Cách tính độ thỏa dụng

Chapter3

LA Hoang                                                                                                                                                                                    4 years ago

Huỳnh Mai                                                                                                                                                                                    5 years ago

LA Hoang 4 years ago LA Hoang

Huỳnh Mai 5 years ago Huỳnh Mai

Chapter3

  1. 1. Chương III: Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng                                          Chương III                   LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI                   CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG    Lý thuyết về cung - cầu và quan hệ cung - cầu giúp ta hiểu được quá trình mua bán, traođổi hàng hóa cũng như sự hình thành giá cả trên thị trường. Tuy nhiên, nó lại không giảithích được vì sao một người tiêu dùng nào đó lại lựa chọn tiêu dùng một hàng hóa hay dịchvụ này mà không tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ khác. Lý thuyết về hành vi của người tiêudùng sẽ giúp trả lời câu hỏi này.I. LÝ THUYẾT VỀ ĐỘ THỎA DỤNG1. Khái niệm về độ thỏa dụng   1.1 Độ thỏa dụng (U)   Có thể nói động cơ đầu tiên đưa người ta đến tiêu dùng một hàng hóa hoặc dịch vụ nàođó chính là sở thích về hàng hóa hay dịch vụ đó và khi tiêu dùng chúng sẽ mang lại chongười tiêu dùng một cảm giác bằng lòng hoặc thỏa mãn nào đó. Các nhà kinh tế đã kháiquát và đo lường mức độ bằng lòng hoặc thỏa mãn này bằng một khái niệm gọi là độ thỏadụng.   Độ thỏa dụng biểu thị mức độ thích thú, thỏa mãn hoặc bằng lòng mà một người tiêudùng có được từ việc tiêu dùng một hàng hóa hay dịch vụ nào đó.    Dĩ nhiên, chúng ta không đo lường được độ thỏa dụng bằng các đơn vị đo lường vật lýnhư trọng lượng, chiều dài, và bản thân người tiêu dùng cũng không đo lường được độthỏa dụng của họ khi tiêu dùng một hàng hóa hay dịch vụ. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thểbiết được mình thích hàng hóa nào hơn, nghĩa là họ có thể xếp hạng độ thỏa dụng đối vớinhững hàng hóa khác nhau. Với cơ sở đó, độ thỏa dụng khi tiêu dùng một hàng hóa haydịch vụ được các nhà kinh tế biểu thị bằng những con số. Nếu mức độ thỏa mãn hay bằnglòng càng cao thì độ thỏa dụng được biểu thị bằng những con số càng lớn.   Ví dụ: Khi ăn 1 trái cam người tiêu dùng cảm thấy ngon thì chúng ta có thể biểu diễn cảmgiác ngon miệng này bằng một con số như 20 và như vậy độ thỏa dụng của trái cam trongtrường hợp này là 20, đồng thời nếu trái cam này được người tiêu dùng cho là ngon hơnmột trái chuối thì độ thỏa dụng của trái chuối có thể là 15.   Sự bằng lòng hay thỏa mãn của người tiêu dùng khi tiêu dùng một loại hàng hóa haydịch vụ thay đổi thường xuyên, vì vậy độ thỏa dụng cũng là một đại lượng liên tục thay đổivà độ thỏa dụng có những đặc điểm như sau:    Độ thỏa dụng phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người tiêu dùng: Rõ ràng vớicùng một loại hàng hóa hay dịch vụ nhưng đối với người này có thể có cảm giác hài lòng khi                                                                                                    45
  2. 2. Kinh tế học vi môtiêu dùng nó nhiều hơn đối với người khác, điều này hoàn toàn lệ thuộc vào sở thích củangười tiêu dùng đối với hàng hóa hay dịch vụ đó.      Độ thỏa dụng phụ thuộc vào số lượng hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng: Khi tiêudùng nhiều hơn một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó người tiêu dùng luôn cảm thấy hàilòng nhiều hơn nghĩa là độ thỏa dụng khi tiêu dùng nhiều lớn hơn khi tiêu dùng ít.      Độ thỏa dụng phụ thuộc vào từng điều kiện tiêu dùng cụ thể: trong những hoàn cảnhkhác nhau mức độ hài lòng có được khi tiêu dùng cùng một loại hàng hóa cũng khác nhau.Người tiêu dùng sẽ hài lòng hơn nếu uống một ly trà đá vào buổi trưa chứ không phải lúcsáng sớm.     1.2 Tổng độ thỏa dụng (TU)   Tổng độ thỏa dụng (TU) là toàn bộ mức độ thỏa mãn hoặc bằng lòng mà một người tiêudùng có được khi tiêu dùng một số các hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó trong một thời giannhất định.   Với khái niệm như trên, tổng độ thỏa dụng cũng có thể được biểu diễn dưới dạng mộthàm số của một tập hợp những hàng hóa, dịch vụ nào đó.                                     TU = f (X, Y, Z, )    Khi tiêu dùng càng nhiều hàng hóa, dịch vụ thì tổng độ thỏa dụng mang lại cho người tiêudùng càng lớn. Nhưng ở một mức độ nào đó, tổng độ thỏa dụng sẽ đạt đến mức tối đa chodù có tiêu dùng nhiều hơn nữa. Đó là điểm bảo hòa của người tiêu dùng đối với sản phẩmđó. Vượt qua điểm đó, tổng độ thỏa dụng sẽ giảm.     Tuy nhiên trên thực tế rất hiếm khi người tiêu dùng lại tiêu dùng quá mức một loại hànghóa hay dịch vụ nào đó, bởi lẽ khi không còn cảm giác hài lòng hay thỏa mãn nữa nghĩa làkhông còn sở thích đối với hàng hóa hay dịch vụ đó thì người tiêu dùng sẽ không tiếp tục tiêudùng, mặt khác do sự hạn chế về tiền bạc nên người tiêu dùng luôn có xu hướng dành sựchi tiêu cho hàng hóa hay dịch vụ khác khi không còn sở thích về hàng hóa hay dịch vụ đó.     Do vậy, khi nghiên cứu về tổng độ thỏa dụng chúng ta chỉ nghiên cứu trong số lượnghàng hóa còn mang lại cảm giác thích thú cho người tiêu dùng, tức là chỉ xem xét tổng độthỏa dụng luôn tăng khi tăng số lượng hàng hóa được tiêu dùng.     1.3 Độ thỏa dụng biên (MU):     Độ thỏa dụng biên (MU) là mức tăng thêm của tổng độ thỏa dụng (TU) khi tiêu dùng thêmmột đơn vị hàng hóa hay dịch vụ nào đó.   Như vậy, với khái niệm về độ thỏa dụng biên MU ở trên, ta có thể tính được độ thỏadụng biên MU theo công thức sau:                                               TU                                        MU =       = TU                                               Q46
  3. 3. Chương III: Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng   Độ thỏa dụng biên như công thức tính ở trên chính là độ dốc của đường tổng độ thỏadụng ngay tại điểm mà chúng ta đang xem xét.   Giả sử một người tiêu dùng một số quả cam và tổng độ thỏa dụng TU mà anh ta có đượccho trong bảng sau:              Số trái cam tiêu dùng       Tổng độ thỏa dụng       Độ thỏa dụng biên                          Q                      TU                          MU                          0                      0                          1                      10                          10                          2                      18                          8                          3                      24                          6                          4                      28                          4                          5                      30                          2                          6                      30                          0                          7                      28                          -2    Với tổng độ thỏa dụng TU như trên ta có thể tính được độ thỏa dụng biên MU và như vậyta có thêm được cột thứ 3 là MU.    Nếu biểu diễn tổng độ thỏa dụng TU và độ thỏa dụng biên MU trên đồ thị thì ta được 2 đồthị như hình 3.1:             Hình 3.1: Đường tổng độ thỏa dụng TU và đường độ thỏa dụng biên MU TU                                                   MU   30                                          TU   24                                                             MU                                                      10   18                                                   8                                                        6   10                                                   4                                                        2         1    2   3   4       5   6   7    Q                  1     2    3        4   5   6    7   Q                                                       -22. Qui luật độ thỏa dụng biên (MU) giảm dần   Khái niệm tổng độ thỏa dụng và độ thỏa dụng biên giải thích vì sau chúng ta lại tiêu dùngmột loại hàng hóa hay dịch vụ, cũng như vì sao chúng ta lại thôi tiêu dùng chúng vào mộtthời điểm nào đó. Trái cam thứ nhất có thể gây cảm giác ngon miệng, nhưng đến trái camthứ hai ta cảm thấy không ngon bằng trái cam thứ nhất và tương tự đến trái cam thứ sáu,thứ bảy có thể gây cảm giác buồn nôn. Điều này có nghĩa là tiêu dùng với số lượng càng lớnthì độ thỏa dụng biên càng nhỏ. Hiện tượng này được các nhà kinh tế khái quát thành qui                                                                                                       47
  4. 4. Kinh tế học vi môluật gọi là qui luật độ thỏa dụng biên giảm dần.   Qui luật độ thỏa dụng biên giảm dần phát biểu như sau: độ thỏa dụng biên của một hànghóa có xu hướng giảm đi khi lượng hàng hóa đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời kỳnhất định.   Sở dĩ độ thỏa dụng biên ngày càng giảm đi là do sự thỏa mãn hay bằng lòng đối với mộthàng hóa ngày càng giảm đi khi tiêu dùng tăng thêm mặt hàng đó. Qui luật độ thỏa dụngbiên giảm dần nói lên khi ta tiêu dùng với số lượng ngày càng nhiều hơn một mặt hàng nàođó thì tổng độ thỏa dụng tăng lên nhưng với tốc độ chậm dần.     Qui luật độ thỏa dụng biên giảm dần chỉ đúng khi tiêu dùng những một số lượng nào đócủa cùng một loại hàng hóa hay dịch vụ trong cùng một thời điểm. Nếu tiêu dùng đồng thờinhiều loại hàng hóa khác nhau thì chúng ta không có qui luật này.3. Độ thỏa dụng biên (MU) và đường cầu (D)                                                            Hình 3.2: Đường cầu cá nhân    Giữa độ thỏa dụng biên và giá cả có một mối liênhệ mật thiết. Độ thỏa dụng biên của việc tiêu dùng Phàng hóa càng lớn, nghĩa là mức độ thỏa mãn đemlại cho người tiêu dùng khi tiêu dùng hàng hóa cànglớn, thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá càng caohơn và khi độ thỏa dụng biên giảm thì sự sẵn sàngchi trả cũng giảm đi. Như vậy có thể dùng giá để đođộ thỏa dụng biên của việc tiêu dùng hàng hóa.   Nếu so sánh, ta thấy có sự tương tự về dạng của                          D = MUđường cầu và dạng của đường độ thỏa dụng biên.Nó thể hiện một điều là đằng sau đường cầu củangười tiêu dùng chứa đựng độ thỏa dụng biên giảm                                 Qdần của người đó, hay do qui luật độ thỏa dụng biêngiảm dần mà đường cầu dốc xuống. Nói cách khác, đường biểu diễn về độ thỏa dụng biênMU của người tiêu dùng chính là đường cầu cá nhân của người đó.4. Thặng dư tiêu dùng (Consumer Surplus  CS)                                                                Hình 3.3: Thặng dư tiêu dùng   Thặng dư tiêu dùng là tổng số lợi ích hay giá trị Pmà người tiêu dùng nhận được ngoài số tiền họ thực Asự chi ra để mua hàng.                                                                       Thặng dư tiêu dùng    Thặng dư tiêu dùng được xác định là phần diệntích gạch chéo như trong hình 3.3. Nó chính là toànbộ chênh lệch giữa mức giá cao nhất mà người tiêu                                                                              Edùng chấp nhận trả cho hàng hóa hay dịch vụ với Pemức giá thị trường của nó.   Trên thị trường luôn tồn tại một số người tiêu                                                                                          Ddùng chấp nhận trả giá cao cho một số lượng ít của                                                        O                    Q                 Q48
  5. 5. Chương III: Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngmột loại hàng hóa. Tuy nhiên, thực tế họ chỉ trả tiền theo mức giá Pe của thị trường và nhưvậy họ cảm thấy mình được lợi khi tiêu dùng hàng hóa này. Tổng lợi ích mà những ngườitiêu dùng này cảm thấy có được chính là phần diện tích được gạch chéo trên đồ thị haychính là thặng dư tiêu dùng.   Cũng có thể lý giải phần thặng dư tiêu dùng theo cách như sau: tổng độ thỏa dụng (tổnglợi ích) mà người tiêu dùng có được khi tiêu dùng Q đơn vị sản phẩm là diện tích tứ giácOAEQ, nhưng số tiền thực sự mà những người tiêu dùng trên thị trường chi ra là diện tíchOPeEQ (vì những người tiêu dùng sử dụng Q đơn vị sản phẩm và mỗi sản phẩm trả với mứcgiá Pe). Diện tích của phần gạch chéo thể hiện cho độ thỏa dụng (lợi ích) dôi ra mà toàn bộnhững người tiêu dùng trên thị trường có được.II. LỰA CHỌN TỐI ƯU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG   Các phân tích về cầu đã giải thích về quyết định tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ củangười tiêu dùng dựa trên giả định mua một hàng hóa riêng lẻ với những số lượng khácnhau. Tuy nhiên, trên thực tế khi quyết định tiêu dùng người tiêu dùng phải giải quyết vấn đềlựa chọn và sẽ mua hàng hóa nào trong nhiều hàng hóa với một số tiền chi tiêu hạn chế màvẫn cho phép họ có được sự thỏa mãn tối đa. Vấn đề này được xem xét thông qua mô hìnhđường giới hạn ngân sách và đường bàng quan.1. Đường bàng quan (Indifference Curve: IC)    Đường bàng quan (hay còn gọi là đường đẳng ích) minh họa cho sở thích của người tiêudùng về hàng hóa hay dịch vụ và được xây dựng dựa trên các giả định về bản chất của sởthích và khẩu vị:    + Đối với một loại hàng hóa, bao giờ người tiêu dùng cũng thích tiêu dùng nhiều hơn làtiêu dùng ít.   +   Một người tiêu dùng có thể biết mình thích một tập hợp hàng hóa này hơn một tậphợp hàng hóa khác hoặc không xác định được mình thích tập hợp hàng hóa nào hơn tronghai tập hợp hàng hóa được cho trước.   +   Sở thích của người tiêu dùng có tính chất bắc cầu.   Với những giả định trên, đường bàng quan được               Hình 3.4: Đường bàng quankhái quát như sau:                                       Y   Đường bàng quan thể hiện những kết hợp khácnhau trong việc lựa chọn hai loại hàng hóa và tất cảnhững kết hợp đó đều mang lại tổng độ thỏa dụngnhư nhau cho người tiêu dùng.   Các đường bàng quan có những đặc điểm như                                                                                            TU3sau:                                                                                            TU2     + Các đường bàng quan dốc xuống và thường                                              TU1thì lồi về phía gốc tọa độ.                                                                                                  X                                                                                                  49
  6. 6. Kinh tế học vi mô     +   Các đường bàng quan không cắt nhau.   + Có vô số đường bàng quan, các đường bàng quan càng xa gốc tọa độ phản ánh độthỏa dụng càng cao so các đường bàng quan nằm gần gốc tọa độ.   Tất nhiên, với những sở thích khác nhau về các loại hàng hóa hay dịch vụ thì hình dángcủa các đường bàng quan cũng khác nhau. Hình dáng của đường bàng quan chỉ ra mức độkhác nhau của sự mong muốn thay thế hàng hóa này bằng hàng hóa khác.   Chúng ta hãy xem xét hình dáng đường bàng quan của người tiêu dùng A và B trongtrường hợp sau.     Giả định rằng:     +   Người tiêu dùng A và B chỉ có sự lựa chọn hai hàng hóa là X và Y.     +   Người tiêu dùng A thích hàng hóa X hơn hàng hóa Y và ngược lại người tiêu dùng Bthích hàng hóa Y hơn hàng hóa X.    Người tiêu dùng A thích hàng hóa X hơn nên nếu có sự đánh đổi giữa 2 hàng hóa X và Ythì anh ta chỉ chấp nhận đổi một đơn vị hàng hóa X lấy nhiều đơn vị hàng hóa Y, do đóđường bàng quan của anh ta sẽ dốc về phía X hơn như trong hình 3.5. Nếu người tiêu dùngA chỉ quan tâm đến hàng hóa X mà hoàn toàn không thích hàng hóa Y thì đường bàng quancủa anh ta sẽ là một đường thẳng đứng.    Ngược lại, người tiêu dùng B thích hàng hóa Y hơn nên anh ta chỉ chấp nhận đổi 1 đơnvị hàng hóa Y lấy nhiều đơn vị hàng hóa X và vì vậy đường bàng quan của anh ta sẽ dốc vềphía Y hơn. Nếu anh ta chỉ quan tâm đến hàng hóa Y mà hoàn toàn không thích hàng hóa Xthì đường bàng quan của anh ta sẽ là đường nằm ngang.              Hình 3.5: Đường bàng quan của những người tiêu dùng có sở thích khác nhau                    Đường bàng quan của A                 Đường bàng quan của B          Y                                         Y                                              X                                           X    Với hai tập hợp nào đó giữa hai hàng hóa X và Y cùng nằm trên một đường bàng quansẽ mang lại cho người tiêu dùng cùng một mức tổng độ thỏa dụng. Tuy nhiên, khi lựa chọngiữa hai tập hợp hàng hóa người tiêu dùng phải hy sinh bớt một loại hàng hóa này để cóthêm một hàng hóa khác. Và chúng ta thấy, số lượng hàng hóa Y mà người tiêu dùng phảitừ bỏ để có thêm một đơn vị hàng hóa X giữa hai điểm 1 và 2 như trong đồ thị là khác nhau.Ở điểm 1, người tiêu dùng có ít hàng hóa X và nhiều hàng hóa Y nên mỗi đơn vị hàng hóa X50
  7. 7. Chương III: Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngchỉ chấp nhận đánh đổi nếu được nhiều đơn vị hàng hóa Y. Tuy nhiên ở điểm 2, người tiêudùng có nhiều hàng hóa X và ít hàng hóa Y nên mỗi đơn vị hàng hóa X người tiêu dùng chỉchấp nhận đánh đổi ít hơn một đơn vị hàng hóa Y (nhiều đơn vị hàng hóa X đổi lấy 1 đơn vịhàng hóa Y). Tỷ lệ đánh đổi giữa hàng hóa X và hàng hóa Y tại một điểm bất kỳ trên đườngbàng quan có thể tính theo tỷ số ΔY/ΔX. Tỷ số này cho biết mỗi đơn vị hàng hóa X sẽ đánhđổi bởi bao nhiêu đơn vị hàng hóa Y.                          Hình 3.6: Sự thay thế giữa các loại                                                                  hàng hóa trong tiêu dùng   Tỷ số ΔY/ΔX cũng chính là độ dốc của đường                                                          Ybàng quan (tỷ số này luôn luôn âm do đường bàngquan dốc xuống) tại tập hợp hàng hóa đang xem xét.Các nhà kinh tế sử dụng tỷ số này để đo lường mức          Y1          1độ thay thế giữa hai hàng hóa trong lựa chọn củangười tiêu dùng và được đặt tên là tỷ lệ thay thế biênvà ký hiệu là MRS.                                                                                    2   Tỷ lệ thay thế biên được định nghĩa như sau:            Y2                                                                                               TU   Tỷ lệ thay thế biên (MRS) tại điểm bất kỳ trênđường bàng quan là giá trị tuyệt đối của độ dốc đường                X1          X2                 Xbàng quan tại điểm đó.   Như vậy:          MRS =  ΔY/ΔX =  Độ dốc đường bàng quan   Dấu âm () được đưa vào nhằm mục đích làm cho tỷ lệ thay thế biên trở thành một consố dương.   Ngoài ra, như trên đồ thị ở hình 3.6, điểm 1 và điểm 2 nằm trên cùng một đường bàngquan nên có tổng độ thỏa dụng TU như nhau, do đó ta có:   TU = TUX + TUY           ΔTU = ΔTUX + ΔTUY = 0                            (ΔTUX/ΔX).ΔX+ (ΔTUY/ΔY).ΔY = 0                            MUX.ΔX+ MUY.ΔY = 0                            MUX/MUY =  ΔX/ΔY                                                                  ΔY MUX   Do đó tỷ lệ thay thế biên còn có thể viết như sau: MRS =        =                                                                  ΔX MUY   Khi di chuyển từ trên xuống dưới trên cùng một đường bàng quan thì độ dốc đườngbàng quan giảm dần và do vậy tỷ lệ thay thế biên MRS cũng giảm dần. Đây chính là một đặcđiểm quan trọng về sự ưa thích của người tiêu dùng.2. Đường giới hạn ngân sách (Budget Line: BL)   Người tiêu dùng lựa chọn một hàng hóa hay dịch vụ nào đó dựa trên sở thích về hànghóa hay dịch vụ đó và số tiền mà họ có. Đường giới hạn ngân sách minh họa cho số tiềnhạn chế mà người tiêu dùng dành để mua hàng hóa hay dịch vụ.   Đường giới hạn ngân sách được xây dựng dựa trên các giả định:                                                                                                    51
  8. 8. Kinh tế học vi mô      Người tiêu dùng chỉ mua hai loại hàng hóa.      Giá cả hàng hóa được cho trước.      Người tiêu dùng sử dụng toàn bộ thu nhập hay ngân sách của mình.     Với những giả định trên, đường giới hạn ngân sách được khái quát như sau:    Đường giới hạn ngân sách cho biết tất cả các kết hợp tối đa của hai hàng hóa mà ngườitiêu dùng có thể mua được với cùng một mức ngân sách.     1.1 Phương trình và đường biểu diễn đường giới hạn ngân sách:     Nếu gọi:                                                 Hình 3.7: Đường giới hạn ngân sách      I: thu nhập hay ngân sách tại mỗi thời kỳ.                                                         Y      PX, PY: tương ứng là giá cả của hàng hóa X                                                         I/PYvà hàng hóa Y.      X, Y: tương ứng là số lượng của hàng hóa Xvà Y được tiêu dùng.   Như vậy, phương trình đường giới hạn ngânsách có dạng:                     I = PX.X + PY.Y   Hoặc nếu biến đổi thì phương trình đường giới                                        I/PX       Xhạn ngân sách còn có dạng:                                       Y = I/PY  (PX/PY).X     Đồ thị biểu diễn đường giới hạn ngân sách như trong hình 3.7.     Độ dốc đường giới hạn ngân sách: chính là tỷ số  PX/PY     1.2 Thay đổi của đường giới hạn ngân sách:      Thu nhập (I) thay đổi (PX, PY không đổi):    Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng mua được nhiều hàng hóa X và Y hơn nên đườnggiới hạn ngân sách dịch chuyển ra phía ngoài và ngược lại khi thu nhập giảm họ mua đượcít hàng hóa X và Y hơn nên đường giới hạn ngân sách dịch chuyển vào trong.   Khi thu nhập thay đổi độ dốc của đường giới hạn ngân sách (= PX/PY) không thay đổi dođó nó bị dịch chuyển nhưng luôn song song với đường giới hạn ngân sách cũ. Nhữngđường giới hạn ngân sách càng xa gốc tọa độ phản ánh những mức thu nhập càng lớn.        Giá cả (PX) thay đổi (I, PY không đổi):    Khi giá cả của hàng hóa X tăng thì người tiêu dùng mua được ít hàng hóa X hơn, nhưngsố lượng hàng hóa Y tối đa mua được không đổi nên đường giới hạn ngân sách bị quay vàophía trong và ngược lại nếu PX giảm thì đường giới hạn ngân sách bị quay ra phía ngoài. Sựthay đổi của đường giới hạn ngân sách như trong hình 3.8.52
  9. 9. Chương III: Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng       Giá cả (PY) thay đổi (I, PX không đổi):   Sự thay đổi của đường giới hạn ngân sách do giá hàng hóa Y thay đổi cũng tương tựnhư trong trường hợp giá của hàng hóa X thay đổi. Tuy nhiên, đường giới hạn ngân sách ởđây không quay ra phía ngoài hay quay vào trong mà quay lên trên khi giá hàng hóa Y giảmvà quay xuống dười khi giá hàng hóa Y tăng lên.              Hình 3.8: Thay đổi của đường giới hạn ngân sách khi thu nhập I thay đổi                                 và khi giá của hàng hóa X thay đổi    Y                                               Y    I/PY                                           I/PY    I/PY                     I giảm                                                                                 PX tăng                                   I tăng                                                   PX giảm                            I/PX      I/PX   X                          I/PX       I/PX    I/PX    X3. Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng (Cân bằng tiêu dùng)   Mục đích của người tiêu dùng là đạt được sự thỏa mãn tối đa bằng nguồn thu nhập hạnchế của mình và như vậy sự lựa chọn của người tiêu dùng bị ràng buộc bởi nhân tố chủquan là sở thích của họ và nhân tố khách quan là sự giới hạn trong ngân sách tiêu dùng.   Việc chi mua của người tiêu dùng phải chấp nhận một chi phí cơ hội vì việc mua hànghóa này đồng thời sẽ làm giảm cơ hội mua nhiều hàng hóa khác. Vì vậy, cần phải quyết địnhnhư thế nào để được sự thỏa mãn tối đa?   Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xem xét mô hình về đường bàng quan và đường giớihạn ngân sách trên cùng một đồ thị.                                                                Hình 3.9: Lựa chọn tối ưu của    Giả sử người tiêu dùng đang ở tại điểm A trên                      người tiêu dùngđường giới hạn ngân sách như trong hình 3.9. Tại     Yđây, tập hợp giữa hai hàng hóa X và Y của người                                                   I/PYtiêu dùng cũng nằm trên đường bàng quan TU1                         Anên tổng độ thỏa dụng mang lại cho anh ta khi tiêudùng tập hợp hàng hóa này là TU1. Tuy nhiên, nếungười tiêu dùng này di chuyển xuống dưới theo                                    Echiều mũi tên trên đường giới hạn ngân sách thì,                                                     TU3cũng với một ngân sách tiêu dùng I như cũ, giờ                                                       TU2đây một tập hợp hàng hóa X và Y khác sẽ nằm                                                          TU1trên một đường bàng quan cao hơn nên anh ta đạt                                                                                              I/PX                                                                                                          X                                                                                                           53
  10. 10. Kinh tế học vi môđược sự thỏa mãn cao hơn. Quyết định của anh ta là sẽ thay đổi tập hợp hàng hóa X và Y ởđiểm A bằng một tập hợp hàng hóa X và Y khác cũng nằm trên đường giới hạn ngân sáchnhưng ở dưới điểm A. Một tập hợp của X và Y ở điểm E sẽ mang lại cho anh ta tổng độ thỏadụng cao nhất TU2. Anh ta sẽ không di chuyển xuống một tập hợp hàng hóa nào khác nằmbên dưới điểm E vì tại đó anh ta không đạt được tổng độ thỏa dụng cao như ở tại E và anhta cũng không thể chọn một tập hợp X và Y tại một điểm trên đường bàng quan TU3 được vìngân sách không cho phép.   Như vậy, điểm E là điểm phối hợp của hai hàng hóa X và Y mang lại cho người tiêu dùngtổng độ thỏa dụng cao nhất hay nói cách khác, người tiêu dùng sẽ tối đa hóa độ thỏa dụngcủa mình tại điểm mà đường bàng quan và đường ngân sách tiếp xúc nhau.     Tại điểm E ta có: Độ dốc đường giới hạn ngân sách = Độ dốc đường bàng quan     Suy ra:                              PX/PY = ΔX/ΔY     Hay:                   PX/PY =  ΔX/ΔY = MRS = MUX/MUY     Như vậy, điều kiện để tối đa hóa độ thỏa dụng (hay còn gọi là Cân bằng tiêu dùng) là:                                          MU X MU Y                                                 =                                          PX        PY                                         I = PX .X + PY .Y                                             Cần chú ý: điểm phối hợp hai hàng hóa X và Y tối đa hóa độ thỏa dụng cho người tiêudùng cũng là một điểm nằm trên đường giới hạn ngân sách nên cũng thỏa mãn phươngtrình đường ngân sách.   Điều kiện tối đa hóa độ thỏa dụng hay cân bằng tiêu dùng được phát biểu như sau: độthỏa dụng biên mang lại từ việc chi tiêu một đồng cho hàng hóa này bằng với độ thỏa dụngbiên mang lại từ việc chi tiêu một đồng cho hàng hóa khác.      Nếu MUX/PX > MUY/PY thì người tiêu dùng sẽ tiêu dùng nhiều hàng hóa X hơn vàgiảm tiêu dùng hàng hóa Y để tối đa hóa độ thỏa dụng hay đạt được cân bằng tiêu dùng.      Và ngược lại nếu MUX/PX < MUY/PY thì người tiêu dùng sẽ tiêu dùng ít đi hàng hóa Xhơn và tăng tiêu dùng hàng hóa Y.    Mở rộng hơn, điều kiện tối đa hóa độ thỏa dụng như trên cũng có thể áp dụng cho mộttập hợp gồm n hàng hóa: X, Y, Z, và điều kiện đó chính là:                              MUX          MUY        MUZ                                     =            =           =                                  PX           PY         PZ   Và tập hợp n hàng hóa trên cũng phải là một tập hợp thỏa mãn phương trình đường giớihạn ngân sách:                                  I = PX.X + PY.Y + PZ.Z + 54
  11. 11. Chương III: Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng                           CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG IIIA. Trắc nghiệm:                                      b. Đạt được cùng một độ thỏa dụng.                                                     c. Đạt được độ thỏa dụng giảm dần.1. Khi tăng tiêu dùng một hàng hóa thì:                                                     d. Đạt được độ thỏa dụng tối đa.   a. Tổng độ thỏa dụng giảm xuống.   b. Độ thỏa dụng biên tăng lên.                 7. Tỉ lệ thay thế biên (MRS) là:   c. a và b đúng.                                   a. Độ dốc của đường ngân sách.   d. a và b sai.                                    b. Độ dốc của đường bàng quan.                                                     c. Tỉ lệ giá cả của X và Y.2. Đường bàng quan có đặc điểm là:                                                     d. Tất cả đều sai.   a. Dốc xuống.   b. Cong về phía gốc tọa độ.                    8. Đường ngân sách dịch chuyển lên trên song   c. Không cắt nhau.                             song với đường cũ khi:   d. Tất cả đều đúng.                               a. Thu nhập tăng.                                                     b. Thu nhập giảm.3. Một người tiêu dùng đang ở một điểm mà tại                                                     c. Giá hàng X tăng.đó đường bàng quan cắt đường giới hạn ngân                                                     d. Giá hàng X giảm.sách, người tiêu dùng này:   a. Chưa tối đa hóa độ thỏa dụng.               9. Câu nào sau đây là không đúng:   b. Chi tiêu hết ngân sách của mình.               a. Đường bàng quan thể hiện tất cả các   c. Nên di chuyển lên một đường bàng quan             phối hợp về hai loại hàng hóa cho người       cao hơn nhằm tối đa hóa độ thoả dụng.            tiêu dùng cùng một mức độ thỏa mãn.   d. Tất cả đều đúng.                               b. Các đường bàng quan không cắt nhau.                                                     c. Đường bàng quan luôn có độ dốc bằng tỉ4. Tại điểm tiêu dùng tối ưu (hay cân bằng tiêu                                                        lệ giá cả của hai loại hàng hóa.dùng):                                                     d. Tỉ lệ thay thế biên thể hiện sự đánh đổi   a. Tổng độ thỏa dụng của mỗi hàng hóa là                                                        giữa hai loại hàng hóa sao cho tổng độ       như nhau.                                                        thỏa dụng (TU) không đổi.   b. Độ thỏa dụng biên của mỗi hàng hóa là       như nhau.                                  10. Nếu giá hàng hóa X thay đổi trong khi ngân   c. Độ thỏa dụng biên mang lại từ một đơn       sách và giá hàng hóa Y không đổi thì:       vị tiền tệ chi cho mỗi hàng hóa là như         a. Đường bàng quan dịch chuyển lên phía       nhau.                                             trên.   d. Tất cả đều sai.                                 b. Đường giới hạn ngân sách dịch chuyển                                                         sang trái và song song với đường cũ.5. Tại điểm tiêu dùng tối ưu (hay cân bằng tiêu                                                      c. Đường giới hạn ngân sách dịch chuyểndùng):                                                         sang phải và song song với đường cũ.   a. Độ dốc của đường giới hạn ngân sách                                                      d. a, b, c đều sai.       bằng độ dốc của đường bàng quan.   b. Tỉ lệ thay thế biên (MRS) bằng tỉ lệ giá       cả.                                                  B. Các câu phát biểu sau đây là đúng hay   c. Người tiêu dùng đạt được tổng độ thỏa                                                  sai? Giải thích.       dụng tối đa.   d. a, b, c đều đúng.                           1. Theo qui luật độ thỏa dụng biên giảm dần thì                                                  tổng độ thỏa dụng sẽ giảm khi tăng tiêu dùng.6. Đường bàng quan (đường đẳng ích) biểu thịtất cả những phối hợp tiêu dùng về 2 sản phẩm     2. Cân bằng tiêu dùng đạt được khi người tiêuX và Y mà người tiêu dùng:                        dùng sử dụng hết ngân sách cho tổ hợp hàng    a. Đạt được độ thỏa dụng tăng dần.            hóa mang lại tổng độ thỏa dụng cực đại.                                                                                                   55
  12. 12. Kinh tế học vi mô3. Khi độ thỏa dụng biên do một đồng chi tiêu              Q             TUX            TUycho hàng hóa X mang lại lớn hơn độ thỏa dụng                                                           0              0              0biên do một đồng chi tiêu cho hàng hóa Y mang                                                           1              7              25lại thì người tiêu dùng nên tăng tiêu dùng hàng                                                           2              13             48hóa X và giảm tiêu dùng hàng hóa Y để tăng                                                           3              18             70tổng độ thỏa dụng.                                                           4              22             914. Tại bất kỳ điểm nào trên đường giới hạn                 5              25            108ngân sách, người tiêu dùng đều sử dụng hết                 6              27            124ngân sách của họ.                                          7              28            139                                                           8              29            1465. Khi giá hàng hóa X (hàng hóa X được biểu                                                           9              27            150diễn trên trục hoành) giảm sẽ làm đường giớihạn ngân sách ít dốc hơn trước.                        a. Tính độ thỏa dụng biên tương ứng với                                                   các mức tiêu dùng của sản phẩm X và Y?6. Độ dốc đường giới hạn ngân sách phụ thuộc                                                       b. Nếu người tiêu dùng dành 48 đơn vị tiềnvào thu nhập của người tiêu dùng.                                                   (đvt) để chi tiêu cho 2 sản phẩm này. Biết rằng7. Các đường bàng quan có thể cắt nhau.            giá của X là 2 đvt, giá của Y là 6 đvt, thì người                                                   này phải mua bao nhiêu sản phẩm X và Y để tối8. Độ dốc của đường bàng quan bằng tỉ lệ thay                                                   đa hóa độ thỏa dụng?thế biên giữa hai hàng hóa.                                                   2. Hàm tổng độ thỏa dụng của sinh viên A9. Nếu giá hàng hóa X tăng và giá hàng hóa Y                                                   được cho như sau: TU(X,Y) = X.Ycũng tăng với cùng tỷ lệ thì đường giới hạn ngân                                                       a. Giả sử hiện tại sinh viên A tiêu dùng 14sách bị dịch chuyển vào trong và song song với     đv X và 12 đv Y. Nếu sinh viên A giảm tiêu dùngđường cũ.                                          hàng hóa Y đi 8 đv thì cần phải tiêu dùng bao10. Người tiêu dùng sẽ tối đa hóa độ thoả dụng     nhiêu đơn vị hàng hóa X để duy trì mức tổng độkhi tiêu dùng hết ngân sách của mình.              thỏa dụng ban đầu?                                                       b. Tổ hợp hàng hóa nào sau đây được sinh                                                   viên A ưa thích hơn: (3X,10Y) và (4X,8Y).C. Bài tập:                                            c. Đối với 2 tổ hợp hàng hóa (8X,12Y) và                                                   (16X,9Y) sinh viên A có bàng quan hay không?1. Một người tiêu dùng khi tiêu dùng 2 sản                                                      d. Giả sử giá hàng hóa X là 2 đvt và giáphẩm X, Y thì tổng độ thỏa dụng đạt được tươngứng với mỗi mức tiêu dùng như sau:                 hàng hóa Y là 4 đvt và sinh viên A có 80 đvt thì                                                   sinh viên A sẽ tiêu dùng bao nhiêu hàng hóa X                                                   và bao nhiêu hàng hóa Y để tối đa hóa tổng độ                                                   thỏa dụng?                                       Hết chương III56

Share Clipboard        Name*        Description          Others can see my Clipboard CancelSave

Chủ đề