Cách viết một chương trình cơ bản gồm các bước nào

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Viết chương trình là gì?” cùng với những kiến thức mở rộng về Tin học là tài liệu đắt giá môn dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.

A. Tạo ra các câu lệnh được sắp xếp theo một trình tự nào đó

B. Viết ra một đoạn văn bản được sắp xếp theo chương trình

C. Viết ra các câu lệnh mà em đã được học

D. Tạo ra các câu lệnh để điều khiển Robot

Lời giải:

Đáp án A.Tạo ra các câu lệnh được sắp xếp theo một trình tự nào đó

Giải thích:

Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể, thông qua các câu lệnh được sắp xếp theo một trình tự nào đó để máy tính hiểu và thực hiện được.

Bổ sung thêm kiến thức thông qua bài mở rộng về Máy tính và chương trình máy tính cùng Top Tài Liệu nhé!

– Khái niệm câu lệnh: là những chỉ dẫn, nhiệm vụ cần được thực hiện được đưa ra để ra lệnh cho máy tính làm việc.

– Khái niệm chương trình: là một dãy các câu lệnh mà máy tính có thể hiểu để thực hiện theo.

– Mục đích của việc viết chương trình: chương trình được tạo ra nhằm khai thác tốc độ và khả năng tính toán của máy tính để ứng dụng nó vào các bài toán trong cuộc sống, công việc, học tập. chương trình giúp con người điều khiển máy tính đơn giản và hiệu quả hơn.

– Máy tính thực hiện các câu lệnh 1 cách tuần tự, từ trên xuống dưới.

Ví dụ: Chương trình Rô-bốt nhặt rác sẽ có thể có cách lệnh được thực hiện từ trên xuống dưới như sau:

– Tiến 2 bước

– Quay trái, tiến 1 bước

– Nhặt rác

– Quay phải, tiến 3 bước

– Quay trái tiến 2 bước

– Bỏ rác vào thùng

– Khái niệm ngôn ngữ máy: là các câu lệnh được tạo nên từ hai số 1 và 0.

– Khái niệm ngôn ngữ lập trình: là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.

– Ý nghĩa của ngôn ngữ lập trình: thay thế cho ngôn ngữ máy, bởi vì ngôn ngữ máy rất khó để sử dụng, ngôn ngữ lập trình thường là các từ có nghĩa, dễ nhớ nên gần gũi với con người hơn.

– Khái niệm chương trình dịch: Ngôn ngữ lập trình chỉ có con người hiểu được, để máy tính hiểu được thì phải dùng ngôn ngữ máy. Chương trình dịch là chương trình chuyển đổi từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.

– 2 bước tạo ra chương trình máy tính:

+ Viết chương trình bằng 1 ngôn ngữ lập trình

+ Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được

– Chương trình soạn thảo và chương trình dịch cùng với các công cụ tìm kiếm, sửa lỗi và thực hiện chương trình thường được kết nạp vào 1 phần mềm, được gọi là môi trường lập trình.

– Chương trình máy tính là một tập hợp các hướng dẫn cho việc thực hiện nhiệm vụ của một máy tính. Một máy tính đòi hỏi các chương trình phải hoạt động và thường thực hiện các lệnh chương trình ở bộ phận xử lý trung tâm. Một chương trình máy tính được viết bằng một ngôn ngữ lập trình.

– Một số ví dụ về các chương trình máy tính:

+ Một trình duyệt web như Mozilla Firefox và Apple Safari có thể được sử dụng để xem các trang web trên internet.

+ Một bộ phần mềm văn phòng có thể được sử dụng để viết các tài liệu hoặc bảng tính.

+ Trò chơi video là những chương trình máy tính.

– Chương trình máy tính có thể được phân loại theo các tuyến chức năng. Các loại chức năng chính là phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống. Hệ thống phần mềm bao gồm các hệ điều hành mà trong đó là sự tương tác giữa phần cứng với phần mềm máy tính. Mục đích của hệ điều hành là cung cấp một môi trường trong đó các phần mềm ứng dụng thực hiện một cách thuận tiện và hiệu quả. Ngoài các hệ điều hành, phần mềm hệ thống bao gồm các chương trình nhúng, các chương trình khởi động và Microcode. Phần mềm ứng dụng được thiết kế cho người dùng cuối có một giao diện người dùng.

– Phần mềm ứng dụng: là một chương trình máy tính được thiết kế để thực hiện một nhóm các chức năng phối hợp nhiệm vụ hoặc các hoạt động vì lợi ích của người sử dụng. Ví dụ về một ứng dụng bao gồm một bộ xử lý từ, một bảng tính, một ứng dụng kế toán, một trình duyệt web, một máy nghe nhạc,…

– Phần mềm tiện ích: là những chương trình ứng dụng được thiết kế để hỗ trợ quản trị hệ thống và lập trình máy tính. Các loại phần mềm tiện ích như Anti – virus, phần mềm sao lưu, quản lý clipboard, Cryptographic, nén dữ liệu,…

– Hệ điều hành: là một chương trình máy tính hoạt động như một trung gian giữa một người sử dụng máy tính và các phần cứng máy tính.

– Chương trình khởi động: một máy tính được lưu trữ chương trình đòi hỏi một chương trình máy tính ban đầu được lưu giữ trong bộ nhớ chỉ để đọc và khời động. Qúa trình khởi động là xác định và khởi tạo tất cả các khía cạnh của hệ thống, từ đăng ký xử lý để điều khiển thiết bị cho nội dung bộ nhớ.

– Chương trình nhúng: một thiết bị phần cứng có thể đã nhúng firmware để kiểm soát hoạt động của nó. Firmware được sử dụng khi các chương trình máy tính không bao giờ thay đổi, hoặc khi chương trình không bị mất khi tắt nguồn.

– Microcode: là các chương trình kiểm soát một số bộ phận xử lý trung tâm và một số phần cứng khác. Mã này di chuyển dữ liệu giữa các thanh ghi, đơn vị logic số học và các đơn vị chức năng khác trong CPU.

Ở bài trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu C++ là gì, nó được dùng cho mục đích gì… Các bạn xem đến bài này nghĩa là các bạn đã quyết định theo đuổi ngôn ngữ lập trình C++, hi vọng các bạn có thể theo đuổi đến cùng với lựa chọn của mình.

Trong bài học này, chúng ta thảo luận về các bước để phát triển ra một chương trình C++ trước khi các bạn bắt đầu với chương trình đầu tiên của mình.

Một chương trình máy tính (phần mềm) được tạo ra nhằm được sử dụng trong một hoặc một vài mục đích cụ thể nào đó (Thống kê, dạy học, y tế, để giải trí,… hay thậm chí phần mềm được tạo ra để hổ trợ lập trình viên tạo ra những phần mềm). Viết một chương trình là một công đoạn nhỏ trong quá trình sản xuất phần mềm (vì một phần mềm thường là tập hợp của nhiều chương trình nhỏ) nhưng nó cũng được thực hiện thông qua những công đoạn tương tự như phát triển một phần mềm lớn.

(Nguồn: www.learncpp.com)

Các bước cụ thể là:

  • Xác định vấn đề cần giải quyết.
  • Thiết kế giải pháp (chọn nền tảng phát triển, chọn ngôn ngữ, chọn công cụ, xác định thuật toán cho chương trình…).
  • Viết chương trình thực hiện theo giải pháp đã đề ra.
  • Biên dịch chương trình (chuyển đổi mã lập trình về mã máy).
  • Liên kết các file đã được biên dịch.
  • Chạy chương trình, kiểm tra và sửa lỗi cho chương trình.

Đối với một số lập trình viên chuyên nghiệp (hoặc do vấn đề cần giải quyết quá đơn giản), người ta có thể thực hiện nhanh bước 1, 2 và bắt tay vào viết chương trình ngay lập tức.

Mục tiêu của khóa học này cũng bao gồm rèn luyện tư duy giúp bạn phát triển khả năng tự giải quyết vấn đề của riêng mình.

Chúng ta bắt đầu làm rõ từng bước trong quá trình phát triển chương trình phần mềm (hay cụ thể là chương trình C++).

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết.

Công đoạn này quyết định phần lớn đến việc chương trình của bạn được thực hiện một cách khó khăn hay dễ dàng. Nhưng trên lý thuyết, nó khá đơn giản. Tất cả những gì bạn cần là một ý tưởng có thể dễ dàng xác định. Để dễ hiểu hơn, chúng ta cùng đặt một câu hỏi: Bạn đang gặp phải vấn đề gì?

  • Mình xin đưa ra một số tình huống cụ thể:

  • Mình muốn có một chương trình cho phép nhập vào năm sinh, sau đó tính ra số tuổi hiện tại của bạn.

  • Mình muốn viết một chương trình tìm ra đường đi ngắn nhất để đi từ nhà đến trường.

  • Mình cần một chương trình giúp mình hoàn tất đống sổ sách một cách nhanh chóng hơn.

Trên đây là ba trường hợp ngẫu nhiên mình nghĩ đến vì mình cần dùng nó trong cuộc sống. Vì mình cần máy tính giúp mình giải quyết những thứ tương tự như trên, nên mình đã xác định vấn đề của riêng mình. Cùng xem thử mình đã xác định được nó bằng cách nào.

  • Trường hợp 1: Mình muốn có một chương trình cho phép nhập vào năm sinh, sau đó tính ra số tuổi hiện tại của bạn.

Có lẽ đây là một vấn đề quá đơn giản so với một số người, nhưng trước khi làm cho máy tính hiểu được vấn đề, bản thân chúng ta phải hiểu được vấn đề trước. Mình đã tự đặt câu hỏi với bản thân là: “Hiện tại, mình đang cần biết điều gì?”. Sau đó mình tự trả lời với bản thân là: “Mình muốn biết năm nay mình bao nhiêu tuổi”.

  • Trường hợp 2: Mình muốn viết một chương trình tìm ra đường đi ngắn nhất để đi từ nhà đến trường.

Câu hỏi mình tự đặt ra: “Làm thế nào để tiết kiệm xăng bây giờ?” Tự trả lời luôn: “Để kiếm coi đường nào ngắn nhất để đi tới trường mới được”.

  • Trường hợp 3: Mình cần một chương trình giúp mình hoàn tất đống sổ sách một cách nhanh chóng hơn.

Câu hỏi: “Với cái đống sổ sách này, làm sao mình có thể dành thời gian đi chơi với gấu được?” Trả lời: “Phải tìm cách để quản lý nó thôi, tiện thể đưa cho máy tính làm luôn cho khỏe”.

Có thể trong cuộc sống các bạn gặp phải những vấn đề không giống với mình đưa ra ở trên. Có thể đó là một bài toán khó, một trường hợp khó giải quyết, và bạn cần cái máy tính của bạn giúp đỡ, đó là lúc mà bạn phải tự tìm ra câu trả lời cho bản thân.

Bước 2: Thiết kế giải pháp

Đây là lúc mà bạn cần đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào” để giải quyết những vấn đề trên?

Vấn đề nan giải là một trường hợp ở trên đều có nhiều hơn 1 cách giải quyết. Một trong số chúng tốt, số còn lại đa phần là không tốt. Thường thì trong bước này, một số lập trình viên tồi sẽ thực hiện một cách lôi thôi, cẩu thả nhất trong tất cả các công đoạn. Mình đã thấy nhiều người mới học lập trình, sau khi nhìn ra được vấn đề, họ ngồi xuống và bắt đầu code những gì họ đang tưởng tượng. Đa phần, kết quả sinh ra không như mong đợi.

Điển hình, một giải pháp tốt thường có những đặc điểm sau:

  • Nó có tính minh bạch, rõ ràng.
  • Nó có thể sử dụng lại và dễ thay đổi trong tương lai.
  • Tính hiệu quả.
  • Thực hiện tốt công đoạn này, bạn sẽ giảm được tối đa khả năng phát sinh lỗi trong chương trình (sẽ tiết kiệm được khối thời gian cho việc sửa lỗi).

Ở những bài sau, các bạn sẽ được học cách tự mình đưa ra giải pháp cho từng tình huống cụ thể.

Bước 3: Viết chương trình

Để viết được chương trình, bạn cần biết:

Ngôn ngữ lập trình bạn đang sử dụng.

IDE (môi trường phát triển ứng dụng).

Bạn hoàn toàn có thể viết chương trình trên một số công cụ soản thảo văn bản như Notepad, Notepad++, Sublime Text,…

Nhưng trong khóa học này, mình khuyên các bạn nên sử dụng IDE, vì nó hổ trợ khá nhiều cho các bạn trong việc compile và liên kết các file đối tượng.

Cụ thể, mình sử dụng công cụ Visual studio 2015 mà mình sẽ hướng dẫn cài đặt trong bài học tiếp theo. File chứa mã nguồn C++ của bạn cần được đặt tên và lưu với phần mở rộng là .cpp giúp cho hệ điều hành có thể hiểu được đó là file mã nguồn C++. Sau này bạn có thể gặp một số file C++ có định dạng phần mở rộng khác như .h, .hpp… nhưng chúng ta sẽ nói về vấn đề này sau.

Bước 4: Biên dịch chương trình

Để biên dịch một chương trình C++, chúng ta cần một trình biên dịch (compiler).

Mục đích của compile chương trình là biến những file mã nguồn có đuôi .cpp, … thành những file object .o

(Nguồn: www.learncpp.com)

Chúng ta sử dụng luôn trình biên dịch tích hợp sẵn trong visual studio 2015 nên khá tiện lợi.

Bước 5: Liên kết các file object

(Nguồn: www.learncpp.com)

Các files object sau khi được compiler biên dịch vẫn còn nằm tách biệt với nhau. Nên quá trình này sẽ thực hiện liên kết chúng thành một file duy nhất, gọi là executable file (file .exe).

Bước 6: Chạy chương trình và kiểm lỗi

Trong công đoạn này, bạn hoặc ai đó chạy chương trình mà bạn đã tạo ra, với nhiều giá trị khác nhau được đưa vào nhằm chắc chắn rằng chương trình hoạt động như ý muốn.

Ở bài sau, chúng ta sẽ nói về IDE (môi trường tích hợp phát triển).

P/s: Hẹn gặp lại các bạn trong bài học tiếp theo trong khóa học lập trình C++ hướng thực hành.

Mọi ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc có thể đặt câu hỏi trực tiếp tại diễn đàn

www.daynhauhoc.com

Link Videos khóa học

//www.udemy.com/c-co-ban-danh-cho-nguoi-moi-hoc-lap-trinh/learn/v4/overview

Video liên quan

Chủ đề