Cách nhập sổ đăng bộ trong VNEDU

Chức năng này cho phép người dùng xuất báo cáo xuất sổ đăng bộ cho trường cấp 2, 3

Bước 1: Vào màn hình chức năng theo đường dẫn “Báo cáo » Báo cáo hồ sơ học sinh » Sổ đăng bộ”, hệ thống hiển thị màn hình:

Cách nhập sổ đăng bộ trong VNEDU

Bước 2:  Chọn hình thức sắp xếp Học sinh

Bước 3: Chọn khối, lớp. Nhấn “Xuất excel” hoặc “Xuất PDF”, hệ thống xuất báo cáo tương ứng đã chọn.

Lưu ý:

-        Cột STT: Lấy dữ liệu từ chức năng Học sinh > Hồ sơ học sinh: Số đăng bộ

Cách ghi sổ đăng bộ khối THCS

Sổ đăng bộ là loại sổ sách quan trọng của giáo viên nhằm lưu trữ các thông tin trong suốt quá trình học tập của học sinh. Sau đây là hướng dẫn cách ghi sổ đăng bộ được HoaTieu.vn sưu tầm và đăng tải, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Sổ đăng bộ là gì

Sổ đăng bộ là loại sổ có giá trị pháp lý, dùng để ghi danh sách học sinh nhập học theo khoá học do Hiệu trưởng nhà trường lưu giữ không thời hạn.

2. Cách ghi sổ đăng bộ THCS

Minh hoạ số cột của sổ đăng bộ

STT

Họ và tên HS

Nam nữ

Ngày tháng năm sinh

Nơi sinh

(theo đúng khai sinh)

Dân tộc, con liệt sĩ, con thương binh (hạng)

Chỗ ở hiện tại

(ghi rõ tổ, khu phố, xã (Phường))

Họ và tên cha, mẹ. nghề nghiệp (hay người giám hộ)

1

2

3

4

5

6

7

8

01/11

NGUYỄN VĂN A

Nam

15/8/2000

Bình long

Kinh

Tổ 6, Khu phố ..........

Nguyễn Văn B – Tài xế

Trịnh Thị Z - Buôn bán

tiếp theo trang 1

Vào trường

Ra trường

Năng lực đặc biệt.

HS giỏi môn, cấp huyện (quận), tỉnh (hay quốc gia)

Được cấp bằng

Năm học

Lớp

Lý do

Năm học

Lớp

Lý do

Loại bằng

Số hiệu

Ngày cấp

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

11-12

……..

14-15

……..

6/2

…..

…..

9/2

…..

Tuyển mới

………….

………….

………….

……………

……………

……………

14-15

……………

………………

………

9

………

…………

……..

TNTHCS

……………………………

……………………………

…………………………….

…………………………….

………………………

Chính quy

………

………………

………

001/BL/2015

………….

……

…………

……..

28/6/2015

Dòng tô đậm là VD minh hoạ.

Cách ghi vào sổ :

Cột 1: (STT): Ghi số đăng bộ bắt đầu từ 01/ năm học đó (VD: 01/11 – nghĩa là em đó có số đăng bộ 01 trên năm học 2011-2012, ta lấy năm 2011 là năm ghi vào sổ ĐB), ghi tiếp cho đến khi hết số lượng HS của năm đó. Thông thường khi bắt đầu ghi vào sổ ĐB là là những trường hợp tuyển mới (đầu cấp).

Ghi chú: đối với những trường hợp chuyển đến thì nhập vào sổ ĐB theo lớp tương ứng ( VD: em đó chuyển đến đang học lớp 8 thì nhập tiếp vào khoá học lớp 8, chứ không phải nhập ở khoá lớp 6 hoặc lớp 7)

Cột 2: Họ và tên học sinh ghi bằng chữ in hoa đúng theo khai sinh.

Cột 3, 4, 5 ghi đúng theo khai sinh

Cột 6: ghi rõ dân tộc, con liệt sĩ hay con thương binh (hạng)

Cột 7: ghi chỗ ở hiện tại và sự thay đổi địa chỉ trong thời gian học ở trường.

Cột 8: Họ tên cha và mẹ ghi cả nghề nghiệp chức vụ. Nếu đã mất ghi cũng phải ghi rõ đã mất. (Nội dung cột này áp dụng ghi cho người đỡ đầu).

Cột 9: Ghi từng năm học

Cột 10: Ghi theo lớp mà học HS đó đang học trên.

Cột 11: Ghi lý do vào trường (VD: tuyển mới, học chuyển đến, …)

Cột 12, 13, 14: ghi đúng theo nội dung của cột, học sinh thôi học cũng ghi rõ lý do ở cột “ra trường”

Cột 15: chỉ ghi năng khiếu đặc biệt: xuất sắc về nghệ thuật, thể theo, … là HS giỏi: giỏi môn nào, của cấp nào, năm học được công nhận lả HS giỏi.

TRÁCH NHIỆM SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ SỔ:

1/ Văn phòng nhà trường:

Đóng dấu giáp lai vào giữa các trang bằng dấu của nhà trường.

Ghi danh sách học sinh theo từng khoá học và cặp nhật lớp theo từng năm học của HS đó hoàn thành công việc này cuối tháng 10 hàng năm.

Hoàn thành việc chốt sổ theo khoá học (gồm: TS học sinh trong năm học như đầu năm học, cuối năm học, số chuyển chuyển đến, chuyển đi, số HS thôi học) thời gian kết thúc trước và hiệu trưởng và đóng dấu vào chỗ chốt sổ đó.

Người ghi vào sổ ĐB cuối khoá hoc nên để dư ra vài trang để ghi bổ sung những trường hợp HS chuyển đến theo lớp học tương ứng đó (VD: HS đó chuyển đến đang học lớp 7 thì nhập vào khoá học của HS đang học lớp 7 đó- như phần ghi chú ở mục cách ghi vào sổ).

Ghi chú: người ghi vào sổ đảm tính chính xác, sạch đẹp. Người vào sổ không được tự ý sửa chữa nếu không có sự đồng ý của hiệu trưởng nhà trường..

2/ Giáo viên chủ nhiệm:

Tổ chức việc kê khai cá nhân (theo mẫu của của văn phòng) đối với tất cả học sinh trong lớp và giao nộp theo đúng thời hạn theo qui định của nhà trường.

3/ Hiệu trưởng nhà trường:

Có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc vào sổ và quản lý của văn phòng nhà trường, việc tổ chức kê khai cá nhân học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp và ký nhận danh sách học sinh theo từng khoá học.

Sổ đăng bộ phải được quản lý chặt chẽ, giữ gìn cẩn thận, các trường học phải thực hiện đúng theo qui định và hướng dẫn này. Cá nhân nào làm sai các qui định sẽ bị thi hành kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm.

Xem thêm

Cập nhật: 15/09/2020