Cách dạy tập đọc lớp 2

QUY TRÌNH DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2

1.Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

HS đọc bài tập đọc và trả lời câu hỏi cuối bài, hoặc có thể hỏi về nội dung đoạn bài đã học ở tiết trước.

3. Bài mới:

Tiết 1

a. Giới thiệu bài:

b. Luyện đọc bài:

a) Giáo viên đọc mẫu toàn bài

b) Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

* Luyện đọc từng câu:

HS: Tiếp nối nhau đọc từng câu lần 1 và phát âm từ khó.

GV: Theo em, trong bài có những từ ngữ nào khó đọc?

GV: Vừa ghi, vừa luyện đọc cho học sinh (cá nhân, cả lớp )

HS: Đọc nối tiếp từng câu lần 2.

* Luyện đọc từng đoạn trước lớp:

GV: Bài này gồm có mấy đoạn? ( ... đoạn )

HS: Đọc nối tiếp từng đoạn lần 1, giải nghĩa từ.

GV hướng dẫn HS đọc câu khó, tìm giọng đọc.

HS: Đọc nối tiếp từng đoạn lần 2.

* Đọc từng đoạn trong nhóm:

GV chia nhóm. HS: Luyện đọc từng đoạn theo nhóm.

GV: Theo dõi, nhắc nhở thêm.

* Thi đọc giữa các nhóm:

GV: Cho học sinh các nhóm thi đọc cá nhân (từng đoạn, cả bài.)

HS: Bình chọn nhóm đọc hay nhất.

* HS đọc đồng thanh 1 – 2 đoạn trong bài hoặc cả bài.

Tiết 2

c. Tìm hiểu bài:

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi theo hệ thống câu hỏi SGK.

d. Luyện đọc lại:

HS đọc lại đoạn văn em yêu thích.

GV tổ chức cho HS đọc cá nhân. Đọc phân vai.

GV hướng dẫn HS HTL nếu SGK yêu cầu.

4. Củng cố:

5. Dặn dò:

GV lưu ý về nội dung bài, về cách đọc.

GV nhận xét giờ học.

MỤC LỤC1. MỞ ĐẦUTrang1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 11.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................ 21.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 21.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 22. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm2.1.1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học2.1.2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy Tập đọc2.1.3. Khảo sát tài liệu dạy-học phân môn Tập đọc lớp 22.1.4. Chuẩn kiến thức phân môn Tập đọc lớp 22.1.5. Nội dung dạy học2.2. Thực trạng dạy-học phân môn Tập đọc lớp 2...2.2.1. Vài nét về tình hình địa phương và nhà trường2.2.2. Thực trạng dạy-học phân môn Tập đọc lớp 22.3. Các giải pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 2 theo hướng......2.3.1. Tăng cường đổi mới trong việc rèn luyện và phát triển ....2.3.2. Tạo tình huống mở để học sinh tìm hiểu bài đọc2.3.3. Phát triển khả năng đọc diễn cảm của học sinh trong khâu ....2.3.4. Xây dựng không khí học tập hào hứng, tích cực cho học .....2.35. Giới thiệu một số hình thức đổi mới trong dạy học Tập đọc lớp 2.2.3.6. Thiết kế bài học Tập đọc theo hướng đổi mới phương pháp2.3.7. Dạy thực nghiệm2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ..................33333456667791010111216163. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ3.1. Kết luận:3.2. Kiến nghị:1717174. TÀI LIỆU THAM KHẢO1911. MỞ ĐẦU1.1. Lý do chọn đề tài:Các quốc gia trên thế giới đều có chung quan điểm "đầu tư cho giáo dục làđầu tư cho phát triển".Ở Việt Nam chúng ta, Đảng và Nhà cũng đã xác định: "Giáo dục và đào tạolà chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai" (Văn kiện Hội nghị TW4, khoá VII),"con người được giáo dục tốt và biết cách tự giáo dục là động lực và mục tiêucủa sự phát triển bền vững đất nước" và "Phát triển giáo dục nhằm hình thành vàbồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân; nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đào tạo người lao động có nghề, năng động,sáng tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế” (Điều66, Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam 2013). Điều này chứng tỏ trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) rất được coitrọng.Hiện nay, chúng ta đang bước vào nền "văn minh trí tuệ"- một nền vănminh mà công nghệ thông tin, tri thức chiếm ưu thế thì con người-sản phẩm củagiáo dục càng được coi trọng. Đó là những “con người Việt Nam đang phát triểntoàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trungthành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành bồi dưỡng nhân cách,phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổquốc” (Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020). Với bậc tiểu học, bậc họcnền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân thì mục tiêu, nhiệm vụ được quy định"giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết vềtự nhiên xã hội, con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tínhtoán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu vềnghệ thuật". "Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học,bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, rèn luyện kiến thức vào thựctiễn; tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh".Những mục tiêu và nhiệm vụ trên yêu cầu giáo dục phải chuyển biến mộtcách toàn diện để đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế-xã hội trong giai đoạnhiện nay. Và một trong những phương pháp quan trọng để thúc đẩy sự chuyểnbiến này là phải đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy.Hiện nay, chúng ta đang thực hiện chương do Bộ Giáo dục - Đào tạo banhành chung cho cả nước. Cùng với việc thực hiện chương trình, việc đổi mớiphương pháp dạy học đang diễn ra sôi động ở tất cả các môn học, tiết học. Mộttrong những môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu họccũng đang chuyển mình đó là môn Tiếng Việt. Không chỉ là môn khoa học nhưcác môn học khác, môn Tiếng Việt còn là môn học công cụ, là môn học nhằmhướng dẫn cách sử dụng, cách dùng Tiếng Việt, có kỹ năng: nghe, nói, đọc, viếtthì học sinh mới có thể học tốt các môn khác. Trong đó phân môn “Tập đọc” có2thể coi là môn tâm điểm vì phân môn này góp phần rèn luyện kỹ năng nghe, nói,đọc, viết cho các em.Qua thực tế dạy học, khi tiếp cận với sách giáo khoa, sử dụng sách giáokhoa và thực hiện dạy-học một số bài tập đọc theo phiên bản mới, nhiều giáoviên có phần lúng túng, khó khăn. Đặc biệt là những bài Tập đọc được dịch từtác phẩm nước ngoài, có những bài khi chia đoạn, chia phần chỉ ở mức độ tươngđối, có đoạn tương đối dài, có đoạn lại chỉ có một câu. Có những bài Tập đọc cósố lượng nhân vật trong tác phẩm nhiều, đọc diễn cảm tương đối khó. Hay cónhững bài Tập đọc khi nói về nội dung chính thì không thể tóm tắt bằng một câungắn gọn mà phải diễn đạt bằng một số câu văn dài hơn mới diễn tả được hết ýđược. Điều này cũng có phần khó khăn cho cả người dạy và người học.Để tránh những lúng túng và khó khăn trong dạy-học phân môn Tập đọc;giúp người dạy, người học tiếp cận dễ dàng với toàn bộ chương trình tiểu học;dạy và học sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, tôi đã lựa chọnphân môn Tập đọc - môn học tạo đà cho mọi môn học với đề tài “Một số kinhnghiệm dạy học Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học” .1.2. Mục đích nghiên cứu:Trên cơ sở thực trạng đang còn những lúng túng và khó khăn trong dạyhọc phân môn Tập đọc, đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất một số giảipháp linh hoạt, sáng tạo trong thiết kế bài học Tập đọc lớp 2 nhằm góp phần tíchcực vào việc giúp người dạy, người học tiếp cận dễ dàng hơn với môn học. Đồngthời, qua đó góp phần nâng cao chất lượng bài học Tập đọc nói riêng và mônTiếng Việt nói chung.1.3. Đối tượng nghiên cứu:Đề tài tập trung nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, các bài tập đọc cụthể trong chương trình của lớp, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy họcTập đọc ở lớp 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu:Trong quá trình viết SKKN, tác giả đã sử dụng các phương pháp như:- Khảo sát, điều tra đối tượng- Phân tích, đối chiếu số liệu- Thảo luận- Thực nghiệm, thực hành32. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:2.1.1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu họcHọc sinh tiểu học thường hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tòmò, thích hoạt động, khám phá, thường độc lập, tự lực làm việc theo hứng thúcủa mình.Dạy tập đọc cho học sinh tiểu học, đặc biệt ở các lớp đầu cấp là bước đầuđem đến sự vận động khoa học cho não bộ và các cơ quan phát âm, ngôn ngữđem đến những tinh hoa văn hoá, văn học nghệ thuật cho tâm hồn trẻ; rèn luyệnkỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn học, rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thứchành động đúng cho trẻ, định hướng con đường phát triển, hình thành nhân cáchtrẻ; phát triển khả năng học tập các môn học khác, là điều kiện phát triển toàndiện học sinh tiểu học.2.1.2 Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy Tập đọcDạy tập đọc cho học sinh tiểu học là dạy học sinh biết đọc đúng: tiếng, từ,câu, chữ, hiểu nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, cảm nhậnđược ý nghĩa tình cảm, có cảm xúc; biết tư duy, tưởng tượng, hình thành ý thứctốt đẹp trong tâm hồn và có hành động đẹp nghĩa là học sinh biết đọc đúngchuẩn ngôn ngữ và biết cảm thụ văn học.Nghiên cứu về ngôn ngữ ta thấy vấn đề ngữ nghĩa đặc biệt quan trọng, nó làyếu tố then chốt trong quá trình dạy học tập đọc. Nghĩa của từ trong văn cảnh,nghĩa của câu, đoạn, bài văn khái quát lên nó là ý nghĩa giáo dục đối với họcsinh. Làm sao để học sinh tiếp nhận ý nghĩa ấy một cách tự nhiên, có cảm xúc,có sự cảm nhận đúng-sai, tốt-xấu để các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp củavăn học phát triển tâm hồn phong phú.2.1.3. Khảo sát tài liệu dạy-học phân môn Tập đọc lớp 2a. Tài liệu học tập của học sinh* Quan điểm biên soạn Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2- Quan điểm giao tiếp: Để thực hiện mục tiêu “Hình thành và phát triển ởhọc sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giaotiếp trong môi trường của lứa tuổi”. Môn Tiếng Việt cấp tiểu học lấy nguyên tắcgiao tiếp làm định hướng cơ bản. Quan điểm dạy giao tiếp được thể hiện trên cảhai phương diện là nội dung dạy học và phương pháp dạy học. Trong đó phânmôn Tập đọc rèn cho học sinh các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọchiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói.- Quan điểm tích hợp: Tích hợp theo chiều ngang (các mảng kiến thức sắpxếp theo nguyên tắc đồng quy) và tích hợp theo chiều dọc.- Quan điểm tích cực hoá hoạt động của học sinh: ở đây giáo viên đóng vaitrò người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều hoạt động, mỗi họcsinh đều được bộc lộ hết mình và được phát triển.* Cấu trúc Sách giáo khoa Tiếng Việt 24Sách được xây dựng theo hai trục là chủ điểm và kỹ năng, trong đó chủđiểm được lấy làm khung cho cả cuốn, còn kỹ năng được lấy làm khung chotừng tuần, từng đơn vị học.* Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 có nhiều ưu điểm- Trình bày khoa học: kênh chữ rõ ràng, ngắn gọn; kênh hình chiếm khốilượng lớn, rõ nét, hình ảnh phong phú, màu sắc đẹp, hấp dẫn.- Nội dung các bài đọc mang tính thiết thực, gần gũi, tính hướng dẫn giaotiếp rõ rệt; chứa đựng tình cảm, cuốn hút.- Hình thức diễn đạt trong sáng, ý nghĩa tư tưởng sâu sắc. Học sinh dễ hiểu,dễ cảm nhận và xúc động. Ý nghĩa giáo dục dễ dàng đi sâu vào tâm hồn trẻ thơmột cách nhẹ nhàng, sâu sắc.- Câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài là các yêu cầu tái hiện hay đang gợi mở,bộc lộ ý kiến cá nhân giúp học sinh tiếp cận và thâm nhập bài đọc từ dễ đến khó;từ nhắc lại, nhớ lại đến tư duy độc lập, sáng tạo để có ý thức, có hành độngđúng.b. Sách giáo viên.Sách giáo viên Tiếng Việt 2 hướng dẫn quy trình thông thường dạy một bàitập đọc như sau:A. Kiểm tra bài cũ.B. Dạy bài mới.- Giới thiêu bài.- Luyện đọc đúng: (Đọc từng câu, kết hợp luyện phát âm, đọc từng đoạn,kết hợp tìm hiểu nghĩa từ, đọc nhóm,thi đọc giữa các nhóm, đọc đồng thanh).- Hướng dẫn tìm hiểu bài(Đọc hiểu, trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa).- Luyện đọc lại và học thuộc lòng (nếu có).- Củng cố, dặn dò.2.1.4. Chuẩn kiến thức phân môn Tập đọc lớp 2* Mục đích, yêu cầu:+ Phát triển kỹ năng đọc và nói cho học sinh, cụ thể là:a. Đọc thành tiếng:- Phát âm đúng.- Ngắt, nghỉ hơi hợp lý.- Cường độ đọc vừa phải (không đọc to quá hay đọc lí nhí).- Tốc độ đọc vừa phải (không ê a, không ngắc ngứ hay liến thoáng), đạt yêucầu khoảng 50 tiếng/phút.b. Đọc thầm và hiểu nội dung.- Đọc không thành tiếng, không mấp máy môi.- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc), nắm được nội dungcủa câu, đoạn hoặc bài học.c. Nghe.- Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài,- Nghe hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô.5- Nghe hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn.d. Nói- Biết cách trao đổi với các bạn trong nhóm học tập về bài đọc.- Biết cách trả lời câu hỏi về bài đọc.+ Trau dồi môn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểubiết của học sinh về cuộc sống, cụ thể:- Làm giàu và tích cực hóa vốn từ, vốn diễn đạt.- Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống hìnhthành một số kỹ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân như(khai lý lịch đơn giản, đọc thời khóa biểu, tra và lập mục lục sách, nhập và gọiđiện thoại...).- Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán...).+ Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêucái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống, hướng thú đọcsách và yêu thích tiếng Việt, cụ thể:- Bồi dưỡng tình yêu quý trọng, biết ơn và trách nhiệm đối với ông bà, chamẹ, thầy cô, yêu trường lớp, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhân hậu, vị tha.- Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu.- Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ, hướng dẫn trong sách giáo khoahình thành ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học2.1.5. Nội dung dạy học* Số bài, thời lượng học.Trung bình một tuần học sinh được học 3 bài tập đọc, trong đó có một bàitrong 2 tiết, 2 bài còn lại một bài một tiết.* Các loại bài tập.a. Xét theo thể loại văn bản:- Có 60 bài tập đọc là văn bản học, gồm 40 bài văn xuôi và 15 bài thơ,trong đó có một số văn bản văn học nước ngoài. Trung bình trong mỗi chủ điểm(2 tuần) học sinh được học một truyện vui (học kỳ I) hoặc một truyện ngụ ngôn(học kỳ II).- Các văn bản khác có 33 bài (không có bản dịch nước ngoài). Bao gồm vănbản khoa học, báo chí, hành chính (tự thuật, thời khóa biểu, thời gian biểu, mụclục sách...).b. Xét theo thời lượng dạy:- Có 31 bài tập đọc được dạy hai tiết và 62 bài dạy một tiết. Những bài haitiết đều là chuyện kể, đóng vai trò chính trong mỗi chủ điểm.Trên đây là một số lý luận cơ bản liên quan đến việc đổi mới phương phápdạy học nhằm định hướng và khẳng định cơ sở cho việc thực hiện đổi mớiphương pháp dạy Tiếng Việt nói chung, phân môn tập đọc nói riêng. Muốn thựchiện mục tiêu đổi mới phải đi từ cách thức tổ chức họat động của thầy và trò,hay nói cách khác, cần thiết kế bài học Tập đọc theo hướng đổi mới.62.2. Thực trạng dạy-học phân môn tập đọc lớp 2 ở trường Tiểu họcQuảng Châu - Thị xã Sầm Sơn.2.2.1. Vài nét về tình hình địa phương và nhà trường:Quảng Châu là một trong 6 xã mới được sáp nhập từ huyện Quảng Xươngvề thị xã Sầm Sơn. Đây là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, kinh tếcủa địa phương phát triển bằng nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng chủ yếu vẫnlà nông nghiệp. Thu nhập của nhân dân còn thấp, chưa đồng đều. Trình độ dântrí tương đối tốt, nhưng vẫn còn một bộ phận nhân dân nhận thức về giáo dụcchưa đầy đủ. Do đó, công tác giáo dục ở đây đôi chút vẫn còn gặp khó khăn.Tuy vậy, trong những năm gần đây, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của các cấp uỷĐảng, HĐND, UBND mà xã nhà đã có sự thay đổi rõ rệt, tích cực về nhiều mặt.Trường Tiểu học Quảng Châu được sự quan tâm của chính quyền địaphương nên cũng đang từng ngày phát triển thêm. Năm học 2014-2015, nhàtrường có 22 lớp (khối 2 có 4 lớp) với gần 700 học sinh. Tổng số cán bộ giáoviên là 33, có hơn 97% CBGV đạt chuẩn và trên chuẩn. Chi bộ có 19 đảng viênvới cấp uỷ là 3 đồng chí trong Ban Giám hiệu. Ban Giám hiệu đều có trình độđại học và đều đã học qua các lớp quản lí nên có kế hoạch làm việc khoa học vàhiệu quả. Đây chính là một thế mạnh của nhà trường.Trong năm học 2015-2016, nhà trường cùng địa phương đang ra sức phấnđấu mọi mặt để tiếp tục duy trì và giữ vững các tiêu chuẩn của Trường Tiểu họcđạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Đồng thời nhà trường cũng phấn đấu giữ vữngcác danh hiệu thi đua các cấp.2.2.2 Thực trạng dạy-học phân môn Tập đọc lớp 2.Đa số cán bộ giáo viên nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng củaphân môn Tập đọc nói chung và Tập đọc lớp 2 nói riêng. Phần lớn các giáo viênđều đã thực hiện tốt việc thiết kế bài học Tập đọc phù hợp với học sinh, đem lạikết quả cao cho phân môn Tập đọc 2. Tuy nhiên, vẫn còn một vài đồng chí giáoviên còn dạy học phụ thuộc sách giáo viên, sách thiết kế, không mạnh dạn thayđổi, điều chỉnh, nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới sáng tạo bởi sợ sai, sợ chệch hướng.Có giáo viên còn bỏ qua phần cảm thụ văn học, tìm ra cái hay, cái đẹp của vănbản, sử dụng đồ dùng dạy học chưa hiệu quả, hình thức tổ chức dạy học còn đơnđiệu. Vì thế, các giáo viên cho rằng: "Dạy như sách hướng dẫn là tốt nhất". Cứtheo cách đó thì các giờ Tập đọc đều được dạy theo khuôn mẫu, dập khuôn, máymóc, cứng nhắc. Nó có ưu điểm là thực hiện đúng phương pháp song lại cónhiều nhược điểm như xa rời thực tế, tách rời học sinh, giờ học khô khan, rờirạc. Bởi vậy, thực tế chất lượng học sinh chưa cao, khả năng đọc, hiểu, cảm thụ,hình thành ý thức và hành động ở học sinh chưa đáp ứng thỏa đáng nhu cầu pháttriển của cá nhân và yêu cầu của nhà trường, gia đình, xã hội.7Khảo sát chất lượng học sinh lớp 2 cuối tháng 9 năm 2015:Tổng sốLớpHS2B2C2D303130Đọc đúngvăn bảnSL%2376,62477,42273,3Hiểu văn bảnSL181917%6061,256,6Cảm thụvăn bảnSL%1756,61858,11653,3Hành độngthẩm mỹSL%15501651,615502.3. Các giải pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 2 theo định hướng đổi mớiphương pháp dạy học:Đổi mới phương pháp dạy học là phát huy những ưu điểm tích cực của cácphương pháp dạy học truyền thống kết hợp với các hình thức tổ chức cho họcsinh học tập một cách tự lực, chủ động, tích cực nhất.Chúng ta đều biết, trong điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, mỗi nhàtrường, mỗi lớp học đều mang những đặc thù riêng đòi hỏi người dạy phải vậndụng cái đổi mới chung vào điều kiện riêng cụ thể cho hiệu quả. Đó mới thực sựlà dạy đổi mới. Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ dừng lại ở vận dụng,để có những giờ học mới, lạ, hấp dẫn, hiệu quả.Để thiết kế bài tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy họcchúng ta phải tìm được các biện pháp dạy học theo định hướng đổi mới, phải tìmđược các hình thức dạy học mới cụ thể vào Kế hoạch bài học khi thiết kế.2.3.1. Tăng cường đổi mới trong việc rèn luyện và phát triển kỹ năngđọc cho học sinh.a. Đọc mẫu bằng tâm hồn văn học và âm nhạc.Đọc mẫu đòi hỏi giáo viên phải đọc đúng, rõ ràng, ngữ điệu đọc phù hợp.Đó là thể hiện giọng đọc, ngắt giọng, biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, caođộ của âm thanh.Đọc mẫu diễn cảm là sử dụng ngữ điệu phô diễn cảm xúc của bài học. Phảihòa nhập tâm hồn với nội dung bài học, với văn cảnh mới có tình cảm, cảm xúc,mới tìm thấy ngữ điệu phù hợp. Văn bản quy định ngữ điệu đọc cho chúng tachứ không phải ta áp đặt ngữ điệu đọc theo chủ quan của mình vào văn bản. Bàiđọc mẫu của giáo viên phải làm sao cho tình cảm sâu lắng, thấm nhập, lâytruyền tới học sinh, mở ra không gian liên tưởng, tưởng tượng cho các em.b. Hướng dẫn học sinh luyện tập một cách linh hoạt, khéo léo.Dạy học, hướng dẫn học sinh đọc phải vừa mang tính đại trà vừa mang tínhcá thể hóa. Đặc biệt, cần sử dụng triệt để ưu thế của sách giáo khoa với mục tiêudạy hoạt động giao tiếp cho học sinh. Dùng sách giáo khoa để đọc, để quan sáttranh, phân tích tìm tòi nội dung ý nghĩa,...Bước 1: Đọc từng câuHọc sinh đọc nối tiếp từng câu, cô giáo và học sinh cả lớp theo dõi pháthiện những từ học sinh còn đọc sai (khó đọc) để luyện phát âm. Yêu cầu họcsinh đọc lại cả câu chứa từ đó để học sinh xác định đúng từ đó trong văn cảnh.8Chẳng hạn: Bài "Danh sách học sinh tổ 1- lớp 2A", phần ngày sinh "5-31996". Học sinh đọc năm 1996 là “Năm một chín chín sáu” là chưa chính xác,nếu học sinh không phát hiện thì giáo viên cần nhắc nhở và đưa ra để các emluyện đọc cho đúng "Năm một nghìn chín trăm chín mươi sáu", sau đó cho họcsinh đọc lại cả dòng tên học sinh có năm sinh đó.Chú ý khi gặp lời thoại nếu một nhân vật nói nhiều hơn một câu thì nhắchọc sinh đọc liền cho hết lời nhân vật, tránh ngắt một lời nói ra làm hai, ba câuđể học sinh đọc.Ví dụ: Bài "Có công mài sắt, có ngày nên kim"- lời bà cụ giảng giải chocậu bé: "- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí sẽ có ngày thành kim. Giống nhưcháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài". Đoạn này chỉđể 1 học sinh đọc.Bước 2: Đọc từng đoạn trước lớpTừng học sinh đọc từng đoạn nối tiếp đến hết bài đọc (với những văn bảnkhông chia đoạn giáo viên có thể tự ngắt ở những điểm phù hợp để học sinh luânphiên đọc), cả lớp theo dõi nhận xét bạn đọc về phát âm, giọng đọc, ngữ điệu, ...Giáo viên tổ chức cho các em đọc kĩ câu dài, câu "chốt" của bài văn để ngắt nghỉđúng với ý nghĩa của câu đồng thời là cơ sở cho việc hiểu, cảm thụ văn bản.Ví dụ: Bài "Sự tích cây vú sữa"Cần chú ý ngắt nghỉ đúng khi đọc các câu văn: “Cậu đi la cà khắpnơi/chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà/ mỏi mắt chờ mong.”; “Lá một mặt xanh bóng/mặt kia đỏ hoe/ như mắt mẹ khóc/chờ con”. Đây là cũng là các câu văn "chốt"của bài, nói lên tình yêu thưong con của người mẹ.Trong khi đọc đoạn học sinh kết hợp tìm hiểu nghĩa từ với các cách như:- Dùng tranh ảnh, vật thật.- Nêu ví dụ, tình huống, câu chuyện nói lên ý nghĩa từ.- Đặt câu có từ để giải thích.- Tìm từ cùng nghĩa để thay thế, từ trái nghĩa để phủ định.- Dùng cử chỉ, động tác, cách biểu lộ để mô tả.- Định nghĩa từ (theo SGK, Từ điển).Bước 3: Đọc từng đọan theo nhóm (Đọc luân phiên các bạn trong nhómdo học sinh tự điều khiển)Mục đích: Học sinh được luyện đọc tự giác, tích cực, tự nhiên, chủ động, cóthể học tập lẫn nhau.* Lưu ý với các nhóm học sinh:- Điều khiển để tất cả các bạn trong nhóm được đọc lần lượt.- Cường độ đọc vừa đủ nghe trong nhóm, không ảnh hưởng đến nhóm khác.- Chú ý nghe bạn đọc, phát hiện lỗi để sửa sai.- Bạn đọc yếu được luyện đọc nhiều hơn, được các bạn giúp đỡ nhiều hơn.Trong hoạt động đọc nhóm, giáo viên phải thường xuyên quan tâm giúp đỡ,hỗ trợ để các nhóm hoạt động có hiệu quả.Bước 4: Thi đọc giữa các nhóm:9Là hình thức học sinh trình bày kết quả luyện đọc, thi đọc tạo sự hào hứng,phấn khởi học tập cho học sinh, là hoạt động đa dạng và phong phú về hình thứctổ chức.- Thi đại diện: Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày bài đọc (có thể là đọcthuộc lòng, phối hợp cử chỉ, động tác, ...)* Lưu ý: Việc đánh giá kết quả cần đảm bảo tính động viên, khích lệ, coitrọng sự tiến bộ của học sinh. Cuối cùng có bình chọn vị trí xuất sắc nhất đểđọc mẫu cho cả lớp học tập.Bước 5: Đọc đồng thanhĐây là bước củng cố, đọc chung, thống nhất trong cả lớp về phát âm, tốcđộ, nhịp điệu, giọng điệu để những em đọc chưa chuẩn tự điều chỉnh cho đúngvà hay. Giáo viên hướng dẫn các em đọc vừa phải, đủ nghe, tránh đọc to quá gâyầm ĩ. Đọc đồng thanh chỉ nên áp dụng với các văn bản có nội dung miêu tả,truyện vui, thơ không nên đọc đồng thanh các văn bản thông thường (dạng hànhchính) hoặc văn bản có nội dung buồn, xúc động cần giọng đọc nội tâm, sâulắng.2.3.2. Tạo tình huống mở để học sinh tìm hiểu bài đọcBước 1: Học sinh đọc thầm, tự trả lời câu hỏiĐây là bước để học sinh chuẩn bị trước khi cùng cả lớp tìm hiểu nội dungbài đọc; là khâu quan trọng và cần thiết để tạo cho các em thói quen tự giác, tựlực học tập, giúp các em chủ động trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. Có thể cónhiều hình thức tổ chức hoạt động này, như là:- Cá nhân đọc thầm, tự trả lời câu hỏi.- Cá nhân đọc thầm, hỏi và trả lời cặp đôi với bạn.- Cá nhân đọc thầm, trao đổi hoàn thiện nội dung và trả lời theo nhóm.Bước 2: Đàm thoại trước lớp (tìm hiểu bài)- Mỗi hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, giáo viên có thể bổ sung thêmcâu hỏi gợi mở, dẫn dắt hoặc tách nhỏ câu hỏi cho phù hợp với đối tuợng họcsinh. Một nội dung sách quan trọng là liên hệ, vận dụng thực tiễn và hình thànhtính cách, thái độ ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Đó không chỉ là việc làmgiáo dục tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ văn học cho học sinh mà còn là giáo dụcđạo đức, giáo dục vệ sinh, môi trường giáo dục nhân văn,... cho các em.Ví dụ: Sau khi trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài "Mẩu giấy vụn" giáo viênđưa thêm tình huống cụ thể như: Nhận xét về công tác vệ sinh của lớp ta và nêutrách nhiệm của mình trong công tác này. Như vậy, học sinh mới có ý thức quansát, nhận xét và làm tốt hơn công tác vệ sinh của lớp.Với bài "Tự thuật" có thể thêm yêu cầu: về nhà em hãy viết tự thuật vềmình (học sinh được làm quen với văn bản viết, chính là giao tiếp bằng văn bản).Ví dụ: Trong bài "Mẹ" có câu:Đêm nay con ngủ giấc tròn,Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.10- Học sinh giải nghĩa từ "giấc tròn": Giấc ngủ ngon lành, đầy đặn.- Giáo viên gợi thêm: Nhờ đâu mà con ngủ ngon lành trong thời tiết nóngnực? (Nhờ mẹ thức, mẹ quạt, mẹ ru); em hãy tả về hình ảnh người mẹ trongkhung cảnh ấy? Như thế học sinh có cảm xúc, xúc động và cảm nhận được tìnhyêu thương, sự hy sinh của mẹ mình cho chính mình.2.3.3. Phát triển khả năng đọc diễn cảm của học sinh trong khâu luyệnđọc lạiNgoài đọc đúng, đọc trôi chảy học sinh phải bước đầu diễn cảm được bàiđọc ở mức độ ngắt nghỉ đúng, giọng điệu phù hợp, thể hiện tình cảm, cảm xúccủa bài. Đọc lại và nghe đọc lại sẽ giúp các em cảm thụ bài đọc sâu sắc hơn.Tăng cường cá thể hóa học sinh, phát huy khả năng và sự tiến bộ của các em ởmức độ cao nhất, chú ý nhiều đến học sinh kém hơn.Thực hiện theo quy trình sau:- Giáo viên đọc mẫu.- Học sinh nêu cách đọc (giọng đọc, điểm nhấn giọng, ngắt nghỉ, nhịp điệuđọc, biểu hiện cử chỉ thái độ, ánh mắt, nét mặt,...)- Học sinh thi đọc cá nhân hoặc phân vai, đọc tự chọn câu, đoạn em thích,...- Thi đọc thuộc lòng diễn cảm (với các bài thuộc lòng).2.3.4. Xây dựng không khí học tập hào hứng, tích cực cho học sinhthông qua tổ chức trò chơi học tập.Trong giờ học vần những hoạt động ấy, các bước dạy học ấy, nếu giáo viênbiết làm cho nó hấp dẫn hơn, vui tươi hơn thì học sinh sẽ hào hứng, say mê, tíchcực hơn, giờ học sẽ đạt hiệu quả hơn. Muốn vậy, hãy làm cho các hoạt độngmang tính chất của trò chơi.Ví dụ:* Giới thiệu bài "Gọi bạn"Chơi trò chơi: Một học sinh bắt chước tiếng kêu của dê: "bê! bê!..." giáoviên nêu: Vì sao dê lại kêu như vậy nhỉ? Chúng mình cùng giải đáp câu hỏi nàybằng bài học "Gọi bạn" hôm nay nhé!* Luyện đọc bài "Một trí khôn hơn trăm trí khôn"Chồn, gà rừng, mỗi con vật có giọng điệu nói chuyện khác nhau. Các conhãy đọc và thi xem ai hiểu đúng giọng của mỗi nhân vật nhé!* Tìm hiểu bài "Quả tim khỉ"Câu hỏi 5: Hãy tìm những từ nói lên tính nết của hai con vật? Giáo viên tổchức cho học sinh chơi trò chơi thi tìm từ: hai nhóm thi, một nhóm tìm từ chỉtính nết của Khỉ, một nhóm tìm từ tính nết của Cá sấu. Sau đó hai nhóm viết kếtquả lên bảng để thi xem nhóm nào tìm được nhiều từ đúng hơn.* Củng cố bài "Tìm ngọc"Làm động tác mô tả một hành động, việc làm của con vật (chó, mèo, quạ)mà em thích và giải thích. Từ đó rút ra nhận xét về con vật.11Như vậy, ta thấy ở bất kỳ phần nào, giáo viên củng có thể tổ chức trò chơihọc tập cho học sinh để các em có hào hứng, cố gắng hơn. Giáo viên có thể lựachọn một trong các hình thức tổ chức như:- Sắm vai nhân vật.- Thi tìm nhanh, phân loại, xác định đúng, tìm tiếng từ, nối từ ngữ…- Xem tranh, quan sát, phân tích, nhận xét, phát hiện kiến thức mới,...- Thao tác trên đồ vật, làm động tác thể hiện, biểu diễn...- Rút thăm phiếu bài tập với các nội dung khái quát bài, củng cố, xử lý tìnhhuống, liên hệ thực tế, bài tập trắc nghiệm nhanh,...Trò chơi học tập phải nhịp nhàng, ăn khớp với nội dung hoạt động của họcsinh và tránh lạm dụng tràn lan.2.3.5. Giới thiệu một số hình thức đổi mới trong dạy học Tập đọc lớp 2.* Đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học phải đảm bảo cácnguyên tắc sau:- Đúng nội dung tư tưởng, mục tiêu bài học.- Hướng vào hoạt động giao tiếp tích cực của học sinh.- Đảm bảo tính khoa học và vừa sức, tính phổ biến và cá thể hóa.- Sử dụng triệt để ưu thế của sách giáo khoa.+ Phần kiểm tra bài cũ:- Đọc đoạn văn (tự chọn hoặc chỉ định của giáo viên) và liên hệ bản thân.- Quan sát tranh trong bài, nêu ý nghĩa.- Đọc đoạn em thích, nêu ý nghĩa.- Đọc phân vai-em chọn bạn để đọc cùng, để hỏi và trả lời.- Đọc (trình bày) bài tập em làm ở nhà...+ Phần giới thiệu bài mới.- Kể chuyện có liên quan để giới thiệu.- Dùng động tác, cử chỉ, điệu bộ, tiếng kêu, thao tác (hát, vẽ), ...- Thông qua một sự việc thực tế trong lớp, học sinh.- Dùng tranh ảnh, sử dụng đèn chiếu (CNTT) để mô tả rồi giới thiệu.- Đóng vai mượn lời nhân vật trong bài để giới thiệu.+ Phần bài mới* Luyện đọc- Chọn từ luyện đọc theo phát âm của lớp.- Chọn từ học sinh phát âm chưa chuẩn để luyện.- Chọn câu, đoạn khó hoặc là "chốt" để luyện kỹ, lưu ý ngắt nghỉ khi khôngcó dấu câu (ngắt nghỉ tâm lý, ngắt theo sự biểu hiện ý nghĩa).- Phân chia nhóm đôi đọc và phân vai hợp lý (luân phiên thay nhómtrưởng).* Tìm hiểu bài- Bổ sung câu hỏi để học sinh trả lời theo trình tự diễn biến bài đọc.- Bổ sung câu hỏi về liên hệ, vận dụng thực tế.- Tìm từ "chốt" để giải thích theo văn cảnh nhằm khái quát ý nghĩa bài đọc.- Quan sát tranh, phân tích ý nghĩa, nội dung bài đọc.12* Luyện đọc lại và học thuộc lòng (nếu có)- Chọn học sinh có giọng đọc phù hợp để đọc trình bày cho cả lớp nghe.- Yêu cầu đọc diễn cảm ở mức độ phù hợp, phối hợp cử chỉ, điệu bộ.- Kiểm tra và rèn luyện nhiều cho đối tượng học sinh trung bình, yếu (đánhgiá nhìn vào sự tiến bộ của từng cá nhân).- Quan tâm, hướng dẫn, nâng cao cho học sinh có khả năng phát triển.- Luyện đọc thuộc lòng từng đoạn rồi ghép lại cho thuộc cả bài.+ Phần củng cố: Học sinh thực hiện:- Nêu khái quát nội dung, ý nghĩa.- Nói một câu về chủ đề, nội dung bài học theo suy nghĩ của em.- Nêu điều em học tập được sau bài học.- Nhận xét, đánh giá về nhân vật trong bài.- Liên hệ bản thân, vận dụng thực tế.- Làm bài trắc nghiệm.2.3.6. Thiết kế bài học Tập đọc theo hướng đổi mới phương pháp dạyhọc và thể nghiệm dạy học.Tiết 1:Tập đọc:GỌI BẠNA. MỤC TIÊU:- Kĩ năng: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó (thuở nào, sâu thẳm, hạnhán, khắp nẻo, gọi hoài), biết ngắt nhịp hợp lí ở các câu thơ, nghỉ hơi sau mỗikhổ thơ, biết đọc toàn bài với giọng tình cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảmvà lời gọi thiết tha của Dê Trắng (hạn hán, lang thang, khắp nẻo, "Bê! Bê!).- Kiến thức: Hiểu các từ sâu thẳm, hạn hán, lang thang, khắp nẻo; Thấyđược tình bạn cảm động, thân thương của Bê Vàng và Dê Trắng.- Giáo dục HS: Có tình cảm yêu quý bạn bè, biết giúp đỡ bạn.B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Tranh cảnh hạn hán, đôi bạn đi kiếm ăn.- Bảng phụ chép nội dung khổ thơ 3C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC (35 phút)Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4’): Kiểm tra kĩ năng đọc, kiến thức hiểubiết về xếp thứ tự và ứng dụng lập danh sách của học sinh sau bài học "Danhsách học sinh tổ 1, lớp 2A".- Đọc các cột mục trong danh sách (1 học sinh)- Đọc số thứ tự kèm theo tên các bạn trong tổ 1, lớp 2A (1 học sinh)- Trả lời câu hỏi: Tên học sinh trong danh sách được xếp theo thứ tự nào?- Đọc bài tập làm ở nhà của em (Xếp tên các bạn trong tổ em theo thứ tựbảng chữ cái)Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới (1’)- Một học sinh mượn lời Dê Trắng nói: Tôi là Dê Trắng, tôi đi tìm bạn BêVàng của tôi. Bạn đâu rồi, "Bê! Bê!"13- Giáo viên: Vì sao Dê Trắng đi tìm Bê Vàng? Dê Trắng tìm bạn như thếnào? Kết quả tìm nhau ra sao? Để trả lời được những câu hỏi này, mời các conhọc bài tập đọc "Gọi bạn" chúng ta sẽ rõ nhé.Hoạt động 3: Luyện đọc (12’)- Đọc cá nhân nối tiếp dòng thơ cho hết lượt học sinh, cả lớp theo dõi pháthiện đọc sai, giáo viên cho học sinh luyện lại các từ phát âm sai.- Đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.- Đọc nối tiếp khổ thơ, tìm hiểu nghĩa các từ: sâu thẳm, hạn hán, langthang, khắp nẻo; GV giới thiệu tranh cảnh hạn hán, đôi bạn đi kiếm ăn- Luyện đọc kĩ khổ thơ 3: nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, gợi tả và ngắtnghỉ đúng (/, //) - GV treo bảng phụ:Bê Vàng đi tìm cỏ/Lang thang/ quên đường về/Dê Trắng thương bạn quáChạy khắp nẻo/ tìm Bê/Đến bây giờ Dê Trắng/Vẫn gọi hoài/ "Bê!//Bê!//"- Luyện đọc nhóm: nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn đọc từng khổ thơ, luânphiên cho đến hết lượt và sửa chữa cho nhau; tập đọc hay; giáo viên hỗ trợ.- Thi đọc giữa các nhóm: thi đọc cá nhân đại diện từng khổ thơ và cả bài;thi đọc đồng thanh khổ thơ thứ 3.Hoạt động 4: Tìm hiểu bài (10’)- Học sinh đọc thầm cả bài và thảo luận cặp đôi theo câu hỏi SGK (4’)- Đàm thoại trước lớp (6’)* Khổ thơ 1:Bài thơ kể về ai? (bài thơ kể về đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng)Đôi bạn sống ở đâu? (Đôi bạn sống trong rừng xanh sâu thẳm).(Học sinh nêu ý 1: Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống bên nhau trongrừng xanh sâu thẳm)* Khổ thơ 2:Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ? (Vì trời hạn hán, đôi bạn không có gì để ăn)(Học sinh nêu ý 2: Trời hạn hạn, cỏ cây héo khô, đôi bạn Bê Vàng và DêTrắng không có gì để ăn).* Khổ thơ 3:Bê Vàng đi tìm cỏ thế nào? (Bê Vàng đi tìm cỏ khắp các chỗ và quên đường về)Dê Trắng làm gì khi Bê Vàng quên đường về? (Dê Trắng chạy khắp nẻo tìmBê Vàng).Chạy khắp nẻo là như thế nào? (chạy khắp mọi nơi, mọi chỗ)Vì sao Dê Trắng chạy khắp nẻo tìm Bê Vàng? (vì Dê Trắng nhớ Bê Vàng)Vì sao Dê Trắng bây giờ vẫn kêu "Bê! Bê!" ? (Dê Trắng không thấy bạn về,thương nhớ bạn, buồn vì vắng bạn)Em thấy tình cảm của đôi bạn như thế nào? (gắn bó, yêu thương nhau)14(Học sinh nêu ý khổ 3: Vì thương nhớ bạn quá Dê Trắng đã đi tìm, gọi, ...mãi)* Ý nghĩa bài: Tình bạn cảm động, thân thương của Bê Vàng và Dê Trắng.Hoạt động 5: Luyện đọc lại và học thuộc lòng (5’)- Giáo viên đọc mẫu.- Học sinh nêu cách đọc bài diễn cảm.- Học sinh đọc diễn cảm cả bài hoặc đoạn em thích (đọc thầm)- Học thuộc lòng và trình bày diễn cảm kết hợp biểu hiện thái độ,...Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò (3’)- Đọc thuộc lòng đồng thanh- Thi tìm từ ngữ nói về tình cảm của đôi bạn (nhóm đôi)- Kể lại đoạn truyện về đôi bạn mà em thích.*Về nhà: Kể lại một việc em đã làm thể hiện tình cảm của em đối với bạn của em.Tiết 2:Tập đọc :CÂY XOÀI CỦA ÔNG EMI. Mục tiêu :1- Kĩ năng:- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.- Biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.2- Kiến thức :- Hiểu được nghĩa các từ ngữ: Lẫm chẫm, đu đưa, đậm đà, trảy,…- Hiểu nội dung bài : Miêu tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ,biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người đã mất.3- Giáo dục HS: Khi được ăn quả ngon ngọt, cần nhớ ơn người trồng cây.II. Đồ dùng dạy học :- Giáo viên : - Tranh minh hoạ trong SGK được phóng to, hình ảnh về cây xoài.- Bảng phụ ghi sẵn một số câu văn dài cần hướng dẫn luyện đọc.- Học sinh : - SGKIII. Các hoạt động dạy học: (37’)Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4’): Kiểm tra kĩ năng đọc, và hiểu bài:- GV gọi HS1 đọc đoạn 1 bài Bà cháu rồi trả lời câu hỏi 1 SGK.- GV gọi HS2 đọc đoạn 2 bài Bà cháu rồi trả lời câu hỏi 2 SGK.- Giáo viên cùng HS nhận xét, đánh giá.Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới (1’)- GV cho HS xem tranh minh hoạ đã phóng to, Giáo viên giới thiệu thêm vềhình ảnh cây, quả xoài.2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :Hoạt động 3: Luyện đọc (12’)- Giáo viên đọc mẫu toàn bài : Giọng tả và kể nhẹ nhàng, chậm, tình cảm.- Đọc câu: Theo hình thức tiếp nối, đồng thời giáo viên sửa sai cho học sinh,giáo viên giải nghĩa thêm: (xoài cát, xôi nếp hương) .15- Đọc đoạn : Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn trong bài. Mỗi lần xuống dòngxem là một đoạn), (khoảng 2 lượt, chú ý không nên dừng khi học sinh đọc giữachừng).- Hướng dẫn học sinh đọc câu khó (Bảng phụ) như:Mùa xoài nào,/mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất /bàylên bàn thờ ông.//Ăn quả xoài cát chín/ trảy từ cây của ông em trồng, / kèm với xôi nếphương / thì đối với em / không thứ quà gì ngon bằng.//- Cho học sinh đọc câu khó ; Cho học sinh hiểu nghĩa các từ chú giải trong bài.- Học sinh đọc theo cặp (nhóm đôi), học sinh đọc khá giúp đỡ học sinh đọc yếu.- Thi đọc giữa các nhóm: 3 nhóm đại diện cho 3 dãy bàn thi đọc. Nhận xét.Hoạt động 4 : Tìm hiểu bài (10’)- Học sinh đọc thầm toàn bài và lần lượt trả lời các câu hỏi:? Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát. (Cuối đông, hoa nở trắng cành; Đầuhè, quả sai lúc lỉu; Từng chùm quả to đu đưa theo gió)+ HS nêu ý 1: Vẻ đẹp của cây xoài cát.? Quả xoài cát chín có mùi, vị, màu sắc như thế nào? (mùi: thơm dịu dàng; vị:ngọt đậm đà; màu sắc: vàng đẹp).+ HS rút ra ý 2: Quả xoài cát chín rất hấp dẫn và thơm ngon.? Tại sao mẹ lại chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông? (để tỏ lòngbiết ơn ông)+ HS rút ra ý 3: Được ăn quả ngon ngọt phải biết ơn người trồng cây.? Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quà ngon nhất? (Vì xoàicát vốn đã thơm ngon, bạn đã quen ăn từ nhỏ, lại gắn với kỉ niệm về người ôngđã mất)- HS rút ra nội dung của bài: Miêu tả cây xoài ông trồng và tình cảm thươngnhớ, biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người đã mất.Hoạt động 5 : Luyện đọc lại (7)- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc: giọng đọc nhẹ nhàng, chậm, tìnhcảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.- Đối với học sinh khá, giỏi cần luyện đọc hay.- Đối với học sinh yếu, trung bình luyện đọc đúng, đọc trơn.Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò (3)- Thi tìm từ ngữ nói về vẻ đẹp của cây xoài, mùi vị của quả xoài chín (nhóm đôi)- Nhắc lại nội dung của bài học.*Về nhà: Kể về cây xoài mà em biết.- Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết sau.Đây chỉ là hai ví dụ cụ thể minh hoạ về việc thiết kế bài học theo hướng đổimới để tham khảo. Trong điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường không chophép nên bản thân không thiết kế dưới hình thức một giờ dạy học có ứng dụngcông nghệ thông tin. Trong tương lai, với sự hỗ trợ tốt của các phương tiện dạyhọc hiện đại, bản thân sẽ có những thiết kế bài học sinh động hơn, phong phú16hơn về nội dung cũng như hình thức tổ chức dạy học để hiệu quả của giờ học,bài học tốt hơn.2.3.7. Dạy thực nghiệmSau khi thiết kế bài xong, chúng tôi đã thực nghiệm dạy Tập đọc cho họcsinh lớp 2A theo thiết kế bài học mới và dạy bình thường với lớp 2B, 2C, 2D(đối chứng). Tiết học có sự tham gia dự giờ của Ban Giám hiệu, các đồng chí tổtrưởng, tổ phó chuyên môn cùng các thầy cô giáo trong nhà trường.2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.- Sau khi giáo án được thiết kế, xây dựng thật sự hoàn chỉnh, chuyên mônnhà trường, cùng với tổ khối tổ chức thực hiện tiết dạy tại các lớp. Các lớp 2B,2C, 2D dạy học bình thường như lâu nay. Riêng lớp 2A, dạy thử nghiệm theothiết kế mới do GVCN là cô Phạm Thị Huê thực hiện. Sau khi bài học hoànthành, các thầy cô giáo tham gia dự giờ đều có chung nhận xét: Giờ học tại lớp2A học sinh tham gia học tập hào hứng, sôi nổi hơn, học sinh chủ động hoạtđộng tích cực hơn so với các lớp 2B, 2C và 2D. Cô giáo chỉ là người tổ chứchướng dẫn cho các em học tập còn học sinh là những người tự giác, tích cực.Tiết học diễn ra với nhiều sự thú vị.- Kết thúc các tiết dạy, chuyên môn nhà trường tiến hành khảo sát trực tiếptừ học sinh các lớp theo các yêu cầu: Đọc đúng; hiểu văn bản; cảm thụ văn bảnvà hành động thẩm mĩ. 100% số học sinh của lớp được tham gia khảo sát.Chuyên môn nhà trường gồm có các đ/c Phó Hiệu trưởng cùng các giáo viên làTổ trưởng, tổ phó kiểm tra và đánh giá khách quan. Riêng ở lớp dạy thựcnghiệm (Lớp 2A) , các bài tập đọc được kiểm tra không chỉ dùng hai bài đã thiếtkế nêu trên mà các em còn được hỏi thêm, thực hiện thêm các yêu cầu của cácthầy cô từ những bài Tập đọc khác.- Kết quả cụ thể sau hai lần khảo sát thực nghiệm:Hành độngthẩm mỹTổngsốHSSL%SL%SL%SL%2A302893,32686,624802276,62B30248021701963,31756,62C312583,32270,91961,21858,12D3024802066,618601756,6LớpĐọc đúngHiểu văn bảnCảm thụ17Đây là kết quả do chuyên môn nhà trường kiểm tra và tổng hợp thông quaviệc gọi HS đọc trực tiếp, thông qua làm bài tập trắc nghiệm (đề bài chung chocác lớp) và thông qua trả lời trực tiếp một số câu hỏi mà các thầy cô giáo đưa ra.Kết quả nêu trên cho chúng ta thấy đã có sự khác biệt về chất lượng giữalớp dạy học thực nghiệm và lớp học bình thường. Lớp dạy học thực nghiệm, mọiyêu cầu các em làm đều tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Phần hiểu văn bản vàcảm thụ của các em vượt trội so với các lớp còn lại. Diễn đạt của các em rõ rànghơn, phong phú hơn, có nhiều sự liên tưởng. Bản thân mỗi em được kiểm tracũng hào hứng, thích thú vì được thể hiện giọng đọc cho cả lớp nghe. Những emhọc sinh rụt rè, e ngại hằng ngày nay đã có nhiều tiến bộ. Các em đã mạnh dạnđọc trước tập thể, cố gắng đọc đúng theo lời của nhân vật.Như vậy, kết quả thu được nêu trên đã cho thấy hiệu quả bước đầu. Tuy kếtquả ấy chưa phải là trọn vẹn, chưa phải là tuyệt đối nhưng đây chính là tín hiệuvui từ việc nghiên cứu. Tác giả cảm thấy tương đối hài lòng khi đã đóng gópcông sức nhỏ bé của mình vào sự thay đổi lớn.3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ3.1. Kết luận:Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài, bền bỉ, đòi hỏingười giáo viên phải nỗ lực hết mình để sáng tạo. Đề tài thực hiện nhiệm vụ tìmtòi, sáng tạo các biện pháp và hình thức mới để tổ chức dạy học Tập đọc cho họcsinh lớp 2 theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm thiết kế các bàihọc hay, thực hiện các bài học có hiệu quả cao.*Các biện pháp cụ thể được sáng tạo dựa và các hoạt động dạy học, bao gồm:- Tăng cường đổi mới trong việc rèn luyện và phát triển kĩ năng đọc cho HS.- Tạo tình huống mở để học sinh tìm hiểu bài học.- Phát triển khả năng đọc diễn cảm của học sinh trong khâu luyện đọc lại.- Xây dựng không khí học tập hào hứng, tích cực, chủ động và sáng tạo chohọc sinh thông qua tổ chức trò chơi học tập sinh động và có hiệu quả.* Với cách thiết kế bài học mới như đã nêu trong đề tài, giờ dạy Tập đọclớp 2 có 2 ý nghĩa lớn:- Gây hứng thú, kích thích trí tò mò, tạo không khí hào hứng sôi nổi, say mêhọc tập; học sinh hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo, hiệu quả, nâng cao chấtlượng học tập.- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh, bồi dưỡng tình cảm,thái độ, hành động ứng xử đúng đắn trong cuộc sống, phát triển tối đa khả nănghọc tập của các em; phát hiện, khơi nguồn học sinh giỏi môn Văn - Tiếng Việt.Kinh nghiệm thiết kế kế hoạch bài học mới theo hướng đổi mới phươngpháp dạy học đã mang đến những điều kiện mới, phù hợp với thực tế khả nănghọc tập năng động của học sinh thời đại mới. Rất mong muốn được sự ủng hộ,giúp đỡ của các quý bạn đồng nghiệp.3.2. Kiến nghị:18* Đối với Nhà trường:- Tiếp tục duy trì tổ chức thường xuyên những chuyên đề đổi mới phươngpháp dạy học để mỗi giáo viên có thể thể hiện cũng như đánh giá được chínhmình và có những bước đi cụ thể, đáp ứng mục tiêu phát triển của nhà trường.- Tham mưu, phối hợp tốt với địa phương mua sắm thêm các phương tiệndạy học hiện đại, như: máy tính, đèn chiếu đa năng, mua thêm các loại tài liệutham khảo dạy học mang tính kịp thời, cập nhật; bồi dưỡng thêm kĩ năng sửdụng máy tính, tin học cho cán bộ giáo viên để ứng dụng CNTT vào dạy học,...nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.* Đối với các cơ quan giáo dục cấp trên:- Tạo điều kiện nâng cao tỉ lệ giáo viên đứng lớp để giáo viên có thời gianđầu tư vào giáo án, nghiên cứu tài liệu, nâng cao chất lượng giờ dạy.Có chính sách mang tính ưu tiên, động viên khích lệ cả thầy và trò nhữngtrường đóng trên địa bàn thuộc vùng còn khó khăn để khơi mạnh tinh thần cốgắng vượt khó học tập.Xin chân thành cảm ơn!XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNGSầm Sơn, ngày 30 tháng 3 năm 2016Tôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dungcủa người khác.Giáo viênMai Đức Tuấn19TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Lê A, Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí: Phương pháp dạy họcTiếng Việt -NXB GD 2012.2. Hoàng Hòa Bình - Dạy văn cho học sinh tiểu học-NXB GD 2010.3. Nguyễn Huy Bình-Dạy văn cái hay, cái đẹp - NXB GD 2012.4. Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Hữu Dũng - Đổi mới nội dung và phương pháp giáodục ở Tiểu học - NXG GD 2011.5. Phạm Minh Hạc (chủ biên) - Tâm lí học NXB GD 2009.6. Đặng Hiển - Dạy văn, học văn - NXB Đại học SP- 2012.7. Lê Phương Nga - Dạy tập đọc ở Tiểu học-NXB GD 20118. Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 - Chương trình tiểu học hiện hành.9. Chương trình Tiểu học - NXB GD 200220