Cách dụng nấm linh chi cho người cao huyết áp

Dược sĩ chuyên khoa 1 Trương Thành Trong cho biết một trong những dược chất quý hiếm của nấm linh chi đỏ là germanium, có tác dụng loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Ngoài ra nấm giàu polysaccharide giúp khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy, thúc đẩy quá trình tiết insulin, giảm đường huyết trong máu ở người bệnh tiểu đường.

Người bình thường dùng nấm linh chi giảm mệt mỏi, thư giãn thần kinh và cơ thể. Linh chi còn trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, stress gây lo âu, căng thẳng, ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch.

Chất adenosin trong nấm được chứng minh có tác dụng chống nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến chứng xơ vữa động mạch vành, loại trừ cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, thúc đẩy quá trình lưu thông tuần hoàn máu…

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, nấm linh chi có tác dụng ổn định huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu và tứ chi, điều hòa kinh nguyệt, chống dị ứng, chống bệnh béo phì, phòng chữa bệnh tiểu đường, bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ...

Cách dụng nấm linh chi cho người cao huyết áp
Người bình thường dùng nấm linh chi giảm mệt mỏi, thư giãn thần kinh và cơ thể. Linh chi còn trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, stress gây lo âu, căng thẳng, ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch. Ảnh minh họa: Internet

Nói về nấm linh chi, TS Phạm Việt Hoàng – Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học Viện Y học cổ truyền Việt Nam cho biết, theo quan niệm của đông y, nấm linh chi vị đắng, tính hàn, lợi về kinh tâm, phế, can, thận, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. nấm linh chi là sản phẩm tốt cho sức khoẻ đã được khoa học chứng mình. Nấm linh chi tương đối an toàn.

Người ta có thể dùng linh chi dưới dạng bột nghiền mịn pha với nước uống hoặc cho linh chi thái lát mỏng vào phích nước nóng, để 1 giờ, sau đó uống dần trong ngày. Nấm linh chi lấy nước nấu các loại canh thịt hoặc súp dùng làm thức ăn bồi bổ cho người mới ốm dậy và người già yếu.

Tuy nhiên, TS. Hoàng cũng lưu ý, nấm linh chi được chứng minh là rất tốt nhưng nếu sử dụng sản phẩm nấm không có nguồn gốc rõ ràng, có thuốc bảo quản thì lại rất nguy hiểm. Đặc biệt, với những người bệnh có tiền sử các bệnh viêm gan, suy giảm chức năng thận tức là chức năng các bộ phận của cơ thể không còn được như người bình thường nếu sử dụng phải nấm linh chi không đúng cách hoặc có nguồn gốc không rõ ràng, trong nấm chứa chất bảo quản, gan sẽ không còn đủ chức năng để đào thải chất độc gây tích tụ và suy chức năng gan.

Cách dụng nấm linh chi cho người cao huyết áp
Những người vừa mới phẫu thuật hay đang chờ phẫu thuật không nên sử dụng nấm linh chi bởi cơ thể lúc này cần sự ổn định để theo dõi các tác dụng phụ trước và sau phẫu thuật. Ảnh minh họa: Internet

Nấm linh chi rất tốt cho người bệnh cao huyết áp nhưng nó lại không tốt với những người huyết áp thấp hay người chuẩn bị phẫu thuật. Bởi với những người bệnh huyết áp thấp khi sử dụng nấm linh chi làm huyết áp xuống quá thấp gây nên tình trạng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn ảnh hưởng không tốt đến tình trạng hình thành các màng máu, tình trạng chảy máu mất kiểm soát.

Những người vừa mới phẫu thuật hay đang chờ phẫu thuật không nên sử dụng nấm linh chi bởi cơ thể lúc này cần sự ổn định để theo dõi các tác dụng phụ trước và sau phẫu thuật.

Người hay bị chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn cũng không nên dùng nấm linh chi bởi nó sẽ càng tăng bệnh hơn.

Người bị dị ứng với họ nấm cần thận trọng khi dùng nấm linh chi.

Theo GS.TS, BSCKII Dương Trọng Hiếu, chuyên khoa Nội Y học cổ truyền, Bệnh Y học cổ truyền Trung ương, nấm linh chi có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, nhưng lưu ý những tác dụng này chỉ có được khi dùng đúng liều lượng.

“Nấm linh chi được nhắc nhiều tới tác dụng "cải lão hoàn đồng", chống độc, chống lão hóa nhưng chúng phải được dùng với liều lượng đủ và uống đều. Nếu người dân chỉ nấu 10 gram linh cho cả nhà cùng uống thì chắc chắn chẳng có tác dụng gì. Ngược lại, nếu đun khoảng 20 gram linh chi cô đặc trong 1-2 chén lại rất tốt. Ngoài ra, chúng ta cần phải kết hợp vị thuốc này với các loại dược liệu khác mới phát huy được tác dụng", GS Hiếu cho hay.

Huyết áp thấp là một bệnh lý tim mạch khá phổ biến không kém gì tăng huyết áp. Chúng ít có các triệu chứng điển hình. Nhưng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Chính vì thế chúng ta không nên chủ quan về bệnh lý này. Bài viết dưới đây của bác sĩ Hứa Minh Luân đề cập đến vấn đề huyết áp thấp có uống được nấm linh chi không? Cũng như các công dụng của nấm linh chi như thế nào? Nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Huyết áp thấp là gì?

Chỉ số huyết áp ổn định sẽ phản ánh việc tim bơm máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể một cách đều đặn. Khi huyết áp thấp sẽ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu và biểu hiện một vài triệu chứng.

Đối với người bình thường chỉ số huyết áp sẽ dao động từ 90 đến 120 đối với huyết áp tâm thu và 60 đến 80 đối với huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp thường dao động trong ngày. Vậy tụt huyết áp được xác định khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg. Với huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.

Khi huyết áp giảm xuống đột ngột sẽ khiến cơ thể cảm thấy choáng váng, chóng mặt, hoa mắt. Nặng hơn có thể gây lú lẫn, ngất xỉu, máu không bơm đủ lên não nên não thiếu oxy có thể gây chết não nguy hiểm đến tính mạng.

Cách dụng nấm linh chi cho người cao huyết áp
Những triệu chứng phổ biến khi bị huyết áp giảm xuống đột ngột

Công dụng của nấm linh chi

Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma Lucidum, hay tên gọi khác là “nấm trường thọ”. Chúng được xem là loại thảo dược quí xuất hiện cách đây hàng nghìn năm. Dược liệu này đã được chứng minh có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Vậy công dụng của chúng như thế nào? Dưới đây là một số công dụng tuyệt vời mà nấm linh chi mang lại:

  • Nâng cao thể chất, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi sức khỏe tốt.
  • Hỗ trợ trong quá trình điều trị một số bệnh lý ung thư.
  • Cải thiện nhiều bệnh tim mạch. Đặc biệt là khả năng ổn định huyết áp và giảm cholesterol máu, giảm các triệu chứng tim đập nhanh, đổ mồ hôi lạnh…
  • Phòng ngừa cục máu đông nhờ chúng có khả năng chống kết tập tiểu cầu.
  • Ngủ ngon hơn, nâng cao tinh thần, tăng sự tập trung, giảm căng thẳng mệt mỏi.
  • Giãn cơ trơn phế quản có lợi cho bệnh nhân viêm phế quản mạn tính và giảm cơn hen.
  • Giảm rụng tóc nhờ cân bằng sinh lý của cơ thể.
  • Nâng cao chức năng tuyến tụy cho bệnh nhân tiểu đường hay hạ đường huyết.
  • Tăng tuần hoàn máu trong cơ thể.
  • Giảm đau cho bệnh nhân viêm khớp.

Xem thêm: Mỡ máu nên ăn gì và không nên ăn gì?

Cách dụng nấm linh chi cho người cao huyết áp
Linh chi là một loại nấm hóa gỗ với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Người huyết áp thấp có uống được nấm linh chi không?

Đa số mọi người nghe rằng nấm linh chi có tác dụng tốt đối với người cao huyết áp. Tuy nhiên, chúng cũng có tác dụng đối với người huyết áp thấp. Như vậy người huyết áp thấp vẫn có thể uống nấm linh chi được. Nấm linh chi giúp chỉ số huyết áp nâng lên và duy trì ổn định trong thời gian dài. Các hoạt chất có trong nấm linh chi như: polysaccharides, sterois, có tác dụng tăng tuần hoàn máu và cung cấp lượng oxy cho cơ thể.

Như vậy người bị huyết áp cao hay huyết áp thấp đều uống nấm linh chi được. Tuy nhiên liều lượng sử dụng không giống nhau. Người bị huyết áp thấp không nên uống nấm linh chi quá đậm đặc. Nếu dùng một lượng không phù hợp sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Xem thêm: Cao huyết áp nên ăn gì?

Dùng nấm linh chi như thế nào là đúng?

Hiện nay nấm linh chi được sơ chế thành 3 dạng phổ biến là: thái lát, xay bột hoặc để nguyên tai. Hiện nay dạng thái lát được nhiều người lựa chọn do chúng tiện dụng. Dưới đây là một số cách dùng nấm linh chi phổ biến:

Sử dụng nấm linh chi nấu trà uống

Bạn cần chuẩn bị khoảng 15 g nấm linh chi và 1 lít nước. Đầu tiên bạn đun sôi nước và sau đó bỏ nấm linh chi vào và sau đó có thể uống. Nếu đắng bạn có thể bỏ một ít đường hoặc để vào tủ lạnh để uống dần.

Cách dụng nấm linh chi cho người cao huyết áp
Nấm linh chi nấu trà có màu nâu, mùi thơm, vị đắng, có thể thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống

Ngâm rượu nấm linh chi

Bạn có thể ngâm nấm linh chi chung với các loại nguyên liệu khác như tam thất, táo đỏ…  Sau khi ngâm bạn cần để khoảng 2 đến 3 tháng và lấy ra uống. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống một lượng nhỏ khoảng 20ml là đủ, không nên uống nhiều sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Sử dụng nấm linh chi nấu với các món ăn khác

Có thể nấu nấm linh chi hầm với gà ác. Đây là một món ăn bổ dưỡng rất tốt cho sức khoẻ.

Cách dụng nấm linh chi cho người cao huyết áp
Nấm linh chi nấu với gà ác cùng một số loại thảo dược khác

Những lưu ý khi dùng nấm linh chi

Hiện nay nấm linh chi được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng nấm linh chi một cách hợp lý. Dưới đây là một vài lưu ý khi dùng nấm linh chi.

  • Khi sử dụng nấm linh chi có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đau bụng, tiêu chảy, ngứa… Một vài trường hợp các triệu chứng sẽ xuất hiện trong vài ngày đầu. Sau đó sẽ không còn xuất hiện khi cơ thể đã quen với chúng.
  • Tuy nhiên nếu xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như chảy máu cam, ngất xỉu thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm nhất. Một số người dị ứng với nấm linh chi thì không nên sử dụng.
  • Bạn nên sử dụng nấm linh chi một cách hợp lý. Không nên lạm dụng chúng quá nhiều. Sử dụng một lượng phù hợp để tránh gây ra các tác dụng ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Xem thêm: Người bị huyết áp thấp nên ăn gì: liệu bạn đã biết?

Tóm lại, nấm linh chi là một loại dược liệu quý và có nhiều tác dụng tốt. Đặc biệt là đối với người mắc các bệnh lý về huyết áp. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nếu chúng ta sử dụng một cách không hợp lý. Bài viết trên đây của bác sĩ Hứa Minh Luân đã cung cấp cho bạn những thông tin về nấm linh chi, cũng như giải đáp vấn đề người huyết áp thấp có uống được nấm linh chi không. Nếu các bạn có thắc mắc gì thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!