Cách tính điểm hòa vốn trong ngân hàng


15

15



15

Khóa luận tốt nghiệp



ThS. Phùng Thị Việt Hà



1.2.4. Quản trị lãi suất huy động

Khách hàng luôn muốn tăng lãi suất để thu được nhiều lãi hơn, trong khi ngân

hàng muốn giảm lãi suất để giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Vì vậy, cần quản trị lãi

suất để giúp NH có chính sách về lãi suất phù hợp để trung hòa 2 lợi ích nhằm thu

hút nhiều khách hàng gửi tiền nhất. Thông thường, lãi suất càng cao thì ngân hàng

huy động được nguồn vốn lớn cũng đồng nghĩa gia tăng chi phí. Nếu thu nhập

không theo kịp chi phí thì lợi nhuận của NH giảm một cách tương ứng. Vì vậy quản

trị lãi suất tiền gửi có liên quan chặt chẽ tới quản trị lãi suất cho vay, đầu tư và các

dịch vụ khác của NH.

Quản trị lãi suất thực chất là xác định các loại và cơ cấu lãi suất trả cho các

nguồn tiền khác nhau, nhằm đảm bảo duy trì quy mô và kết cấu nguồn vốn phù hợp

với yêu cầu sinh lợi của ngân hàng. Nhà quản trị luôn quản lý chi phí lãi và hoạch

định các mức lãi suất cạnh tranh, họ thường tính toán lãi suất bình quân của nguồn

và lãi suất bình quân của các nguồn phải trả tại một thời điểm hoặc trong kỳ. Trong

quá trình cạnh tranh để mở rộng nguồn tiền, các ngân hàng đều cố gắng tạo ra các

ưu thế về lãi suất. Một ngân hàng có thể đưa ra được lãi suất danh nghĩa cao hơn

các ngân hàng khác, tức là đã tạo ra lãi suất cạnh tranh nhằm thu hút nguồn tiền

mới. NH có thể trả lãi cho khách hàng bằng nhiều cách để đa dạng hóa phương thức

trả lãi như trả lãi nhiều lần trong kì, trả trước, hoặc trả sau.

1.2.5. Theo dõi, kiểm soát chi phí và rủi ro trong huy động vốn

Để huy động vốn của doanh nghiệp và dân cư, NH phải trả lãi. Việc xác định

các loại và cơ cấu lãi suất trả cho các nguồn tiền khác nhau nhằm đảm bảo duy trì

quy mô và kết cấu nguồn vốn phù hợp với yêu cầu của NH. Lãi suất chi trả càng

cao thì có thể huy động và vay mượn được càng lớn, từ đó mà mở rộng cho vay và

đầu tư. Tuy nhiên lãi suất chi trả cao dẫn đến lợi nhuận của NH giảm theo dẫn đến

chi phí vốn ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NH.

Chi phí huy



=



Trả lãi cho nguồn



động vốn

huy động

Tỷ lệ chi phí trả lãi trên tổng chi phí = ×

Chi phí trả lãi bình quân gia quyền =



Trần Thị Huyền Trang



+



chi phí huy

động khác



100%



MSV: 11D180043



16

Khóa luận tốt nghiệp



16

16



ThS. Phùng Thị Việt Hà



Chi phí trả lãi bình quân gia quyền =

Rủi ro trong hoạt động huy động vốn xảy ra như thừa vốn và thiếu vốn. Khi

nguồn vốn ngân hàng bị ứa đọng có nghĩa là ngân hàng không sử dụng được hết

nguồn vốn đã huy động được, trong khi đó NH vẫn phải trả tiền cho khách hàng cấp

vốn, trả chi phí quản lý, dự trữ. Điều này khiến cho ngân hàng chịu một khoản chi

phí mà không sinh lợi dẫn đến giảm lợi nhuận của NH. Thiếu vốn thì càng nghiêm

trọng, lúc đó rủi ro thanh khoản có thể xảy ra do ngân hàng không đủ vốn để đáp

ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Vì vậy việc cân đối huy động vốn và sử dụng

vốn rất quan trọng. Một chiến lược huy động vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch

sử dụng vốn trong từng thời kì sẽ giúp NH không những hạn chế, kiểm soát được

rủi ro mà còn đạt được mục tiêu tối đa lợi nhuận và tăng nguồn vốn kinh doanh.

Ngoài ra nhà quản trị cần phải cân đối giữa chi phí và rủi ro. Thông thường nguồn

vốn chi phí thấp có thể phải chịu rủi ro cao về lãi suất, thanh khoản. Vì vậy, khi huy

động vốn, nhà quản trị phải lựa chọn thứ tự ưu tiền giữa rủi ro và lợi nhuận trong

công tác huy động vốn.

1.2.6. Quản trị tăng vốn

NH có thể sử dụng các biện pháp về kinh tế và kĩ thuật để tăng vốn. Hiện nay,

các NHTM đang thực hiện các chính sách về lãi suất huy động hấp dẫn, sổ tiết

kiệm, tặng quà... cùng với sự cải tiến, nâng cấp thiết bị trong quá trình thanh toán

nhanh và chinh xác, đa dạng hóa hình thức huy động vốn, phát triển nhiều loại hình

dịch vụ huy động; hoàn thiện mạng lưới huy động truyền thống và phát triển các

mạng lưới hiện đại; thủ tục gửi tiền nhánh chóng đơn giản. Đặc biệt là xây dựng

được đội ngũ nhân viên giỏi, nhiệt tình để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất

nhằm mục đích là tăng vốn tiền gửi.

-



Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Tốc độ tăng trưởng vốn năm i = × 100%

Tốc độ tăng trưởng > 100 : vốn của NH tăng

Tốc độ tăng trưởng < 100: quy mô vốn của NH giảm



Trần Thị Huyền Trang



MSV: 11D180043



17

Khóa luận tốt nghiệp



17

17



ThS. Phùng Thị Việt Hà



Tốc độ tăng trưởng vốn huy động là việc vốn huy động tăng trưởng qua các

thời kỳ. Gia tăng nguồn vốn là điều kiện để NH mở rộng quy mô hoạt động nâng

cao tính thanh khoản và ổn định của nguồn vốn.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của NHTM

1.3.1. Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài

Một là, chu kì phát triển kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển tăng

trưởng và ổn định, thu nhập của người dân được đảm bảo và ổn định thì nhu cầu

tích luỹ của dân cư cao hơn, từ đó lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng lên hay khả

năng huy động vốn tăng lên. Cùng với đó, ngân hàng có thể mở rộng khối lượng tín

dụng bằng cách tăng lãi suất huy động nhằm kích thích người dân gửi tiền vào ngân

hàng để tạo nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Ngược lại, khi

nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, thu nhập thực tế của người lao động giảm,

điều này sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng vào sự ổn định của đồng tiền.

Hai là, môi trường pháp lý. Các hoạt động của các ngân hàng thương mại

(NHTM) đều chịu sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng và hệ thống các văn

bản pháp luật khác của nhà nước. Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay, các NHTM được

tổ chức theo mô hình tổng công ty. Do vậy, các chi nhánh ngân hàng ngoài việc

phải tuân thủ theo pháp luật và các văn bản dưới luật của nhà nước, còn phải tuân

thủ theo các quy định mà Ngân hàng Nhà nước ban hành trong từng thời kỳ về lãi

suất, dự trữ, hạn mức cho vay

Ba là, môi trường cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là hiện

tượng phổ biến và khách quan. Ngân hàng là một trong những Ngành có mức độ

cạnh tranh cao và ngày càng phức tạp. Hiện nay, số lượng ngân hàng được phép

hoạt động ngày càng tăng cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ

chức phi ngân hàng, trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức

kinh tế là có hạn...

Bốn là, yếu tố tiết kiệm của dân cư. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng

chủ yếu được hình thành từ việc huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Do



Trần Thị Huyền Trang



MSV: 11D180043



18

Khóa luận tốt nghiệp



18

18



ThS. Phùng Thị Việt Hà



đó, công tác huy động vốn của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố này.

Nếu không có tiết kiệm thì sẽ không có vốn để đầu tư cho sản xuất và ngược lại.

1.3.2. Nhân tố thuộc môi trường bên trong

Một là, chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Mỗi ngân hàng phải tự hoạch

định cho mình một chiến lược kinh doanh riêng biệt, phù hợp với các điều kiện bên

trong và bên ngoài ngân hàng. Chiến lược kinh doanh có tính quyết định tới hiệu quả

hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cần phải xác định vị trí hiện tại của mình trong

hệ thống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, thấy được những cơ hội và thách thức.

Trong từng thời kỳ, dựa trên chỉ tiêu được giao về hoạt động huy động vốn, sử

dụng vốn và các hoạt động khác của Ngân hàng Nhà nước cùng với tình hình thực

tế của từng ngân hàng. Ngân hàng phải lập kế hoạch và lên cân đối giữa huy động

vốn và sử dụng vốn. Mặt khác, trong chiến lược kinh doanh của mình ngân hàng

cần phải đặc biệt chú trọng vào chi phí vốn mà ngân hàng phải chịu trong khâu huy

động; tìm kiếm nguồn vốn rẻ, thời hạn dài thông qua việc lựa chọn các hình thức

huy động khác nhau. Có như vậy ngân hàng mới chủ động trong việc tìm kiếm và

sử dụng vốn.

Hai là, các hình thức huy động vốn, chất lượng các dịch vụ do ngân hàng cung

ứng và hệ thống các mạng lưới. Do nhu cầu của khách hàng khi đến ngân hàng là

khác nhau nên việc thoả mãn được những nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ góp

phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn.

Ba là, chính sách lãi suất và đổi mới khâu thanh toán. Đây là một trong những

chính sách quan trọng nhất trong số các chính sách hỗ trợ cho công tác huy động

vốn của các ngân hàng hiện nay. Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất như là một

công cụ quan trọng trong việc huy động và thay đổi quy mô nguồn vốn thu hút vào

ngân hàng, đặc biệt là quy mô tiền gửi. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, ngân

hàng cần phải ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện ưu đãi về lãi suất cho

khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên Hiện các NHTM ngày càng chú trọng tới



Trần Thị Huyền Trang



MSV: 11D180043



19

Khóa luận tốt nghiệp



19

19



ThS. Phùng Thị Việt Hà



việc áp dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là

khâu thanh toán. Nhờ đó làm cho nguồn vốn luân chuyển nhanh, thuận tiện, đảm

bảo an toàn cho khách hàng trong việc gửi tiền, rút tiền và vay vốn.

Bốn là, hoạt động marketing ngân hàng. Đây là vấn đề hết sức quan trọng

nhằm giúp cho ngân hàng nắm bắt được yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Từ

đó, ngân hàng đưa ra được các hình thức huy động vốn, chính sách lãi suất, chính

sách tín dụng phù hợp.

Năm là, thâm niên và uy tín của ngân hàng. Trên cơ sở thực tế sẵn có, mỗi

ngân hàng đã, đang và sẽ tạo được hình ảnh riêng của mình trên thị trường. Một

ngân hàng lớn, có uy tín sẽ có lợi thế hơn trong các hoạt động ngân hàng nói chung

và hoạt động huy động vốn nói riêng. Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho ngân

hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huy động.



CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI

NHNO&PTNT  CHI NHÁNH CẦU GIẤY

2.1.

2.1.1.



Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT  chi nhánh Cầu Giấy

Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT  chi nhánh Cầu Giấy

Theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 Ngân hàng phát triển nông thôn

Việt Nam được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đến

ngày 15/10/1996 thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thủ tướng chính

phủ ủy quyền ký quyết định 280/QĐ - NH5 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Tên tiếng anh : Vietnam Bank For Agriculture And Rural Development

Viết tắt là AGRIBANK



Trần Thị Huyền Trang



MSV: 11D180043



20

20



20

Khóa luận tốt nghiệp



ThS. Phùng Thị Việt Hà



NHNNo&PTNT - chi nhánh Cầu Giấy là một chi nhánh thành viên của NHNNo

& PTNT TP Hà Nội được thành lập từ năm 1997. Ngày 12/1/2006, Ngân hàng nhà

nước Việt Nam ra quyết định số 35 nâng cấp NHNo&PTNT - chi nhánh Cầu Giấy

từ chi nhánh cấp 2 lên thành chi nhánh cấp 1, trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam.

Trụ sở mới đóng tại địa chỉ 99, Trần Đăng Ninh, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu

Giấy, Hà Nội

2.1.2.



Chức năng và nhiệm vụ cở bản của NHNo&PTNT  chi nhánh Cầu Giấy

NHNNo&PTNT  chi nhánh Cầu Giấy là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng

và các dịch vụ khác. Hoạt động thường xuyên của ngân hàng nhận tiền gửi của

khách hàng, hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay hộ sản xuất và hộ kinh

doanh, cho vay doanh nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn thành phố, huy động

vốn để đầu tư các dự án, kinh doanh chứ khoán; thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu

và làm phương tiện thanh toán, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh dịch vụ: thu, chi

tiền mặt, dịch vụ máy rút tiền tự động, thẻ tín dụng, nhận cất giữ chiết khấu các loại

giấy tờ có giá, nhận ủy thác cho vay và các dịch vụ khác được ngân hàng nhà nước

và ngân hàng nông nghiệp cho phép.

Hành chính nhân sự

Kế toán ngân quỹ



2.1.3.



Mô hình tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT  chi nhánh Cầu Giấy Tín dụng

Kế hoạch tổng hợp

Phòng nghiệp vụ



Dịch vụ & marketing

Kinh doanh ngoại hối

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ



BAN GIÁM ĐỐC



Điện toán

PGD số 3

PGD số 4

PGD số 5

Phòng giao dịch



Trần Thị Huyền Trang



PGD số 7

số 9

MSV:PGD

11D180043

PGD số 10