Cách ly đến ngày bao nhiêu

Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh Covid-19

Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh Covid-19


1. Mục đích: Ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19).

2. Hình thức cách ly:

Cách ly y tế theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. 

3. Đối tượng cách ly:

Những người không có các triệu chứng nghi nhiễm nCoV (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau đây:  a) Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;  b) Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;  c) Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; d) Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào;  đ) Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ;  e) Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ Trung Quốc hoặc từng đi qua Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

4. Thời gian cách ly

a) Cách ly tối đa 14 ngày, số ngày cách ly cụ thể được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam.  b) Khi người nghi ngờ mắc bệnh được chẩn đoán loại trừ không mắc bệnh thì những người được cách ly có liên quan sẽ kết thúc việc cách ly. 

5. Tổ chức thực hiện cách ly 


5.1. Cán bộ y tế a) Tổ chức điều tra, lập danh sách người cần cách ly để ghi nhận thông tin về địa chỉ gia đình, nơi lưu trú, số điện thoại cá nhân, tên và số điện thoại của người khi cần liên hệ. Cung cấp số điện thoại của cơ quan y tế cho người được cách ly và gia đình, người quản lý nơi lưu trú. b) Phối hợp với chính quyền địa phương đến nhà hoặc nơi lưu trú của người được cách ly thông báo yêu cầu, mục đích, thời gian của việc cách ly cho người được cách ly và gia đình hoặc người quản lý nơi lưu trú; vận động tạo sự đồng thuận, tình nguyện thực hiện. Trong trường hợp đối tượng cách ly không thực hiện, áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế.  c) Hướng dẫn người được cách ly cách sử dụng và tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày và ghi chép kết quả đo, tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. d) Hướng dẫn thành viên trong gia đình người được cách ly và người quản lý nơi lưu trú cách thức khử trùng nơi ở như: lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình bằng xà  phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường. đ) Theo dõi tình trạng sức khỏe và ghi nhận thông tin vào mẫu theo dõi sức khỏe của người được cách ly. Báo cáo kết quả theo dõi hàng ngày cho cơ quan y tế tuyến huyện. e) Thực hiện nghiêm các qui định về phòng chống lây nhiễm cho cán bộ y tế theo quy định của Bộ Y tế khi tiếp xúc với người được cách ly.  g) Hướng dẫn người được cách ly thu gom riêng khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải để gọn vào góc phòng của người được cách ly. Trong thời gian cách ly, nếu người được cách ly xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm. Hết thời gian cách ly, nếu người được cách ly không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì thu gom và xử lý như rác thải thông thường. h) Hướng dẫn và phát tờ rơi khuyến cáo phòng bệnh cho gia đình, người quản lý nơi lưu trú có người được cách ly để thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm trong hộ gia đình, nơi lưu trú. i) Báo cáo ngay cho y tế tuyến trên và chính quyền địa phương, phối hợp chuyển người được cách ly đến bệnh viện nếu người được cách ly có biểu hiện mắc bệnh như sốt, ho, khó thở trong quá trình theo dõi.  k) Ứng xử tận tình, chia sẻ, động viên và giúp đỡ người được cách ly khi thực hiện nhiệm vụ tạo tâm lý thoải mái, tin tưởng của người được cách ly trong suốt quá trình theo dõi. l) Báo cáo kết quả cuối cùng cho y tế tuyến huyện và chính quyền địa phương ngay sau khi kết thúc thời gian cách ly.

5.2. Người được cách ly

a) Chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét. b) Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly. c) Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày; ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. d) Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.  đ) Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.  e) Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. g) Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú. h) Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly.  i) Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú. 

5.3. Thành viên trong hộ gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly

a) Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc. b) Hàng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi lưu trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường. c) Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly. d) Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi khi người được cách ly có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. đ) Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có yêu cầu. g) Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú. 

5.4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cộng đồng nơi có người được cách ly

a) Tạo điều kiện, động viên, chia sẻ, giúp đỡ gia đình, nơi lưu trú và người được cách ly để người được cách ly yên tâm thực hiện việc cách ly trong suốt thời gian theo dõi.     b) Chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc thực hiện cách ly và tiến hành cưỡng chế cách ly y tế nếu người được cách ly không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để nghiên cứu, giải quyết./.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

  • Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt sử dụng loại vắc-xin COVID-19 nào chưa? [Có]
    • Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt 9 loại vắc-xin để sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam: Comirnaty (Pfizer – Hoa Kỳ), Spikevax (Moderna – Hoa Kỳ), Janssen (Johnson & Johnson – Hoa Kỳ), AstraZeneca (Anh-Thụy Điển), Sputnik V (Gamaleya – Nga), Vero Cell (CNBG/Sinopharm – Trung Quốc), Hayat-Vax (CNBG – Trung Quốc/Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất), Abdala (BBU – Cuba), và Covaxin (BBIL – Ấn Độ). Việt Nam chỉ phê duyệt vắc-xin Pfizer (Hoa Kỳ) và Moderna (Hoa Kỳ) cho trẻ em dưới 18 tuổi.
    • Bộ Y tế Việt Nam thông báo vắc xin Nano Covax sẽ sớm được xem xét đưa vào sử dụng khẩn cấp.  Nano Covax là vắc xin COVID-19 nội địa đầu tiên của Việt Nam và đã được Ủy ban Đạo đức Quốc gia trong Nghiên cứu Y khoa Việt Nam phê duyệt.
  • Việt Nam có cấp giấy chứng nhận tiêm vắc-xin không? [Có]
    • “Thẻ xanh” tiêm chủng:Các cá nhân ở Việt Nam nhận giấy chứng nhận tiêm chủng sau khi tiêm ở các cơ sở y tế.  Ngoài ra, họ cũng có thể nhận được chứng nhận tiêm chủng điện tử (tương đương với “thẻ xanh” COVID-19 có thể được ngẫu nhiên yêu cầu khi vào các địa điểm ở Việt Nam) trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 tại đây.  Các cơ quan y tế Việt Nam có trách nhiệm cấp chứng nhận chính thức cho các cá nhân được tiêm chủng tại Việt Nam. Phái bộ Hoa Kỳ tại Việt Nam không cung cấp thêm bất kỳ tài liệu tiêm chủng nào cho những người tiêm chủng tại Việt Nam.  Mọi thắc mắc liên quan đến chứng nhận tiêm chủng đối với các trường hợp tiêm chủng tại Việt Nam xin vui lòng liên hệ các cơ quan chức năng của Việt Nam.
    • Hộ chiếu vắc-xin Việt Nam: Ngày 4/4, Bộ Y tế Việt Nam thông báo bắt đầu triển cấp hộ chiếu vắc-xin điện tử trên cả nước từ 15/4. Để biết thêm thông tin và xem kiểu mẫu hộ chiếu vắc-xin điện tử, vui lòng xem trang web của chính phủ Việt Nam tại đây. Mọi thắc mắc về việc cấp hộ chiếu vắc-xin cũng như việc ứng dụng hộ chiếu vắc-xin xin vui lòng liên hệ các cơ quan chức năng của Việt Nam.
    • Việt Nam công nhận “hộ chiếu vắc xin COVID-19” của 72 nước, bao gồm Hoa Kỳ.  Các cá nhân được tiêm chủng ở Hoa Kỳ có thể sử dụng Thẻ tiêm chủng CDC thay cho “thẻ xanh” COVID-19 ở Việt Nam. Mặc dù cơ quan chức năng của Việt Nam xác nhận Thẻ tiêm chủng CDC sẽ được chấp nhận, nhưng đôi khi các cá nhân đó vẫn có thể được yêu cầu giải thích thêm.
  • Hiện tại công dân Hoa Kỳ có thể tiêm loại vắc-xin nào ở Việt Nam hay không? [Có thể]
    • Chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 của Chính phủ Việt Nam được điều phối ở cấp phường và quận.  Do đó, công dân Hoa Kỳ nên tìm hiểu thông tin về việc đăng ký tiêm ở các cấp chính quyền địa phương.  Người sử dụng lao động, chủ nhà, hàng xóm, và chính quyền địa phương là những nguồn hữu ích để tham khảo ý kiến ​​về các nỗ lực tiêm chủng tại địa phương.
    • Chính phủ Hoa Kỳ hiện chưa có kế hoạch cung cấp vắc-xin COVID-19 cho công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đang làm việc với các quốc gia khác để đảm bảo tất cả người dân, bao gồm cả công dân Hoa Kỳ, có thể được tiêm vắc xin thông qua các chương trình tiêm chủng của nước sở tại.  Công dân Hoa Kỳ hiện đang ở Việt Nam nên theo dõi các bản tin cập nhật trong nước liên quan đến các nỗ lực tiêm chủng tại Việt Nam.  Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại đây.
    • Chính phủ Việt Nam triển khai trang web cho phép người dân, bao gồm công dân Mỹ đang ở Việt Nam, có thể đăng ký tiêm vắc-xin COVID-19 trực tuyến tại đây (có cả tiếng Việt và tiếng Anh). Theo chính phủ Việt Nam, không cần phải đăng ký trực tuyến mới được tiêm chủng, tuy nhiên việc đăng ký trực tuyến sẽ giúp quá trình tiêm chủng được thuận tiện và an toàn hơn là trực tiếp đăng ký tại buổi hẹn tiêm chủng. 
  • Ở Việt Nam hiện có các loại vắc-xin nào?
    • Mỗi cá nhân, người Việt Nam và người nước ngoài, nếu có thắc mắc về việc tiếp cận tiêm chủng COVID-19 tại Việt Nam, vui lòng liên hệ trực tiếp với  Bộ Y Tế Việt Nam (BYT).
    • Tính đến ngày 3/5, hơn 215 triệu liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm tại Việt Nam, bao gồm hơn 17,3 triệu liều cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi và hơn 1.5 triệu liều cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.
    • Kể từ ngày 16/4, nhiều địa phương đã tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi  bằng vắc-xin Pfizer hoặc Moderna (chỉ tiêm 2 mũi vaccine cùng loại, không tiêm trộn).  Trước đó, Chính phủ Việt Nam thông báo kế hoạch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi trước tháng 9 năm 2022 và tiếp tục nghiên cứu việc tiêm chủng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi.  Thống kê chi tiết về tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin tại Việt Nam được đăng tải tại đây.
    • Vui lòng truy cập trang web của FDA để tìm hiểu thêm về các loại vắc-xin đã được FDA phê duyệt tại Hoa Kỳ.