Cách kiểm tra tổng quát máy tính

  1. Mở Start menu và gõ Settings vào ô Search.
  2. Mở Settings và chọn System.
  3. Nhấp chuột vào About và bạn sẽ thấy các thông tin của máy tính.

Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy những thông tin tương tự trên Control Panel -> System and Security -> System.

Cách 2: Kiểm tra bằng cách sử dụng System Information

  1. Mở Start menu.
  2. Gõ msinfo32 hoặc System Information và Enter.

Đa số thông tin của phần cứng trên máy tính của bạn sẽ được tìm thấy trong System Information. Khi mở cửa sổ, bạn sẽ thấy mục System Summary được mở sẵn, nó bao gồm các thông tin như mô hình hệ thống, loại hệ thống, bộ xử lý, bộ nhớ được cài đặt, thông tin BIOS và ngày cập nhật mới nhất của phần mềm.

Lưu ý rằng thông tin về card đồ họa không được hiển thị trong System Summary, bạn sẽ tìm thấy nó bằng cách chọn Component -> Display. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm thông tin bạn cần trong ô Find what.

Cách 3: Kiểm tra bằng cách sử Command Prompt

  1. Mở Start menu và gõ Command Prompt (hoặc cmd).
  2. Mở Nhập chuột phải vào kết quả và chọn Run as administrator.
  3. Gõ systeminfo và nhấn Enter. Khi bạn chạy lệnh, bạn sẽ nhận được thông tin cấu hình chi tiết về phần cứng và hệ điều hành, bao gồm Windows, phiên bản BIOS, bộ nhớ và các chi tiết network adapter,…

Cách 4: Kiểm tra bằng cách sử dụng lệnh dxdiag

  1. Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R.
  2. Gõ dxdiag vào hộp thoại Run và Enter.
    Cách kiểm tra tổng quát máy tính

Bảng DirectX Diagnostic Tool hiện đầy đủ các thông tin cơ bản của hệ thống, bên cạnh còn có thông số về màn hình (Display), âm thanh (Sound), đồ họa (Render),…

Mỗi máy tính đều được cấu tạo từ rất nhiều phần cứng và mỗi phần cứng đều có nguy cơ gặp sự cố. Các phần cứng sinh nhiệt hoặc các bộ phận chuyển động có xu hướng hỏng trước nhất. Nhờ các bài kiểm tra phần cứng máy tính, bạn có thể quét hệ thống và phát hiện phần cứng bị lỗi trước khi mọi thứ gặp sự cố. Dưới đây là cách thực hiện kiểm tra phần cứng trên Windows 10.

Công cụ chẩn đoán phần cứng Windows 10

Windows 10 có hai công cụ chuẩn đoán lỗi phần cứng tích hợp sẵn gồm: Performance Monitor và Windows Memory Diagnostic. Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về từng công cụ.

Performance Monitor

Đây là công cụ toàn diện nhất của hệ điều hành Windows 10 để định vị và chuẩn đoán các vấn đề về phần cứng và hệ thống.

Truy cập menu Start, nhập Performance Monitor vào khung Search rồi kích chọn kết quả tương ứng. 

Để có cái nhìn tổng quan nhanh về phần cứng của hệ thống, ở khung bên trái hãy truy cập menu Reports > System > System Diagnostics > [Tên máy tính].

Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về phần cứng, bạn có thể truy cập biểu đồ hiệu suất trực tiếp từ menu Monitoring Tools > Performance Monitor và tập dữ liệu có thể tùy chỉnh (từ mục Data Collector Sets).

Windows Memory Diagnostic

Bộ xử lý trung tâm của máy tính (CPU) sử dụng RAM để lưu trữ thông tin ngắn hạn. Mọi thứ có trong RAM sẽ bị mất khi tắt máy. Trong trường hợp bạn gặp các lỗi hệ thống như hiệu năng giảm, máy tính thường xuyên bị treo, card đồ họa không tải được khi khởi động, tệp dữ liệu bị hỏng hay thông tin RAM không chính xác …

Có thể nguyên nhân do bộ nhớ RAM bị lỗi. 

Bạn có thể sử dụng công cụ Windows Memory Diagnostic để kiểm tra lỗi bộ nhớ RAM nếu có.

Để khởi chạy công cụ, nhấn tổ hợp phím Windows + R, trong hộp thoại Run nhập mdsched.exe và nhấn Enter. Máy tính sẽ khởi động lại. 

Windows Memory Diagnostic sẽ kiểm tra hệ thống, khi kết thúc máy sẽ khởi động lại một lần nữa. Bạn sẽ thấy kết quả của màn hình sau khi quay lại màn hình Windows.

Nếu Windows không tự động hiển thị kết quả, hãy mở Event Viewer bằng cách kích chuột phải vào menu Start > Windows Logs > System và tìm tệp gần đây nhất có tên MemoryDiagnostic.

Ứng dụng chẩn đoán phần cứng của bên thứ ba

Nếu đang tìm kiếm một công cụ chuẩn đoán hệ thống mạnh hơn, bạn cần sử dụng phần mềm của bên thứ ba. Dưới đây là những phần mềm chuẩn đoán hệ thống miễn phí tốt nhất.

MemTest86

MemTest86 là công cụ tốt nhất để kiểm tra RAM trên Windows. Ứng dụng có 13 thuật toán kiểm tra RAM khác nhau và hỗ trợ RAM DDR4, DDR2 và DDR3. Bạn có thể khởi chạy MemTest86 trực tiếp từ USB, đĩa CD, thẻ nhớ và quan trọng là ứng dụng tương thích với chế độ Khởi động an toàn (Secure Boot).

Không giống như công cụ Windows, MemTest86 cũng có giao diện đồ họa đầy đủ tính năng.

Download MemTest86 

CrystalDiskInfo

Nếu muốn kiểm tra ổ cứng thì CrystalDiskInfo là lựa chọn. Ứng dụng sử dụng công nghệ SMART (Self-Monitoring, Analysis, and Reporting Technology) để cung cấp dữ liệu về ổ đĩa bao gồm tỷ lệ đọc lỗi, số lượng các khu vực được phân bổ lại, thời gian quay vòng … 

CrystalDiskInfo còn bao gồm công cụ quản lý năng lượng và quản lý âm thanh tiên tiến. Nếu để ứng dụng chạy ẩn, ứng dụng có thể đưa ra các cảnh báo trực tiếp nếu ổ đĩa trở quá nóng hoặc đang gặp phải các lỗi khác.

Download CrystalDiskInfo

HWiNFO

HWiNFO là một trong những ứng dụng kiểm tra chẩn đoán máy tính tốt nhất hiện có. Ứng dụng cung cấp các báo cáo và biểu đồ theo thời gian thực chi tiết nhất trong số các ứng dụng có tính năng tương tự về CPU, GPU, bo mạch chủ, ổ đĩa và thiết bị ngoại vi của máy tính.

Bạn cũng có thể tải xuống một loạt các add-in cung cấp cho HWiNFO các chức năng bổ sung bao gồm: Bộ chỉnh màn hình, tiện ích và trình xem nhật ký.

Download HWiNFO 

RWEverything

Bạn có thể sử dụng RWEverything để kiểm tra hầu hết mọi khía cạnh của mọi phần cứng trong máy. Quan trọng hơn, ứng dụng cho phép người dùng điều chỉnh và áp dụng bất kỳ thay đổi cài đặt nào liên quan đến phần cứng.

Tuy nhiên RWEverything không phù hợp cho người dùng không hiểu rõ về phần cứng. Nếu không có thể làm hỏng phần cứng không thể sửa chữa được.

Download RWEverything 

Trên đây, FPTShop vừa hướng dẫn các bạn những cách khác nhau để kiểm tra "sức khỏe" phần cứng. Việc kiểm tra phần cứng giúp người dùng sớm xác định được những nguyên nhân tiềm ẩn của lỗi phần cứng nếu có. 

Làm sao để biết máy tính của bạn có đang hoạt động ổn định? Phần mềm nào hỗ trợ kiểm tra tình trạng máy tính hiệu quả nhất? Cùng Acup.vn điểm qua TOP Phần mềm test máy tính toàn diện | Kiểm tra nhanh chuẩn ngay trong bài viết này nhé.

Cách kiểm tra tổng quát máy tính

Các phần mềm kiểm tra toàn diện tình trạng máy tính

1. Everest Ultimate – Phần mềm test máy tính toàn diện

Cách kiểm tra tổng quát máy tính

Phần mềm kiểm tra toàn diện laptop Everest Ultimate

Everest Ultimate là một trong những phần mềm test máy tính toàn diện, đơn giản. Đặc biệt, tất cả các tính năng trong phần mềm này đều hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể sử dụng phần mềm này nếu muốn kiểm tra các thông tin về phần cứng trên máy tính của mình, như: Tên, thông tin phần cứng, ổ đĩa, bảo mật, màn hình, kết nối mạng,…

Ngoài ra, bạn có thể theo dõi sức khỏe của CPU, RAM, màn hình, ổ đĩa,…Nhờ vào tính năng kiểm tra nhiệt độ và điện thế của từng thiết bị.

Bên cạnh đó, Everest Ultimate còn có khả năng chẩn đoán các lỗi xảy ra đối với phần cứng trong máy tính. Tiến hành giám sát và báo cáo tình trạng sức khỏe máy tính một cách khoa học.

Đặc biệt,  sử dụng Everest Ultimate có thể cải thiện tốc độ máy tính, tối ưu hiệu năng, giảm hiện tượng giật lag trong quá trình sử dụng.

2. CPU – Z – Phần mềm kiểm tra toàn diện laptop

Cách kiểm tra tổng quát máy tính

Phần mềm test máy laptop toàn diện CPU - Z

CPU – Z đã không còn xa lạ gì với dân chuyên về kỹ thuật và thường xuyên phải làm việc trên máy tính. Phần mềm  test máy tính CPU - Z cho phép biết các thông tin liên quan đến tên thiết bị, hãng sản xuất, dòng chipset tích hợp, tốc độ xử lý, tình trạng bộ nhớ cache, bus, số core trong vi xử lý,…

Về cơ bản, CPU – Z hướng đến việc theo dõi sức khỏe của RAM (bộ nhớ, bus RAM, số lượng khe cắm,…), tình trạng mainboard, khả năng hoạt động của card màn hình,… Một số tính năng mà bạn có thể sử dụng trên CPU – Z chi tiết, như sau:

  • Thẻ CPU: Thẻ này cung cấp các thông tin chi tiết về CPU như: Bộ vi xử lý, số luồng, tốc độ luồng, cache, bus, công nghệ tích hợp, packge, thông tin kỹ thuật,…
  • Thẻ Caches: Ở đây bạn sẽ biết được những thông tin và thuộc tính của bộ nhớ đệm, dung lượng bộ nhớ đã sử dụng và dung lượng trống còn lại trên máy tính.
  • Thẻ Memory: Thẻ này cho biết dung lượng RAM mà bạn đã sử dụng và dung lượng RAM còn lại. Bên cạnh đó, thẻ còn cung cấp một số thông tin về RAM: Loại RAM, số lượng RAM, tốc độ RAM,…
  • Thẻ SPD: Cung cấp thông tin chi tiết về RAM: Loại RAM, so sánh bảng Timing, thông số Bus,…
  • Thẻ Graphics: Thẻ này cho biết thông số chi tiết về các card màn hình tích hợp trên máy tính, bao gồm cả card màn hình onboard và card rời (Tên, mã, xung nhịp, công nghệ, bộ nhớ,…)
  • Thẻ About: Thẻ này cung cấp các thông tin về ứng dụng CPU – Z.

>>>15 Cách kiểm tra laptop kĩ càng và chuẩn xác nhất

3. Passmark – Phần mềm test máy bàn phím

Cách kiểm tra tổng quát máy tính

Phần mềm test bàn phím Passmark

Passmark là một trong những phần mềm test máy laptop, kiểm tra bàn phím máy tính nổi tiếng. Với giao diện vô cùng đơn giản, bạn hoàn toàn có thể sử dụng Passmark để kiểm tra sức khỏe bàn phím laptop thường xuyên.

Bạn thực hiện kiểm tra bàn phím bằng cách, mở phần mềm Passmark lên, một bàn phím ảo sẽ xuất hiện trên màn hình máy tính. Bạn thực hiện ấn từng phím trên bàn phím, nếu phím trên bàn phím ảo chuyển sang màu xanh nghĩa là phím đó vẫn còn hoạt động tốt.

4. Dead pixel buddy– Phần mềm kiểm tra màn hình

Cách kiểm tra tổng quát máy tính

Kiểm tra sức khỏe màn hình bằng phần mềm Dead pixel buddy

Màn hình đóng là thành phần quan trọng, giúp hiển thị những thông tin mà người dùng truy vấn. Dead pixel buddy, chính là một trong những phần mềm kiểm tra toàn diện laptop, giúp bạn quản lý và kiểm tra sức khỏe màn hình máy tính toàn diện.

Khi kiểm tra, Dead pixel buddy sẽ hiện lên những màu khác nhau trên màn hình. Bạn thực hiện kiểm tra lần lượt với từng màu sắc. Bạn kiểm tra xem có màu nào mờ hoặc mất hoàn toàn hay không? Kiểm tra màn hình xem có xuất hiện những điểm trắng hoặc điểm chết hay không?

Phần mềm này có thể kiểm tra với cả màn hình laptop và máy tính với độ chuẩn xác rất cao.

5. Battery Mon – Phần mềm kiểm tra pin laptop

Cách kiểm tra tổng quát máy tính

Phần mềm kiểm tra tình trạng pin Battery Mon

Battery Mon chính là phần mềm kiểm tra toàn diện laptop mà bạn đang tìm kiếm để có thể quản lý và kiểm tra sức khỏe pin laptop một cách toàn diện.

Battery Mon cho biết tất cả các thông số, loại pin và trạng thái hiện tại của pin. Đặc biệt, bạn có thể kiểm tra độ chai pin trong phần mềm này:

Khi bật Battery Mon lên, bạn nhấn vào hình cục pin ở góc trái trên màn hình. Giao diện mới xuất hiện, chú ý vào mục Design Capacity (Dung lượng pin được đo khi mới xuất xưởng), full charge capacity (Dung lượng pin hiện tại), sự chênh lệch giữa 2 thông số này sẽ cho biết độ chai pin của laptop bạn.

Ví dụ: Design capacity là 4200mAh, full charge capacity là 3400mAh. Như vậy, sự chênh lệch giữa  thông số này là 80%. Ở ngưỡng này, pin đã xuất hiện chai nhưng chưa ảnh hưởng nhiều. Nếu pin ở dưới mức 50%, bạn nên cân nhắc về việc thay pin mới để đảm bảo hiệu suất hoạt động của pin.

>>>Cách kiểm tra độ chai pin của laptop

6. Speedfan – Phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU

Cách kiểm tra tổng quát máy tính

Phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU - Speedfan

Nhiệt độ CPU cao chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy tính giật, lag, thậm chí là tự động tắt nguồn khi đang làm việc. Chính vì vậy, việc kiểm tra nhiệt độ CPU thường xuyên là điều cần thiết. Speedfan chắc chắn là phần mềm hỗ trợ kiểm tra và theo dõi nhiệt độ CPU hoàn hảo.

Speedfan sẽ báo cáo nhiệt độ của chip trên CPU đến người dùng. Từ đó, bạn có thể dễ dàng kiểm soát và khắc phục lỗi nhiệt độ CPU quá cao.

Ngoài ra, Speedfan còn có thể điều chỉnh tốc độ quạt tản nhiệt phù hợp với nhiệt độ trong máy, làm giảm tiếng ồn của quạt khi hoạt động. Hiện nay, bạn có thể tải về và sử dụng Speedfan trên bất kỳ hệ điều hành nào.

7. Belarc Advisor – Phần mềm test máy laptop phát hiện lỗi phần cứng

Cách kiểm tra tổng quát máy tính

Phần mềm kiểm tra toàn diện tình trạng máy tính Belarc Advisor

Belarc Advisor là phần mềm kiểm tra máy tính toàn diện mà bạn nên cài đặt. Belarc Advisor không chỉ báo cáo những thông số và cấu hình máy tính chi tiết. Mà còn có thể kiểm tra và phát hiện lỗi trên phần cứng máy tính nếu chúng gặp sự cố.

Ngoài ra, Belarc Advisor còn cung cấp thông tin về cấp hình hệ điều hành, thông tin về các chương trình mà bạn cài đặt trong máy (tên, nhà sản xuất, thời gian sản xuất,…). Những thông số khác như CPU, card đồ họa, RAM, dung lượng đĩa,… đều được Belarc Advisor hiển thị chi tiết.

8. Sysgauge – Phần mềm kiểm tra toàn diện laptop, CPU

Cách kiểm tra tổng quát máy tính

Phần mềm test máy laptop Sysgauge

Sysgauge là phần mềm test máy tính toàn diện, miễn phí, nổi bật với giao diện theo dõi tình trạng CPU theo thời gian ở dạng biểu đồ. Một tính năng mà ít có phần mềm kiểm tra toàn diện laptop nào có thể sở hữu được.

Ngoài CPU bạn còn có thể theo dõi và kiểm tra sức khỏe của ổ cứng, RAM, kết nối mạng,… rất  chi tiết theo bảng biểu thời gian thực.

Khi bạn muốn thêm một chương trình hoặc phần cứng mà bạn muốn theo dõi. Bạn nhấn sang tab Layouts > Chọn Add, hệ thống sẽ hiện ra danh sách các phần mềm, bạn lựa chọn phần mềm mà mình muốn thêm vào.

Ngoài theo dõi trực tiếp trên phần mềm, Sysgauge cò giúp bạn theo dõi bằng các chương trình dễ dàng hơn bằng việc xuất file PDF. Đây cũng có thể là cách khá tiện lợi để bạn nhờ những chuyên gia kiểm tra về sức khỏe máy tính của mình.

9. GPU – Z – Phần mềm theo dõi thông số Card màn hình

Cách kiểm tra tổng quát máy tính

Phần mềm theo dõi sức khỏe của card màn hình GPU - Z

GPU – Z là một trong những phần mềm nổi tiếng hỗ trợ người dùng kiểm tra và theo dõi tình trạng card màn hình của laptop. Tương tự như CPU – Z, phần mềm GPU – Z cũng cung cấp những thẻ thông tin chi tiết giúp người dùng dễ dàng truy xuất và theo dõi tình trạng sức khỏe của card màn hình

  • Thẻ Graphics Card: Tổng hợp những thông tin về card màn hình, bao gồm: Tên, loại GPU, công nghệ, loại bộ nhớ, bus, dung lượng bộ nhớ, tốc độ xử lý,…
  • Thẻ Sensor: Thông tin về các cảm biến hiện tại trên GPU, như: xung nhịp, nhiệt độ, điện năng,…
  • Thẻ Advanced: Các thông tin nâng cao bao gồm: General, WDDM, DirectX cùng với các phiên bản hỗ trợ.

10. Tune up – Phần mềm kiểm tra hiệu suất

Cách kiểm tra tổng quát máy tính

Phần mềm kiểm tra hiệu suất tổng thể - Tune Up

Tune up có lẽ là một phần mềm test máy tính toàn diện, giúp bạn cân đo được sức mạnh của chiếc laptop mà mình đang sử dụng. Turn up cho phép truy xuất và hiển thị chính xác hiệu suất của toàn bộ các phần cứng có trên máy tính. Từ đó, bạn có thể so sánh liệu máy tính của bạn có đúng như những nhà quảng cáo nói hay không.

Turn up thực hiện việc kiểm tra tổng thể bằng cách quét (Scan) toàn bộ hệ thống máy tính. Khi quá trình quét dừng lại, một báo cáo hiện ra cho bạn biết tình trạng hệ thống máy tính hiện nay, tất cả đều được hiển thị rõ ràng và dễ hiểu. Ngoài ra, chúng còn cho biết những vấn đề mà hệ thống đang gặp phải, dung lượng “rác” mà bạn chưa dọn dẹp.

Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể nhờ Tune up sửa chữa các lỗi tự động mà máy tính đang gặp bằng cách nhấn vào mục Fix & Clean.

Việc kiểm tra và theo dõi sức khỏe máy tính chính là phương pháp giúp giảm các lỗi không mong muốn. Hy vọng với những gợi ý về các Phần mềm test máy tính toàn diện | Kiểm tra nhanh chuẩn trên đây sẽ giúp khách hàng có được sự lựa chọn phù hợp và tối ưu nhất.

>>>Cách test màn hình laptop chuẩn nhất hiện

Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết, kính chúc các bạn sẽ có sự lựa chọn hài lòng nhất. 

Acup.vn – Địa chỉ uy tín hơn 10 năm kinh doanh.