Cách nấu xôi gấc không bị nhão

Mẹo chữa xôi bị nhão là một trong những thông tin khắc phục được nhiều bạn quan tâm trong quá trình nấu nướng. Nếu bạn rơi vào tình huống không mong muốn này, đừng bỏ qua những gợi ý khắc phục ngay trong bài viết sau bạn nhé!

1. Nguyên nhân khiến xôi bị nhão

- Xôi bị nhão có thể do người nấu cho quá mực nước cần thiết. Tỷ lệ giữa nước và gạo không phù hợp sẽ dẫn đến việc hạt gạo hấp thu quá nhiều nước và bị nhão. Tùy từng mực nước thừa sẽ dẫn đến việc xôi bị nhão khác nhau.

- Có nhiều loại gạo khác nhau. Tuy nhiên, một số loại sẽ không ưa nước. Bởi vậy, khi nấu xôi sẽ rất dễ bị nhão.

- Nếu bạn đã thay đổi gạo, thay đổi mực nước, gạo mà xôi vẫn bị nhão thì rất có thể nguyên nhân là do nồi xôi của bạn.

Sau khi tìm được nguyên nhân, cùng tham khảo cách trị xôi bị nhão ngay sau đây. 

Xem thêm: Tổng hợp 3 mẹo làm củ cải muối hết mặn đơn giản, hiệu quả

2. Tổng hợp những mẹo chữa xôi bị nhão

- Sử dụng bánh mì: 

+ Trước tiên là cần mở vung để hơi bay hết ra ngoài và không bị đọng rơi xuống xôi. Tiếp đến bạn có thể xếp những miếng bánh mì lên trên để chúng hút hết nước ở xôi ra. Cách này có thể chữa xôi hoặc cơm bị nhão thành dẻo ngon mà không ảnh hưởng đến mùi vị.

+ Sau khi bánh mì ướt sũng nước, bạn có thể thay thế bằng miếng bánh khác. Cuối cùng là cần đơm xôi ra ngay một đĩa lớn để xôi nguội dần và không bị nát.

+ Trường hợp xôi hoặc cơm bị nhão nhiều, bạn cho bánh mì lên trên bề mặt xôi, sau đó cắm nồi cơm điện và bật lại nhiều lần. Khi đó hơi nước từ xôi sẽ dần bị bánh mì hút hết. Với cách này, xôi nhão đến đâu cũng không sợ. Bạn có thể thay bánh mì hoặc bật lại nồi cơm điện nhiều lần để có kết quả như mong đợi.

- Cắm nồi xôi lâu hơn so với bình thường: Đây là một trong những mẹo chữa xôi bị nhão bạn có thể tham khảo. Nồi xôi khi cắm lâu sẽ nóng hơn và làm hơi nước mất đi. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng với nồi xôi không bị nhão quá nhiều. Nếu xôi bị nhão quá nhiều, việc bật lại chế độ nấu nhiều lần sẽ khiến xôi có một lớp cháy dày, thậm chí có thể khiến nồi xôi của bạn bị khê, mất ngon.

- Làm khô hơi nước bằng cách mở nắp nồi cơm điện: Đây là cách chữa xôi nhão được rất nhiều người áp dụng và có hiệu quả cao. Bạn tiến hành mở nắp vung nồi cơm để nước bay hơi. 

Với 3 mẹo chữa xôi bị nhão trên đây, chúc bạn khắc phục thành công tình trạng không mong muốn này. 

3. Mẹo nấu xôi ngon

- Chọn loại gạo nếp ngon: Gạo nếp chính là linh hồn cho món xôi của bạn vì thế khâu chọn gạo cực kỳ quan trọng. Các loại gạo nếp như Tú Lệ, nếp cái hoa vàng hay nếp Trứng Ngỗng đều là những loại nếp ngon thường được nhiều người chọn để nấu xôi. Khi mua các bạn nên chọn loại gạo nếp đều hạt, có màu trắng đục, căng bóng, không bị gãy. Tuyệt đối không nên chọn loại gạo có màu quá trắng vì đó chính là gạo đã được xay xát quá kỹ làm mất đi lớp cám chứa nhiều chất dinh dưỡng.

- Ngâm gạo đúng cách: Tùy vào từng loại gạo mà thời gian ngâm sẽ khác nhau, tuy nhiên bạn nên ngâm nếp với nước trong khoảng 6 - 8 tiếng là được. Tuyệt đối không ngâm lâu hơn vì khi đó gạo sẽ bị chua và khi nấu sẽ bị bở nát không ngon. Ngoài ra bạn nên cho thêm một ít muối khi ngâm để xôi có vị đậm đà hơn.

- Canh lượng nước chuẩn: Lượng nước dưới nồi hấp chỉ nên chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi, cách này giúp cho lượng nước vừa đủ làm mềm xôi nhưng cũng không cần sử dụng mẹo chữa xôi bị nhão.

- Cho gạo vào nồi bằng tay: Bạn nên dùng tay bốc từng nắm gạo cho vào nồi thay vì đổ cả thau gạo vào như cách thông thường, điều này sẽ giúp cho các hạt gạo được rải đều vào nồi tránh tình trạng lớp trên khô, lớp giữa nhão.

- Thời gian hấp xôi: Thời gian hấp xôi chuẩn là từ 30 đến 40 phút. Để có nồi xôi ngon đúng điệu, cứ 10 phút bạn mở nắp một lần để lau khô hơi nước trong nồi, đồng thời đảo đều nếp để xôi chín đều.

- Rưới dầu ăn hoặc mỡ lên xôi và đảo đều giúp sôi sẽ có độ căng bóng và mềm mượt hơn.

Với những mẹo chữa xôi bị nhão đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả trên đây, chúc bạn thực hiện thành công.

Siêu thị điện máy HC sưu tầm

Xôi gấc là món ăn không thể thiếu của người Việt trong đời sống hằng ngày đặc biệt là những dịp trọng đại của gia đình. Để nấu được nồi xôi dẻo thơm, căng mẩy, bóng đẹp và đặc biệt có màu đỏ rực tự nhiên đẹp mắt, bạn cần rất nhiều bí quyết. Dưới đây sẽ là hướng dẫn cách nấu xôi gấc để bạn dễ dàng thực hiện món ăn này tại nhà.

Xôi gấc béo thơm hấp dẫn. Ảnh: Internet

Mục Lục

  • 1 Cách nấu xôi gấc truyền thống ngon đơn giản
    • 1.1 Nguyên liệu
    • 1.2 Các bước làm
      • 1.2.1 Ngâm nếp
      • 1.2.2 Lấy thịt gấc
      • 1.2.3 Trộn nếp
      • 1.2.4 Hấp xôi
    • 1.3 Yêu cầu thành phẩm
    • 1.4 Một số lưu ý khi nấu xôi gấc
  • 2 Các công thức làm xôi gấc khác
    • 2.1 Cách nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện
    • 2.2 Cách nấu xôi gấc đậu xanh 3 tầng
    • 2.3 Cách nấu xôi gấc nước cốt dừa

Cách nấu xôi gấc truyền thống ngon đơn giản

Nguyên liệu

  • 1kg nếp
  • 1 quả gấc
  • 1 lon nước cốt dừa (300ml)
  • 1 bó lá dứa

Các bước làm

Ngâm nếp

Nếp vo sạch, ngâm trong nước lạnh khoảng 8h (ngâm qua đêm). Sau khi ngâm đủ thời gian, rửa sơ qua với nước nhẹ tay và để thật ráo.

Ngâm nếp ít nhất 8h. Ảnh: Internet

Lấy thịt gấc

Bổ quả gấc ra, tách lấy hạt. Sau đó, tách lấy cơm gấc và bỏ hạt đen. Trộn cơm gấc với 1 muỗng cà phê rượu trắng.

Cho rượu vào gấc để giữ màu. Ảnh: Internet

Trộn nếp

Pha 300ml nước cốt dừa với 100ml nước và 1 muỗng cà phê muối, đun cho sôi lên, tắt bếp, để nguội.

Khi nếp đã ráo, bạn trộn đều cơm gấc với nếp. Lưu ý là trộn nhẹ tay để hạt nếp không bị gãy. Tiếp theo, bạn đổ nước cốt dừa vào nếp, trộn đều để ngâm 1h cho nước cốt dừa thấm vào hạt nếp. Lưu ý, bạn chỉ đổ 2/3 lượng nước cốt dừa, 1/3 còn lại sẽ cho vào khi nấu.

Trộn nếp với gấc. Ảnh: Internet

Hấp xôi

Lót lá dứa dưới đáy xửng hấp. Nếu xửng thưa thì bạn nên lót thật nhiều lá dứa. Ngoài ra, bạn có thể dùng rổ tre để hấp xôi.

Sau khi lót lá dứa xuống dưới, bạn đổ nếp lên trên, chừa 1 lỗ trống ở giữa.

Khi nước của nồi hấp sôi, bạn mới cho xửng nếp vào, đậy nắp và đun ở lửa lớn. Đun được 15 phút, bạn mở nắp, xới đều nếp lên, đậy nắp đun tiếp.

Phần nước cốt dừa còn lại cho vào 1 muỗng cà phê muối, bắc lên bếp đun sôi.

Khi đã hấp được thêm 15 phút nữa, bạn mở nắp nồi, rước nước cốt dừa vào, đảo đều, đập nắp nấu thêm 10 phút nữa. Sau đó, tắt bếp, cho 100g đường từ từ vào nồi, xới đều lên. Tiếp theo, đậy nắp, bật lửa đun cho hơi bốc lên thì tắt bếp, xới xôi lên và lấy xửng ra khỏi nồi và hoàn thành món ăn. Bạn có thể tạo hình cho xôi bằng khuôn tùy theo mục đích sử dụng: thưởng thức tại nhà, lễ cưới hỏi, thôi nôi, đầy tháng…

Thời gian hấp xôi là khoảng 45 phút. Ảnh: Internet

Yêu cầu thành phẩm

  • Xôi còn nguyên hạt, không nát, bóng mẩy, mềm dẻo, để lâu ngoài không khí không bị cứng lại.
  • Vị ngọt vừa ăn, thơm, béo.

Một số lưu ý khi nấu xôi gấc

  • Ngâm nếp ngập nước và trong thau rộng để hạt nếp có thể hút nước và nở.
  • Phải để nếp thật ráo nước trước khi nấu thì thành phẩm không bị nhão.
  • Để nước cốt dừa nguội (ấm ấm) rồi mới trộn chung với nếp. Nếu nước cốt dừa còn nóng sẽ là sượng hạt nếp.
  • Rượu trắng giúp giữ màu đỏ của gấc khi nấu cùng nếp. Đồng thời giúp cho nếp mềm dẻo hơn khi nấu mà không bị nát.
  • Phải trộn đều gấc và nếp để màu đỏ lên đều và đẹp hơn.
  • Trộn nếp với nước cốt dừa sẽ giúp xôi béo, bóng mượt.
  • Nước trong nồi hấp không nên đổ quá nhiều vì sẽ làm cho xôi nhão. Nếu cạn nước, bạn nên châm nước nóng vào.
  • Khi hấp xôi thật chín thì mới cho đường. Nếu cho đường sớm quá, xôi sẽ bị sượng.
  • Xới xôi bằng đũa để không bị nát.
  • Nếu bạn không thích ngọt, có thể thay thế đường bằng muối.

Các công thức làm xôi gấc khác

Cách nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu: 500g nếp, 1 trái gấc, 50ml nước cốt dừa, 250ml nước cốt dừa dão, 1 bó lá dứa, 30ml rượu, 1 muỗng cà phê muối, 50g đường

Các bước làm

Nếp vo sạch, ngâm với nước muối loãng qua đêm. Sau đó rửa lại nếp, để thật ráo nước. Gấc tách lấy hạt, trộn cùng với 30ml rượu, 1 muỗng cà phê muối, bóp cho cơm gấc nát ra. Lược hỗn hợp qua rây.

Cho 200ml nước cốt dừa dão nào nồi. Cho ½ số cơm gấc vào nước cốt dừa dão, khuấy đều lên. Mang hỗn hợp này đun trên bếp cho sôi, tắt bếp, sau đó cho nếp vào, trộn cho nếp thấm đều màu.

Đổ 50g đường và 50ml nước cốt dừa, khuấy cho đường tan ra.

Lót 1 lớp lá dứa xuống đáy nồi cơm điện, đổ hỗn hợp nếp vào, đậy nắp, bấm nút nấu như nấu cơm bình thường. Khi xôi bật qua nút chín, bạn cho hỗn hợp nước cốt dừa vào. Xới đều lên, đậy nắp và bật nút nấu lần 2, ủ thêm trong nồi 10 phút là xôi sẽ chín.

Để thuận tiện hơn, bạn cũng có thể nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện. Ảnh: Internet

Cách nấu xôi gấc đậu xanh 3 tầng

Nguyên liệu: 550g nếp, 400ml nước cốt dừa, 200g đậu xanh, 100g thịt gấc, đường, muối. rượu

Các bước làm

Đậu xanh ngâm qua đêm, rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước nhập mặt đậu. cho vào 1/3 muỗng cà phê muối, đậy nắp nấu. Khi nước trong nồi sôi lên, bạn đổ bớt nước trong nồi ra, chừa lại khoảng 70ml rồi đậy nắp tiếp tục nấu trên lửa nhỏ khoảng 10 phút. Đổ 150ml nước cốt dừa, đảo đều và nấu thêm 10 phút nữa. Sau đó cho vào 30g đường, dùng muỗng đánh để đậu nhuyễn ra thì tắt bếp.

Nếp vo sạch để ráo nước. Cho 1 muỗng canh rượu, 1/3 muỗng cà phê muối, bóp cho thịt gấc bong ra khỏi hạt. Sau đó, đổ nếp vô gấc, trộn đều cho hạt nếp thấm màu gấc, để yên 5 phút. Tiếp theo, bạn đổ vào 250ml nước cốt dừa, trộn đều lên. Cho hỗn hợp nếp vào chảo, bắc lên bếp xào cho nước cốt dừa bám vào nếp. Cho nếp vào xửng và hấp cách thủy trong 20 phút. Tiếp theo cho vào nồi xôi 2 muỗng canh đường, đảo đều cho đường tan ra, hấp thêm 2 phút nữa và tắt bếp.

Ép khuôn: cho đậu xanh vào trước ép chặt, tiếp theo là 1 lớp gấc và cũng ép chặt xuống, sau đó là lớp đậu xanh và cuối cùng là lớp gấc. Cuối cùng, bạn ép chặt và rút khuôn ra.

Kết hợp với đậu xanh sẽ thêm vị cho món xôi gấc. Ảnh: Internet

Cách nấu xôi gấc nước cốt dừa

Nguyên liệu: 500g nếp, ½ trái gấc, 170ml nước cốt dừa, muối, đường

Các bước làm

Gấc tách lấy phần thịt, bỏ hạt. Cho vào thịt gấc 2 muỗng cà phê rượu trắng, ½ muỗng cà phê muối, dằm cho thịt gấc nát ra.

Nếp vo sạch, ngâm với nước trong 30 phút, vớt ra để ráo. Trộn nếp với gấc và 150ml nước, 170ml nước cốt dừa, trộn đều lên. Đổ hỗn hợp nếp vào chảo, bắc lên bếp xào cho nước rút vào nếp. Sau đó cho nếp vào xửng, dùng đũa tạo những lỗ nhỏ trên xôi. Thời gian hấp trong 20 phút. Tiếp theo cho 50g đường vào, trộn đều lên và hấp thêm 5 phút nữa là hoàn thành.

Nếp, gấc và nước cốt dừa sẽ cho ra món xôi thơm, dẻo, béo. Ảnh: Internet

Xôi gấc dẻo thơm, béo ngậy sẽ là món ăn hấp dẫn ở nhiều gia đình Việt. Ngoài ra, đây còn là món ăn có giá trị dinh doanh. Cách nấu xôi gấc ngon không khó nhưng bạn phải có bí quyết mới có thể hoàn thiện hương vị. Nếu muốn học nấu xôi ngon cùng đầu bếp chuyên nghiệp, bạn có thể điền vào form bên dưới để được Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán ® tư vấn chi tiết hơn nhé!

Chủ đề