Cách tính bán kính Trái Đất

Kích thước trái đất lớn bao nhiêu

Cách tính bán kính Trái Đất

Với những giá trị quá lớn thường chúng ta không còn khái niệm đo lường gì nữa. Vượt qua 1 ngưỡng nào đó chúng điều được xem là vô cực, là vô cùng lớn.
Với chúng ta, con người bé nhỏ, thì những gì vươn ra khỏi tầm mắt đã là mênh mông, vĩ đại rồi.. nói chi đến chuyện đo diện tích 1 đại dương hay chiều cao của 1 đỉnh núi. và như vậy không mấy người bận tâm đến kích thước trái đất là bao nhiêu và nó như thế nào trong vũ trụ (ngoại trừ các nhà khoa học, những người có luôn khao khát tìm hiểu không ngừng những hiện tượng, sự vật trong thế giới tự nhiên)
Nhưng các em có biết không từ thời xa xưa người ta đã có cách đo được Bán kính Trái Đất rồi đó:

Cách thứ nhất 1:
Một nhà vật lý học nghĩ ra được cách tự đo bán kính trái đất và ông ta tiến hành như sau:

Ngay buổi chiều hôm đó, ông ta mang một cái đồng hồ ra bờ biển. Ông ta nằm xuống bãi cát và bắt đầu ngắm mặt trời lặn. Đợi khi mặt trời vừa khuất thì ông ta bắt đầu cho đồng hồ chạy, đồng thời ông ta cũng đứng lên. Tất nhiên là khi đứng lên, ông ta lại thấy mặt trời lần nữa. Và khi mặt trời khuất khỏi tầm mắt lần nữa, ông ta lập tức dừng đồng hồ. Kết quả trên đồng hồ là 10.1 giây.

Biết rằng chiều cao đo từ bàn chân đến mắt của nhà khoa học này là 1.7 m, bạn hãy giúp ông ta tìm ra bán kính trái đất nhé!


Thu nhỏ xuống 94% (từ 640 x 397) - Click vào hình để phóng lớn
Cách tính bán kính Trái Đất



Vì trái đấy quay 1 vòng mất 24h nên ta có:
Δt/(24 x 3600) = θ/360o

(với Δt = 10,1s)


Từ công thức trên ta tính được góc θ = (101/2400)o (mình không làm tròn để giảm sai số)

Theo hình trên, ta có:
R = (R + h) cosθ


Từ đây thì chắc bạn nào cũng có thể tính ra R 6.302.369 m (có thể kết quả của bạn sẽ khác chút đỉnh, tùy vào cách bạn làm tròn và bấm máy tính)

Thực ra thì vì trái đất không thực sự hình cầu nên bán kính của nó theo mỗi chiều khác nhau, bán kính này giao động trong khoảng từ 6357 km đến 6378 km (số liệu lấy từ Wikipedia)

Ngoài các nguyên nhân gây ra sai số mà VAT đã nói, còn 2 nguyên nhân nữa gây ra sai số đối với phương pháp đo này:

- Trục trái đất nghiêng.

- Bán kính mà bạn đo được thực chất chỉ là bán kính của vĩ tuyến mà bạn đứng ngắm mặt trời lặn (thử tưởng tượng bạn đang đứng ở 1 trong 2 cực trái đất, chắc chắn là phương pháp này không khả thi rồi). Để kết quả bạn tính ra thực sự là bán kính trái đất thì nên tiến hành thí nghiệm này vào ngày mà mặt trởi lên thiên đỉnh tại vị trí của bạn.