Cách hành văn là gì

Giọng văn và sự thay đổi giọng văn

1/Giọng văn là một cái gì đó bao trùm lên tất cả bài viết, mang hơi thở của người viết, thể hiện ở mọi câu văn, mọi yếu tố của bài viết, người ta còn gọi đó là giọng điệu. Trong một bài văn nghị luận, người viết bao giờ cũng thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng của mình trước một vấn đề mà mình đang thảo luận. Giọng văn là sự thể hiện màu sắc biểu cảm đó. Qua bài văn mà nhận ra người viết tán thành hay phản đối, ngợi ca hay châm biếm, kính cẩn hay suồng sã...Để tránh cho bài viết "buồn ngủ", người viết cần phải linh hoạt trong hành văn, tránh kiểu giọng đều đều từ đầu chí cuối, sẽ rất đơn điệu. Giọng văn phải sinh động. Muốn thế cần sử dụng linh hoạt hệ thống từ nhân xưng (Vd: trong bài viết về nhà thơ Xuân Diệu, lúc thì xưng ông, lúc xưng là thi sĩ họ Ngô, tác giả, nhà thơ Xuân Diệu, thi nhân, nhân vật trữ tình,...hay phân tích nhân vật Chí Phèo chẳng hạn: y, gã, hắn, kẻ, Chí Phèo, Chí, thằng chuyên rạch mặt ăn vạ, con quỷ làng Vũ Đại, nó, thằng cùng nhất trong đám cùng đinh...nhưng khi nói tới Chí Phèo lương thiện thì dùng đại từ anh hay anh ta...) Nhiều h/s từ đầu đến cuối dùng độc một đại từ nhân xưng hoăc chỉ 1,2 từ sẽ gây cảm giác nhàm chán. Lưu ý cần xác định đúng danh tính người được viết hãy xưng hô, ko nên xưng tùy tiện sẽ gây phản cảm.. Ko chỉ ở cách dùng từ xưng hô, giọng văn linh hoạt còn thể hiện ở các tiểu từ như: vâng, đúng thế, ko, điều ấy đã rõ, như vậy, chẳng lẽ...cần đặt những từ này vào đúng chỗ.
Trong viết văn nghị luận cũng nên sử dụng nhiều phương pháp hành văn: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp, song hành, loại suy, móc xích..., khi thì phân tích trước dẫn chứng sau, khi thì ngược lại...để giọng văn nhiều chiều, phong phú, sinh động. Giọng văn còn thể hiện ở nhiều phương diện khác như cách dùng từ đặt câu, nêu ý, cách lập luận, cách dùng hình ảnh, so sánh, cáh tạo âm hưởng, âm điệu chung cho bài viết. cách dùng từ cảm thán. Giọng văn phải phù hợp với hơi văn bài được phân tích (ví dụ: phân tích thơ Xuân Diệu, cần tạo giọng văn sôi nổi, đắm say, rạo rực, phân tích thơ Xuân Quỳnh làm nổi bật giọng văn thiết tha, nữ tính, phân tích bài Tống Biệt Hành của Thâm Tâm, làm nổi rõ cái cảm giác bâng khuâng, khó hiêu, có tính gân guốc, phân tích thơ Hồ Chí Minh, làm nổi rõ tinh thần của người chiến sĩ cộng sản, làm nổi rõ chất :thép" ở trong đó, đấy là giọng văn phù hợp tùy từng đối tượng mà biến tấu, thay đổi cho linh hoạt, kể cả sự khác nhau trong từng đoạn của một bài thơ bài văn vẫn phải làm rõ tinh thần chung của toàn bài). Đây là một trong những yếu tố làm bài văn hay hơn. Còn rất nhiều vấn đề ở phần này, nhưng khó có thể nói hết. Ở các yêu cầu khác em sẽ viết cụ thể hơn, mong mọi người góp ý.

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "lỗi hành văn", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ lỗi hành văn, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ lỗi hành văn trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Lỗi mở tập tin văn lệnh « % # »

2. Tôi xin lỗi về bài diễn văn.

3. Cửa sổ gỡ lỗi văn lệnh đăng nhập

4. Lỗi tạo văn lệnh cho bộ giải thích « % # »

5. Câu văn này không chứa lỗi ngữ pháp nào.

6. Xin lỗi, người giữ hành lý sao?

7. Lỗi xác định bộ giải thích cho tập tin văn lệnh « % # »

8. Nói về tội lỗi và mặc cảm tội lỗi là đi ngược lại trào lưu văn hóa ngày nay”.

9. tôi xin lỗi, văn phòng này ko biết đặc vụ Kellerman.

10. Tôi xin lỗi vì hành vi của nó.

11. Họ không được thực hành tội lỗi nữa.

12. Điện văn hành động khẩn cấp.

13. Bài văn của em mà các bạn đọc lúc nãy có đầy lỗi.

14. Hành sự như những người văn minh...

15. JJ, cô điều hành từ văn phòng.

16. Tôi xin lỗi về hành vi của tôi tối qua.

17. Tương tự như cách chúng ta sử dụng chương trình soạn thảo văn bản để sửa lỗi đánh máy trên văn bản.

18. Văn phòng kiểm toán phát hành báo chí.

19. Hãy tránh dùng lối hành văn phức tạp.

20. Và đây là những văn bản hành chính.

21. Lỗi nghiêm trọng này là lỗi phổ biến với trình bao bọc và không có hành động khắc phục.

22. Xin lỗi, tôi là Samuel Gerard, Thống đốc Văn phòng Cảnh sát trưởng Hoa Kỳ

23. ( Cười ) Vậy nên cho tôi xin lỗi về hành động đó.

24. Và thứ ở bên trong hành trình đến sự chuộc lỗi.

25. Sức thu hút tự nó không phải là một tội lỗi, nhưng hành động theo nó mới là tội lỗi.

Sự khác biệt giữa cách hành văn của những vị Giác Ngộ và của người cầm bút bình thường là gì? Nhìn vào ngôn ngữ họ đã sử dụng…. Lão Tử viết bằng cổ ngữ Trung hoa. Chữ tượng hình cổ xưa của Trung Hoa có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau trong cùng một chữ. Cho nên câu viết của ông ta gián tiếp đầy sự sống động. Sống động là vì nó biến chuyển theo cách hiểu khác nhau dựa vào kinh nghiệm đời sống riêng tư của người đọc. Mười người cùng đọc một bản chính sẽ có mười cách thông hiểu khác nhau. Đây chính là cái gọi là đầy sự sống.

Trong thời đại tân tiến ngày nay, người ta đổ lỗi cho ngôn ngữ cổ xưa đó là không chính xác và không có tính cách kỹ thuật, nên không thể dùng làm ngôn ngữ mà “khoa học đòi hỏi” được. Danh từ của phương Tây, mỗi chữ có một nghĩa riêng, trong khi chữ cổ tượng hình của Trung Hoa tự nó “không có nghĩa” vì nghĩa của nó là ở người đọc.

Cách hành văn là gì

Khi người ta chuyển dịch những chữ viết của Lão Tử sang Anh ngữ, phần lớn chắc chắn trở thành vô hồn và không sống động. Những chữ đó sẽ mất đi vẻ đẹp của chính nó, mất đi cái hương thơm tự nhiên; và sự chuyển dịch này chắc chắn sẽ làm mất đi cái mãnh lực (năng lực hay sự cố gắng) nguyên thủy của tác giả.

Cách dùng chữ hay cách hành văn của những vị Giác Ngộ là một dụng cụ mang người đọc đi sâu vào trong tiềm thức của người viết, cho gặp gỡ cái nghĩa bóng bên trong của chữ. Những danh từ của họ dùng sẽ kích thích nội tâm của ta, làm cho tâm ta nở hoa theo với chữ. Rồi danh từ này phải bị quên lãng đi, chỉ còn cái nghĩa sâu đậm bên trong được giữ lại và khai triển, nhưng còn phải chờ thêm, vì tâm trí còn phải được tập trung và gắn bó vào với chữ đó nữa, chỉ khi đó cái nghĩa sâu xa của chữ mới có thể được mở tung ra. Vì thế cho nên người ta có thể hàng ngày đọc cùng một chữ, nhưng nghĩa của nó lại không giống nhau vì con người đã liên tục đổi khác.

Ý nghĩa của cổ ngữ Trung Hoa rất là độc đáo, đầy sống động. Ýnghĩa lại tùy thuộc vào tâm trạng của người đọc. Vì thế nghĩa của mỗi chữ không nằm ở trong tự điển mà ở người đọc. Cổ ngữ Trung Hoa đã được dùng như những dụng cụ làm cho ý nghĩa nổi bật lên.

Trong thế giới tân tiến hiện nay, con người chạy đuổi theo thời gian, vì vậy họ sáng chế ra cách “đọc vận tốc” (speed reading). Không còn phải nghi ngờ là khi áp dụng phương thức nào đó người ta có thể tập đọc rất nhanh; và tùy theo việc áp dụng bất cứ phương thức nào, tốc độ đọc có thể nhanh gấp hai hay ba lần tốc độ bình thường. Nhưng cái rắc rối là phương thức này chỉ áp dụng được theo một chiều thẳng hàng mà thôi. Nếu đọc thật nhanh, cái vô thức cũng bắt đầu đọc nhanh theo, nhưng cái tri thức chỉ có đủ thời giờ cho biết sơ sài những ẩn ý và sự đọc thành không có chiều sâu và như thế là không thể đi sâu vào nghĩa bên trong của chữ được. Ta có thể đạt được lượng chứ không có phẩm. Cách đọc nhanh này không có chiều sâu.

Đọc cũng là một hình thức thiền. Trong lúc thiền ta thực hành sự tập trung đúng cách. Thế nào là tập trung đúng cách? Như: khi ta ngắm nghía một bông hoa, ta có thể chỉ đặt hết tâm ý vào bông hoa mà không để ý tới cái gì khác được không? Không…không thể làm được. Phần lớn tâm của người nào không có tập luyện thì không thể hoàn toàn tập trung vào một đối tượng được lâu hơn 2 phút. Nếu có thể tập trung được hơn hai phút đồng hồ là ta đã có được một vài manh mối để hiểu làm thế nào người ta có thể dùng năng lực của tâm trí để khai thác được cái gọi là “tâm linh ứng” (phsychic power). Sự tập trung năng lực này có thể dùng làm cho một mảnh kim loại đổi dạng hay làm nứt cái ly thủỷ tinh. Không dễ dàng cho người không có luyện tập phát triển được sự tập trung bén nhọn của tư tưởng, vì thói quen của tâm con người là sẽ biến động từng giây.

Khi nhìn ngắm một bông hoa, ta sẽ có những câu hỏi: tên của hoa này là gì? Nó từ đâu tới? Ai trồng? Tại sao cánh hoa lại màu đỏ? Có con bọ bám trên hoa và con bọ này đang làm gì ở đây? Có cơn gió thoảng tới và những cánh hoa lả tả rơi. Tâm ta cũng đi theo những cánh hoa đang rơi và rồi cũng nẩy ra đủ mọi ý nghĩ, hết ý nghĩ này nối tiếp theo ý nghĩ khác.

Rồi chợt nhận thức ra tâm trí ta đã bị phân tán và ta cố gắng trở lại chú tâm tới bông hoa. Một người nào đó vừa đi ngang qua với một mùi nước hoa rất thơm, và ta nhìn lên. Đó là một đàn bà với thân hình khá đẹp và tâm trí ta bắt đầu bị cái thân hình đẹp đẽ này lôi cuốn. Và tâm của ta sẽ phát triển đủ mọi ý nghĩ chỉ vì cái thân hình xinh đẹp của người đàn bà này.

Ý nghĩ của ta sẽ liên tục đi từ điểm A thẳng hàng đến B, C và D. Đó là hình thức hàng ngang (linear). Mọi ý nghĩ của tâm thức cần dùng năng lực, khi tư tưởng di động từ A sang B, năng lực giảm bớt một ít và khi đi từ B sang C, một ít năng lực nữa lại giảm đi, và rồi từ C sang D cũng vậy. Vì vậy năng lực đã bị phung phí quá nhiều trong cuộc sống hàng ngày, đây là lý do tại sao ta khó có thể chỉ ăn một bữa một ngày. Nếu chỉ ở nguyên tại điểm A, năng lực rất mạnh và ta thật sự có thể bắt đầu đi sâu từ điểm A1 tới A2 sang A3, v..v… Lúc này nguồn năng lực đang chuyển động hùng hổ, trực tiếp trong chỉ một thực tại. Và mắt ta trở nên hòa nhập vào với đối tượng.

Một khi ta có thể phát huy được sự tập trung năng lực như thế này, ta có thể làm kiểm chứng như sau: Chỉ cần đi theo sau lưng một người lạ nào đó, chăm chú để tâm dán mắt nhìn vào gáy của người ấy. Ngay lập tức người ấy sẽ quay đầu lại nhìn về phía ta. Cái gáy là điểm rất nhạy cảm của thân thể, nên khi ta áp đặt một phần năng lực vào chỗ đó, họ sẽ cảm thấy khó chịu và sẽ bị buộc phải quay đầu lại.

Đôi mắt của ta không chỉ giản dị là cửa sổ của linh hồn để nhìn qua, còn là trung tâm của năng lực để có thể dùng phân phối đi. Vì vậy, khi nhìn thẳng vào mắt những người có tầm tri thức cao ta dễ  bị họ thu hút. Sự kiện này còn tùy thuộc vào cơ thể của ta có đủ nhạy cảm để khám phá ra cái năng lực vô hình này hay không. Những bậc giác ngộ có đôi mắt và cái thân thể có thể truyền loại năng lực này đi một cách dễ dàng và làm cho ta mất tự chủ tương tự như bị thôi miên.

Trong thời gian Đức Phật Thích Ca giác ngộ, ngài đã cố gắng tìm kiếm giúp đỡ hai vị thầy cũ nhưng họ đã viên tịch. Nên ngài trở lại tìm năm người bạn (những nhà sư tu khổ hạnh) đồng hành trước để chia sẻ kinh nghiệm của ngài. Từ khoảng cách xa, năm nhà sư tu khổ hạnh đã nhìn thấy Phật Cồ Đàm, họ đề nghị với nhau không nên quấy rầy Ngài vì họ nghĩ Đức Phậtcố quay về cùng tu với họ. Nhưng khi Đức Phật càng tới gần hơn tâm thần họ đã bị tiêu tán mất và như bị “thôi miên” sai khiến sửa soạn cụ tọa, mang nước uống ra mời Đức Phật, trái ngược hẳn với mọi dự tính từ trước của họ.

Loại năng lực này hiện hữu một cách tự nhiên trong tất cả những bậc giác ngộ. Với điều kiện là thân thế phải được chuẩn bị hoàn hảo cho năng lực đó. Làm thế nào sửa soạn được cái thân thế nhạy cảm như thế? Ta sẽ thảo luận về điều này trong đề tài “Ba tầng năng lực” sau.

May all beings be Joy and Bliss,
Best regards and blessing to all,
Achema – Malaysia – 2008
Kim Morris lược dịch – September 2011

Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)