Cách đọc 2, thanh 4 trong tiếng Trung

Cấu thành nên một từ tiếng Trung: thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu là những thành phần cơ bản nhất. Có thể nói, tương tự với chức năng dấu trong tiếng Việt, thanh điệu là một thành phần vô cùng quan trọng không thể tách rời trong một âm tiết tiếng Trung. Bài viết dưới đây, THANHMAIHSK xin giới thiệu với bạn Các đọc, sử dụng Thanh điệu trong tiếng Trung hiệu quả, chính xác.

Thanh điệu trong tiếng Trung là gì?

Thanh điệu là độ trầm, bổng của giọng nói trong 1 âm tiết có tác dụng cấu tạo, cũng như khu biệt vỏ âm thanh của từ và hình vị, Thanh điệu giúp ta phân biệt sự khác nhau của âm tiết này với một âm tiết khác, đồng thời là thành phần không thể thiếu trong 1 âm tiết.

Cách đọc các thanh điệu trong tiếng Trung

Dưới đây là bảng những thanh điệu cơ bản trong tiếng Trung:

Cách đọc 2, thanh 4 trong tiếng Trung

Cách đọc dấu 4 thanh điệu trong tiếng Trung

Thanh điệu Cách đọc
Thanh 1 (55):  bā Đọc đều, ngang và bằng, âm độ cao 55.
Thanh 2 (35): ՛  bá Đọc tương đương với dấu sắc trong tiếng Việt ( âm độ từ trung bình lên cao theo chiều 35)
Thanh 3 (214):ˇ  bǎ Đọc tương đương dấu hỏi trong tiếng Việt nhưng cần kéo dài hơi, âm sắc theo chiều từ 2 xuống 1 sau đó lên độ cao 4  
Thanh 4 (51):  bà Thanh này sẽ tương đương giữa dấu huyền và dấu nặng trong tiếng Việt, âm sắc đọc từ cao nhất 5 xuống thấp nhất là 1. 

Cách đọc 2, thanh 4 trong tiếng Trung

Chú ý: Trong tiếng Trung xuất hiện thanh nhẹ (hay còn gọi là thanh không), thanh này không được biểu hiện bằng dấu, đọc gần giống thanh nặng trong Tiếng Việt, nhưng độ nặng sẽ nhẹ hơn.

Ví dụ:爸爸/bàba/

Cách sử dụng thanh điệu trong tiếng Trung

Cách đánh dấu thanh điệu trong tiếng Trung

Phiên âm tiếng Trung có thể được công thức hóa như sau:

Phiên âm = Thanh mẫu (nếu có) + Vận mẫu + Thanh điệu (nếu có)

Ví dụ: hǎo  = h + ao + kí hiệu trên “ao” là thanh 3

Từ ví dụ trên chúng ta có thể thấy rằng thanh điệu sẽ được đặt trên vận mẫu (hay còn gọi là nguyên âm). 

Nguyên âm đơn

Nguyên âm kép 

  • Đối với nguyên âm đơn, chúng ta sẽ đánh dấu thanh điệu trực tiếp vào nguyên âm đó 
  • Ví dụ:
  • 啊/ā/
  • 饿/è/
  • 哦/ó/
  • Đối với nguyên âm kép chúng ta cần lưu ý những điều sau:
  • Trong phiên âm có nguyên âm “a”, sẽ ưu tiên đánh dấu vào nguyên âm “a” trước.

好/hǎo /,买/mǎi/

  • Không có nguyên âm đơn a, mà chỉ có nguyên âm đơn là “e” hoặc “o” sẽ đánh dấu vào những nguyên âm này. 给/gěi/ ,送/sòng/ ,熊/xióng/ 
  •  Nguyên âm kép “iu” sẽ đánh dấu trên nguyên âm “u” : 就/jiù/,久/jiǔ/
  • Nguyên âm kép “ui” ngược lại sẽ đánh dấu trên nguyên âm “i”:水/shuǐ/,最/zuì/ 

Một số quy tắc biến điệu trong tiếng Trung 

Các trường hợp biến điệu Cách biến điệu Ví dụ
Hai hoặc nhiều thanh 3 đứng cạnh nhau 
  • Nếu 2 âm tiết mang thanh 3 đứng cạnh nhau, thì âm tiết thứ nhất sẽ được biến đổi về thanh 2 
  • Nếu 3 âm tiết mang thanh 3 đứng cạnh nhau, thì âm tiết giữa hoặc hai âm tiết đầu sẽ biến thành thanh 3.

/wǒ hěn gāoxìng rènshi nǐ /

=> /wǒ hěn  sẽ được đọc thành /wó hěn/

/wǒ hěn hǎo /

=> /wǒ  hén  hǎo/

     /wó hén hǎo/

Chữ  不
  •  Chữ 不 bình thường mang thanh 4 nhưng khi đứng trước âm tiết có mang thanh 4 thì chữ 不sẽ biến điệu thành thanh 2 
  • 不要/búyào/
  • 不变/búbiàn/
  • 不爱/búài/
  • 不去/búqù/
Chữ  一
  • Tương tự như 不, khi đứng trước âm tiết mang thanh 4, 一 sẽ biến đổi thành thanh 2 
  • Khi 一 đứng trước một âm tiết mang thanh 1, thanh 2, thanh 3, thì mặc định chữ 一 sẽ biến đổi âm vê thanh 4 
  • 一样/yíyàng/
  • 一个/yígè/
  • 一遍/yíbiàn/
  • 一定/yídìng/
  • 一秒/yìmiǎo/
  • 一瓶/yìpíng/
  • 一年/yìnián/
  • 一天/yìtiān/

Lưu ý: Chỉ biến âm (cách đọc) các âm tiết, chúng ta sẽ không thay đổi cách viết của chữ Hán.

Phát âm tiếng Trung chuẩn sẽ giúp bạn giao tiếp tốt và trôi chảy hơn. Chính vì thế, bạn cần học phát âm bài bản ngay từ khi mới bắt đầu nhập môn. Nếu bạn chưa tự học được ở nhà, hãy mạnh dạn đăng ký ngay một khóa tiếng Trung để việc học trở nên dễ hàng hơn.

Xem thêm: 

Với tiêu chí là kim chỉ nam dìu dắt học viên chinh phục Hán ngữ, lấy hiệu quả học tập làm thước đo cho sự phát triển của trung tâm, THANHMAIHSK hi vọng thông qua kiến thức trên, bạn đọc sẽ thu nhập được những kiến thức bổ ích hơn về thanh điệu và cách biến thanh trong tiếng Trung.

Các bài trước chúng ta đã học về vận mẫu (nguyên âm)thanh mẫu (phụ âm) trong tiếng Trung.

Tiếp nối khóa học tiếng Trung cơ bản, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách đọc, viết thanh điệu trong tiếng Trung (có thể coi là dấu trong tiếng Việt) và cách đánh dấu, ký hiệu thanh điệu trong tiếng Trung. Để nắm chắc kiến thức chúng ta nên:

⇒ Xem lại bài 3: Vận mẫu tiếng Trung

Thanh điệu giúp cho ngôn ngữ nói có sự trầm bổng, tạo sự thích thú cho người nghe vào câu chuyện bạn đang nói.

Nếu không có thanh điệu và các dấu thì ngôn ngữ sẽ thật nhàm chán, khó biểu lộ được cảm xúc.

Bài này Trung tấm tiếng Trung Chinese giới thiệu đến bạn đó chính là học cách đọc thanh điệu trong tiếng Trung.

Thanh điệu và cách Biến điệu trong chữ Hán

4 Thanh điệu trong tiếng Trung: Cách đọc dấu

Thanh điệu Cách đọc
Thanh 1: Đọc đều, bình thường, giống thanh không của tiếng Việt. Là thanh cao, rất đều.
Thanh 2: ՛   Đọc như dấu sắc của tiếng Việt. Là thanh cao từ thấp lên cao.
Thanh 3:ˇ   Đọc như dấu hỏi của tiếng Việt. Là thanh thấp, xuống thấp lại lên cao
Thanh 4: Đọc từ cao xuống thấp

* Cách đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém từ trên xuống và giật giọng.

Cách đọc 2, thanh 4 trong tiếng Trung

Ghi chú: Trong tiếng phổ thông Trung Quốc, có môt số chữ không được đọc theo thanh điệu vốn có, mà phải đọc vừa nhẹ vừa ngắn, đó là thanh nhẹ. Thanh nhẹ xuất hiện trong các trường hợp sau:

*Trong một số từ láy âm, âm tiết thứ hai đọc nhẹ

Ví dụ: māma, yéye

*Một số từ 2 âm tiết, âm tiết thứ hai đọc nhẹ

Ví du: yàoshi

*Khi hai thanh ba đi liền nhau thì thanh 3 của từ thứ nhất đọc thành thanh 2, thanh 3 của từ thứ hai vẫn giữ nguyên.

Ví dụ: nĭ hăo →ní hăo

*Nếu yī và bù ghép với từ mang thanh 4 thì yī  đọc thành yí và bù đọc thành bú.

Ví dụ: yī + gè → yí

Khi sau yī là âm mang thanh 1 ( hoặc thanh 2, thanh 3) thì đọc thành yì.

Ví dụ: Yī tiān → yì tiān

Luyện nghe

Bạn thấy đó, việc học và đọc đúng các thanh điệu trong tiếng Trung rất quan trọng trong việc nói tiếng Trung hay và trôi chảy.

Khi bắt đầu việc học tiếng Trung cơ bản cho người mới bắt đầu thì bài học phát âm luôn là bài học đầu tiên cho bạn.

Phát âm không chuẩn từ đầu sẽ kéo theo việc học tiếng Trung sai và người nghe không hiểu.

Chính vì vậy bạn đừng tiếc mà hãy đi học một khóa tại các Trung tâm tiếng Trung uy tín nha !

⇒Xem tiếp bài 5: Xin chào, hỏi thăm

Hãy dùng 15 phút để tự học tiếng Trung Quốc mỗi ngày cùng Chinese nhé !

Chúc các bạn học tốt tiếng Trung. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi.

Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese