng ép quá kẻo biến việc biếng ăn sinh lý thành biếng ăn tâm lý. Mẹ đợi đến lúc bé đòi ăn thì cho bé ăn cũng được.

- Bố mẹ nên quan tâm đến bé nhiều hơn, cùng bé tham gia các trò chơi để giúp bé luyện tập các kỹ năng đang học.

- Nếu bé quấy khóc, bố mẹ có thể dỗ dành bé bằng các thực hiện các hoạt động mà bé yêu thích như cho bé ra ngoài chơi, cho bé nghịch nước hoặc massage cho bé.

Rút cục, wonder week không phải là 1 loại bệnh, nó chỉ là khoảng thời gian khó khăn để bé phát triển hoạt động và trí não. Chỉ cần bố mẹ chịu khó quan sát và lắng nghe, wonder week cũng sẽ trôi qua một cách nhẹ nhàng nhất.

Từ khóa: wonder week, 10 tuần khủng hoảng, khủng hoảng của trẻ lên 3

bình luận

Bé an toàn

Cách vượt qua tuần khủng hoảng
Có nên dùng máy hút mũi cho bé sơ sinh? Top những sản phẩm chất lượng nhất hiện nay
01/12/21 |
Cách vượt qua tuần khủng hoảng
Trẻ bị đờm, ho, khó thở, chảy nước mũi là nỗi lo lắng của các mẹ. Ngoài những cách thông...
Cách vượt qua tuần khủng hoảng
Kinh nghiệm chọn dầu óc chó cho trẻ ăn dặm? Loại dầu nào tốt nhất được các mẹ tin dùng.
01/12/21 |
Cách vượt qua tuần khủng hoảng
Trong quá trình ăn dặm của bé thì dầu ăn là một trong những gia vị không thể thiếu nhằm...
Cách vượt qua tuần khủng hoảng
Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Có cần lưu ý gì không?
30/11/21 |
Cách vượt qua tuần khủng hoảng
Sữa chua là thực phẩm cung cấp một lượng lớn chất khoáng và các loại vitamin rất tốt cho sự...