Cách mạng Hoa nhài ở Việt Nam

Phản ứng về bài 'cách mạng hoa nhài'

Cách mạng Hoa nhài ở Việt Nam
Cách mạng Hoa nhài ở Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty

Chụp lại hình ảnh,

Truyền thông nhà nước cảnh cáo không liên hệ 'cách mạng hoa nhài' với Việt Nam

Giới bất đồng chính kiến ở Hà Nội nói họ không ngạc nhiên khi có thêm bài báo của quân đội cảnh cáo về âm mưu của "cách mạng hoa nhài, hoa sen".

Bài đang được đọc nhiều nhất hiện nay trên tờ Quân đội Nhân dân viết rằng "sau những biến động chính trị gắn với những cái gọi là “cách mạng hoa nhài” ở Ai Cập, Tuy-ni-di, Li-bi, một số kẻ phản động trong và ngoài nước đang hí hửng cho rằng, các cuộc “cách mạng” ấy chẳng bao lâu sẽ lan tới Việt Nam".

Tác giả, ký tên Nguyễn Văn Minh, đe dọa "phong trào chống đối, đi tới lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam...thực chất chỉ là cuộc lật đổ chế độ bằng các thủ đoạn phi bạo lực kết hợp với bạo lực ở mức độ khác nhau."

"Sự độc tài, bất công chẳng những không mất đi mà còn trầm trọng hơn, đổ máu nhiều hơn, nghèo đói nhiều hơn, bất ổn nhiều hơn."

Nói về tình hình Việt Nam, tác giả tỏ ra lo ngại về các mạng xã hội.

"Chúng luôn đề cao vai trò của các mạng xã hội và công cụ internet, từ facebook, youtube đến twitter, thậm chí điện thoại di động là “vũ khí hữu hiệu” trong việc tập hợp lực lượng nổi dậy ở nhiều nước."

"Từ đó, chúng kích động giới trẻ Việt Nam hãy tận dụng lợi thế của sự phát triển internet để “hành động”. Chúng cũng cho rằng cách mạng “hoa sen” thuận lợi hơn vì dân số trẻ, sẽ đi theo từng nấc thang để chính quyền khó đàn áp."

Ám chỉ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc mùa hè năm nay, bài bình luận nói:

"Ban đầu chỉ kêu gọi nhau tụ tập mặc áo trắng ở chỗ đông người rồi dần dần tiến tới tụ tập vì biển, đảo, vì kinh tế khó khăn. “Hương hoa nhài, hoa sen” sẽ khích lệ tiếng nói đối kháng qua các phong trào cùng ký tên vào tâm thư, thỉnh nguyện, các bản tuyên cáo, kiến nghị nào đó để tạo dư luận xã hội."

"Ở nấc thang cao hơn, sẽ phát động biểu tình sẽ hướng tới phản đối những hạn chế trong điều hành, quản lý kinh tế, những tiêu cực xã hội rồi tiến tới kêu gọi lật đổ chính quyền."

'Không ngạc nhiên'

Từ Hà Nội, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Khắc Toàn cho hay từ lâu "đã không đọc báo Quân đội Nhân dân, và báo Công an, vì đó đều là cơ quan phát ngôn cho hai lực lượng bảo vệ thể chế độc tài toàn trị".

Cách mạng Hoa nhài ở Việt Nam
Cách mạng Hoa nhài ở Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty

Chụp lại hình ảnh,

Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bị ám chỉ là một phần của âm mưu đối kháng

"Nên tôi không ngạc nhiên. Trước sức mạnh vũ bão của cách mạng hoa nhài, đảng cộng sản run sợ cho số phận của họ."

Ông Toàn nói tiếp: "Họ phải có lời lẽ cứng rắn để răn đe lực lượng đối lập vì mục tiêu dân chủ hóa và cải cách chính trị."

"Nhưng đe dọa đó không có nghĩa lý gì trước khát vọng đấu tranh đòi tự do dân chủ."

Một người khác cùng thành phố, luật sư Lê Quốc Quân, cho hay chỉ mới đọc lướt qua tiêu đề, nhưng cũng đã được bạn bè nhắn tin về bài báo.

"Tôi không nghĩ có tác động gì trong dư luận, nhưng quả thực có chủ trương lớn khi đưa ra những bài như vậy."

"Họ đang nhận diện ý nghĩa quan trọng của các nhóm thành lập trên Facebook."

Theo ông Quân, Facebook có thể sẽ trở thành "tác nhân thay đổi trong tương lai".

Ông cho biết người dân tại Việt Nam rất ít biết đến Twitter, nhưng Facebook "chứng tỏ sức mạnh vượt trội".

"Facebook bị chặn ở rất nhiều mạng, đặc biệt là bởi Viettel, cũng là mạng của quân đội."

"Hầu hết phải dùng phần mềm vượt tường lửa để vào."

Tờ Quân đội Nhân dân kêu gọi báo chí nhà nước "có nhiều hơn những đánh giá, bình luận mang tầm khái quát, phân tích rõ bản chất các hiện tượng, sự kiện, định hướng dư luận xã hội một cách tích cực".

Báo này nói "khuyến khích các ý kiến phản biện xã hội mang tính xây dựng", nhưng cảnh báo "hành vi lợi dụng đấu tranh chống tiêu cực hay lợi dụng dân chủ để chống đối chế độ XHCN sẽ phải được xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật".

Tác động của “Cách Mạng Hoa Lài” đối với Việt Nam.

Đăng ngày: 07/03/2011 - 03:00Sửa đổi ngày: 08/03/2011 - 22:59

Quân đội Tunisia được sử dụng để đàn áp biểu tình

Biểu tình do Tổng Liên đoàn Lao động Tunisia tổ chức ngày 21/1/2011

Internet bị giới hạn chặt chẽ, gồm cả các site như YouTube.[14] Tuy nhiên, Internet đã có sự phát triển vượt bậc với hơn 1,1 triệu người sử dụng và hàng trăm quán cafe Internet, được gọi là ‘publinet’. Điều này phần lớn liên quan tới nạn thất nghiệp trên diện rộng và thiếu dân chủ cùng các cơ hội khiến hàng triệu người bị thất nghiệp. Các nhóm nhân quyền độc lập, như Ân xá Quốc tế, đã đưa ra tài liệu chứng minh các quyền cá nhân không được tôn trọng.