Cách tính nguồn vốn ngắn hạn

là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, được sử dụng nhiều trong các báo cáo tài chính. Vậy thế nào là vòng quay vốn lưu động? Vòng quay vốn lưu động được tính như thế nào, có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp? Jenfi sẽ giúp bạn hiểu hơn về chỉ số này cũng như đề xuất một số cách giúp bạn quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả mà các chủ doanh nghiệp cần biết.

1. Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động trong tiếng anh là Working Capital. Đây là nguồn vốn có sẵn trong ngắn hạn của doanh nghiệp để đáp ứng kịp thời cho những hoạt động liên tục như: Thanh toán lương nhân viên; Mua nguyên vật liệu; Thanh toán các khoản thuế, nợ đến hạn của doanh nghiệp,...Vốn lưu động còn có tên gọi khác là vốn luân chuyển do có tính thanh khoản cao. Đây được coi là nguồn tài sản đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp vận hành bình thường.

Cách tính nguồn vốn ngắn hạn

Một khái niệm khác mà chủ doanh nghiệp cần lưu ý là vốn lưu động ròng. Khái niệm này khác hoàn toàn so với vốn lưu động ở trên. Tìm hiểu về sự khác nhau giữa 2 khái niệm này ở đây: Vốn lưu động ròng là gì? Vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác ra sao?

Cho dù doanh nghiệp hoạt động tạo ra doanh thu rất lớn nhưng không có nguồn vốn lưu động đảm bảo thì khả ảnh hưởng đến quá trình sản xuất là rất lớn. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tạm ngưng hoạt động trong một thời gian nhất định.

2. Vòng quay vốn lưu động là gì?

Vòng quay vốn lưu động (tiếng Anh: Working capital turnover) là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh, từ giai đoạn sản xuất đến khi thành phẩm, bán ra thị trường và thu hồi vốn quay lại tài khoản của doanh nghiệp. 

Vòng quay vốn lưu động là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chúng phản ánh khả năng doanh nghiệp có thể hoàn thành bao nhiêu chu kỳ kinh doanh và luân chuyển bao nhiêu lần vốn lưu động trong một năm. 

Cách tính nguồn vốn ngắn hạn

Vòng quay vốn lưu động càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động tốt và ngược lại. Vòng quay vốn lưu động thấp cho thấy khả năng chuyển hóa vốn và lưu thông hàng hoá chậm, phản ánh sự yếu kém trong kinh doanh của doanh nghiệp. 

Tìm hiểu về bí quyết xoay vốn hiệu quả tại đây:7 Bí Quyết Xoay Vốn Cực Hiệu Quả Dành Cho Startup Và Doanh Nghiệp Nhỏ

Thông thường, do tính thanh khoản hàng hóa nhanh nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại sẽ có vòng quay vốn lưu động cao hơn. Ngoài ra, họ cũng không bị chôn vốn vào hàng tồn kho hay  chi phí sản xuất nhiều như các doanh nghiệp sản xuất.

3. Ý nghĩa của vòng quay vốn lưu động với doanh nghiệp

Vòng quay vốn lưu động đóng vai trò quan trọng, đánh giá tình hình phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Nếu vòng quay vốn lưu động cao, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuận phát triển, dòng tiền ổn định. Ngoài ra, điều này cũng chứng tỏ doanh nghiệp đang làm tốt các hoạt động quản lý tốt hàng tồn kho, xử lý nợ công và bán hàng. Doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn nhanh, tăng cường quay vòng vốn để đẩy mạnh kinh doanh.
  • Nếu vòng quay vốn lưu động nhỏ hoặc về số âm, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang có vấn đề. Tỷ lệ lợi nhuận thấp, khả năng thu hồi vốn chậm, hàng tồn kho lớn và hoạt động bán hàng trì trệ. Dòng tiền của doanh nghiệp tạo ra doanh thu chậm từ đó kéo theo lợi nhuận thấp. Lúc này những người đứng đầu doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa ra các quyết định mới để cải thiện tình hình kinh doanh theo chiều hướng tích cực hơn. 

Mỗi một ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có chỉ số vòng quay vốn lưu động khác nhau. Nhưng tựu chung, chúng là chỉ số phản ánh tình hình “sức khoẻ” của doanh nghiệp. Cho thấy doanh nghiệp luân chuyển bao nhiêu lần vốn lưu động trong một năm? Doanh nghiệp có đang phát triển không? Từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp để cải thiện tình hình kinh doanh.

4. Công thức tính vòng quay vốn lưu động mà các chủ doanh nghiệp cần biết

4.1 Công thức tính vốn lưu động

Vốn lưu động được tính theo công thức đơn giản như sau: 

Cách tính nguồn vốn ngắn hạn

Trong đó:

  • Tài sản ngắn hạn: Là tài sản Tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau như: Tiền mặt, hàng hoá có thể bán ngay, các khoản đầu tư,...thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
  • Nợ ngắn hạn: Bao gồm các khoản nợ doanh nghiệp phải phải trả trong thời ngắn hạn như: Nợ ngân hàng, nợ đối tác,...

4.2 Công thức xác định vốn lưu động bình quân

Tổng vốn lưu động trong 12 tháng chia đều cho 12 tháng được gọi là Vốn lưu động bình quân. Công thức tính như sau:

Cách tính nguồn vốn ngắn hạn

Tổng vốn lưu động trong 12 tháng: Tổng vốn lưu động từ tháng 1 đến tháng 12

4.3 Công thức xác định vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động được tính toán theo công thức như sau:

Cách tính nguồn vốn ngắn hạn

Trong đó, doanh thu thuần là doanh số bán hàng sau khi trừ đi các chi phí như: Giảm giá, khuyến mãi, chiết khấu, hàng trả lại…của doanh nghiệp

5. Cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả

Tầm quan trọng của vòng quay vốn lưu động thúc đẩy những người đứng đầu doanh nghiệp không ngừng cải tiến nhằm cải thiện chỉ số này. Theo các chuyên gia kinh tế, để quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả, doanh nghiệp cần chú trọng đến những yếu tố sau đây:

Cách tính nguồn vốn ngắn hạn

5.1 Quản lý tiền mặt

Nguồn tiền mặt để giải quyết những bài toán tức thời trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Quản lý tốt nguồn tiền mặt, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội mới giúp tăng trưởng doanh thu.

Những người làm chủ cần nắm rõ dòng tiền mặt hiện có là bao nhiêu. Từ đó phân bổ các hoạt động sản xuất, bán hàng hợp lý và kịp thời bổ sung thêm để đáp ứng các khoản chi phí phát sinh khác trong quá trình kinh doanh. Tùy theo tình thực tế, doanh nghiệp cần xác định được lượng tiền tối thiểu luôn phải đảm bảo để xử lý các phát sinh trong hoạt động thường ngày.

5.2 Quản lý hàng hoá tồn kho

Hàng tồn kho quá lớn sẽ làm đình trệ và đóng băng dòng tiền chuyển đổi thu về. Ảnh hưởng rất lớn đến những kế hoạch của doanh nghiệp từ duy trì đến phát triển. Có thể nói, hàng tồn kho là yếu tố chính khiến cho vòng quay vốn lưu động chậm lại. Doanh nghiệp cần nắm được chính xác tình hình hàng hoá của mình, số lượng tồn kho trong tháng là bao nhiêu, nguyên nhân tồn kho,...Từ đó đưa ra những quyết sách giải quyết như hạn chế sản xuất mặt hàng đang tồn, đẩy mạnh truyền thông, tập trung nguồn lực cho bán hàng. 

Doanh nghiệp nên chú trọng đến số liệu bình quân các thời điểm trong năm và đưa ra ngưỡng tồn kho. Khi tồn kho vượt ngưỡng, cần nhanh chóng điều chỉnh hướng kinh doanh để quay vòng vốn.

5.3 Quản lý nợ tồn đọng

Nợ cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vòng quay vốn lưu động. Đây là vấn đề phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.

Các khoản nợ cần nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt để bổ sung vào nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp. Nếu không, chúng sẽ là nguyên nhân khiến cho vòng quay vốn lưu động bị chậm lại. Doanh nghiệp cần theo dõi sát sao các khoản công nợ để cân đo khối lượng tài chính nội bộ. Tiến hành các hoạt động thu hồi nợ kịp thời, đảm bảo hoàn thành công nợ theo dự kiến. Từ đó giúp doanh nghiệp ổn định nguồn vốn lưu động, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững.

6. Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Kỳ luân chuyển vốn lưu động là số liệu phản ánh 1 vòng quay vốn lưu động cần mất bao nhiêu thời gian. Từ đây, doanh nghiệp có thể tính toán lượng vốn lưu động cần sử dụng cho từng thời kỳ. Đảm bảo tận dụng tối đa các nguồn lực còn lại để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng và phát triển doanh nghiệp.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động này càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh và hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

7. Vòng quay vốn lưu động bao nhiêu là hợp lý?

Vòng quay vốn lưu động của các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau, phụ thuộc vào mô hình hoạt động và định hướng sản xuất của từng doanh nghiệp. Chính vì vậy không có con số chung để đánh giá vòng quay vốn lưu động bao nhiêu là hợp lý. Nếu một doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu hụt vốn cho những hoạt động thông thường như trả lương nhân viên, mua nguyên vật liệu,...thì đó là dấu hiệu cho thấy vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp đang rất thấp.

Doanh nghiệp cần dựa trên những dữ liệu từ tình hình thực tế để tính vòng quay vốn lưu động và đưa ra các phân tính, định hướng phát triển phù hợp. 

Bài viết vừa rồi đã cung cấp đến bạn những thông tin xoay quanh chủ đề vòng quay vốn lưu động, công thức tính cũng như ý nghĩa của chúng. Hy vọng những kiến thức trong bài viết này sẽ hữu ích với các bạn trong thực tế. Hiểu được ý nghĩa của vốn lưu động và công thức tính vòng quay vốn lưu động kết hợp với thực tế nội bộ cụ thể sẽ giúp hoạt động quản lý doanh nghiệp tốt hơn. Đừng bỏ qua những bài viết từ Jenfi để bổ sung những kiến thức hữu ích liên quan đến quản lý doanh nghiệp & tài chính nhé!