Cách cho heo rừng ăn

Nguồn thức ăn nuôi heo rừng lai luôn là chủ đề gây đau đầu. Nếu nuôi heo rừng lai với số lượng ít chừng năm bảy con trở lại, vấn đề lo thức ăn nuôi chúng có thể không làm chúng ta bận tâm.

Thế nhưng nếu nuôi với số lượng nhiều từ năm ba mươi con trở lên thì khâu chạy thức ăn nuôi chúng nếu không tính toán kỹ, nếu không chịu lo xa từ trước thì lại là chuyện không còn … “nhỏ như con thỏ” nữa!

Nhưng các bạn đã biết thức ăn chính của heo rừng lai là các loại rau cỏ củ quả (chiếm đến 90% trong khẩu phần ăn).

Chỉ tính mỗi con ăn trung bình hết 3kg rau củ một ngày, nếu nuôi 50 con ta phải cung cấp cho chúng đến 50kg.

Số lượng rau cỏ đó đủ nuôi sống được 5 con bò. Vậy, nếu cần tăng bầy đàn lên mức 100 con, 200 con thì việc chạy ăn nuôi chúng còn phải vất vả lo toan cỡ nào nữa!

Thật ra với cách ăn uống của heo rừng lai, khâu chạy thức ăn có nguồn gốc thực vật phải nói là gay go hơn việc lo thức ăn tinh nuôi chúng.

Thức ăn tinh chỉ chiếm 10% trong khẩu phần ăn. Với thức ăn tinh nếu vì một lý do nào đó không thể pha trộn được, ta có thể mua cám viên bên ngoài cho ăn.

Có điều một khi đã nuôi heo rừng lai với số lượng lớn, chủ nuôi nào cũng có sẵn đất đai rộng rãi, nếu không là đất nông trại thì là đất vườn tạp, đất hoang hoá ở vùng sâu, vùng xa …

Ngoài khu vực nuôi heo rừng lai ra họ còn có khu sản xuất trực tiếp thức ăn để nuôi heo nữa.

Đó là cách chủ động nguồn thức ăn tốt nhất khi nuôi heo rừng!

Trong khi sản xuất thức ăn để nuôi heo này, tuỳ vào tình trạng đất đai tốt xấu ra sao, khí hậu vùng như thế nào để chia ra từng đám để trồng các thứ rau củ quả dùng làm thức ăn nuôi heo.

Nếu là vùng sâu trũng thì trồng rau muống, vùng đất cao thì cuốc vồng trồng khoai lang, khoai mì, hoặc tỉa bắp, đậu …

Những vùng đất đầu thừa cuối thẹo thì trồng chuối hột để lấy thân, lá và bắp chuối làm món ăn khoái khẩu nuôi heo rừng lai.

Mặt khác, cũng nên chừa ra một vài vạt đất để trồng cỏ cao sản như cỏ Stylo, Ruzi … vừa có năng suất cao, vừa thu cắt ngắn hạn, có thân lá mềm cho heo ăn rất tốt.

Cũng rất nên trồng càng nhiều cây trà lá lớn Trichanthera Gigantea càng tốt, giống cây này được giới chăn nuôi trên nhiều nước đua nhau trồng để lấy lá làm thức ăn nuôi gia cầm, gia súc, trong đó cỏ cả heo vì rất bổ dưỡng.

  • Hướng dẫn cách trồng trà lá to
  • Chủ động nguồn thức ăn nuôi thỏ

Trồng cây trà lá to Gigantea làm nguồn thức ăn nuôi heo rừng lai

Cây Trichantheraa Gigantea, còn gọi là trà khổng lồ hay cây “đa dụng” được trồng tại nhiều nước trên thế giới, để lấy lá làm thức ăn nuôi các loại gia súc, gia cầm và cả cho cá ăn nữa.

Lá cây trà Gigantea được xem là nguồn bổ sung chất đạm và caroten cho heo. Do lá có mùi vị dễ ăn nên heo rất thích như chúng thích ăn các loại rau lang, rau muống vậy.

Trà lá to là 1 nguồn thức ăn nuôi heo rừng lai

Lá trà Gigantea được đánh giá là nguồn bổ sung rau xanh nuôi gia súc, gia cầm dưới dạng lá tươi hay dưới dạng bột.

Cây Gigantea được nhập vào nước ta từ năm 1990, và khoa chăn nuôi của trường Đại học Cần Thơ trồng thử nghiệm tại Ô Môn cho năng suất khá cao.

Cây thích nghi rộng rãi trong điều kiện khô hạn, hạp với đất nhiễm phèn nhẹ, và có khả năng chịu được úng ngập trong vài ba ngày.

Giống cây này không thích hợp với nơi trống trải có ánh sáng trực xạ, vì cây chịu rợp.

Vì vậy, nếu đem trồng xen vào vườn cà phê, vườn cao su hay vườn cây ăn trái cây sẽ phát triển tốt hơn.

Cây trà Gigantea không quá kén đất trồng, nhưng trước khi trồng cần phải cuốc xới đất cho tơi xốp, dọn sạch cây tạp và cỏ dại cùng các tạp chất lẫn trong đất.

Sau đó, đào hố với kích thước 30x30x30cm, hố cách hố khoảng 70-80cm rồi bón lót phân chuồng gần ngập hố

Nhân giống cây trà Gigantea nguồn thức ăn nuôi heo rừng lai bằng hom. Hom được chặt ra từ những cành chưa già nhưng cũng không còn non, mỗi khúc dài khoảng 20cm.

Hom này đem đặt ngay vào hố, trên khoả lớp đất mỏng trồng ngay cũng được, nhưng tốt nhất là nên giâm hom vào bầu đất (có trộn phân chuồng) đặt vào chỗ mát trong vài ba tuần cho ra rễ rồi mới đạt vào hố trồng, như vậy cây mới phát triển mạnh hơn.

Nếu gặp cuộc đất tốt lại tưới nước đầy đủ thì chỉ ba tháng sau ta có thể thu hoạch lá lần đầu.

Các lần thu hoạch sau đó chỉ cách nhau một tháng, và năng suất có thể đạt được tới 60 tấn trên một héc ta một năm.

Việc trồng cỏ cao sản để tạo nguồn thức ăn xanh nuôi heo rừng lai là việc nên làm. Vì rằng các giống cỏ cao sản vừa cho năng suất cao lại thu cắt được quanh năm, lại có nhiều chất dinh dưỡng nên dùng nuôi heo rất tốt.

Thế nhưng, vì chỉ để nuôi giống heo nhỏ con là heo rừng lai nên ta chỉ trồng những giống cỏ thân lá mềm như các giống cỏ họ đậu, như Stylo chẳng hạn.

–> Xem trang kế: Trồng cỏ Stylo

Originally posted 2016-08-17 18:41:18.

Các tối kị, kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn rừng

Chăn nuôi lợn rừng đang là 1 trong những mô hình chăn nuôi khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay cho hiệu quả kinh tế rất cao bởi lợn rừng khá dễ nuôi, khả năng phòng chống bệnh tật tốt, chi phí thức ăn thấp và giá bán cao gấp 2-2,5 lần so với lợn ta.  

Tại Việt Nam có thể kể đến 1 số mô hình trang trại khá thành công như trang trại của anh Đỗ Mạnh Hùng tại Thái Thụy, Thái Bình với quy mô 3ha, nuôi 400 con lợn rừng cho lợi nhuận 1,3 tỷ/năm (Theo báo 24h, số liệu năm 2014); Trang trại lợn rừng NTC . Lợi nhuận cao thu hút khá nhiều các hộ dân tham gia chăn nuôi, tuy nhiên theo thống kê của chúng tôi: Cứ 100 hộ nuôi thì 95 hộ thất bại do mắc phải các vấn đề sau:

>>> Xem thêm: 10 điều tối kị khi nuôi lợn rừng


 


Cận huyết là hiện tượng lợn bố mẹ giao phối với lợn con, các con trong cùng 1 đàn giao phối với nhau. Hầu hết hiện nay các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ mua 1 con đực giống, không phân tách lợn khi nuôi nên khó tránh khỏi hiện tượng này. Lợn rừng khi bị cận huyết sẽ mắc phải các hiện tượng sau: - Lợn con sinh ra bị quái thai, dị dạng. - Giảm khả năng sinh sản.

- Khả năng tăng trưởng, thích nghi với điều kiện sống, chống chọi bệnh tật kém.

(*) Lưu ý: Nếu lợn bị cận huyết thì không nuôi để sinh sản, chuyển toàn bộ làm thịt thương phẩm.


 


Một trong những sai lầm của các hộ khi nuôi lợn rừng là chăn thả tự nhiên, hoang dã 100% từ khi sinh ra cho đến lúc xuất chuồng (nuôi thả rông ngoài trời). Bản tính của lợn rừng rất hiếu động, khi được thả ra ngoài sẽ liên tục chạy nhảy, giũi đất tìm thức ăn dẫn đến lượng calo bị tiêu tốn rất nhiều. Nếu cho ăn đủ lượng thì chi phí thức ăn sẽ tốn hơn từ 2-3 lần so với thông thường. Trường hợp ngược lại nếu cho ăn không đủ sẽ dẫn đến hiện tượng lợn bị thiếu dinh dưỡng, còi cọc chậm lớn (nuôi 1 năm tăng trưởng được 20 – 30kg). Hơn nữa lợn rừng khi thả rông sẽ bị cháy bì, thịt khô dẫn tới chất lượng thịt thương phẩm không ngon.

Trường hợp thứ 2: 1 số hộ chăn nuôi chỉ nuôi nhốt, cho ăn thức ăn công nghiệp. Lợn rừng khi nuôi nhốt ít được vận động, dẫn tới mỡ dày, thịt không săn chắc ==> chất lượng thịt không ngon ==> giá bán thấp.


 

Lợn rừng nuôi kết hợp cả 2 hình thức cho tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon săn chắc

Biện pháp khắc phục:

Nuôi nhốt tập trung với mật độ 1m2 / 1 con giai đoạn từ khi sinh ==> đạt cân nặng khoảng 30-40kg (giai đoạn này cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế lợn vận động để đạt tỷ lệ tăng trưởng cao). Sau khi đạt cân nặng mong muốn, trước khi xuất bán từ 1 – 2 tháng thả ra diện tích đất rộng cho chạy nhảy giúp tiêu hao mỡ, bì dày, thịt săn chắc.

Lợn rừng nuôi theo hình thức kết hợp cả hoang dã và nuôi nhốt vừa giúp tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt vẫn đảm bảo thơm ngon ==>hiệu quả kinh tế cao.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi lợn rừng


 


Lợn rừng khi nuôi hay bị mắc nhất là bệnh tiêu chảy. Đại đa số các hộ dân hiện nay xử lý bằng cách tiêm kháng sinh, cho uống thuốc tây. Việc sử dụng thuốc tây thường xuyên sẽ làm giảm khả năng tăng trưởng của lợn, chất lượng thịt kém do bị tồn dư kháng sinh, chi phí mua thuốc tốn kém.
 

Khổ Sâm - Bài thuốc nam chữa bệnh tiêu chảy cho lợn rừng rất hiệu quả

Biện pháp khắc phục:

- Lợn mẹ đang trong quá trình mang thai, nuôi con không cho tắm. - Lợn con sinh ra không được để tiếp đất (cần lót rơm, mùn cưa xuống nền chuồng trong quá trình lợn mẹ sinh sản). - Giai đoạn lợn còn nhỏ không tắm, hạn chế tối đa rửa chuồng, luôn giữ chuồng được khô ráo.

- Bổ sung lá khổ sâm, lá ổi, nhọ nồi, phèn đen trong khẩu phần ăn của lợn rừng khi phát hiện lợn có biểu hiện phân lỏng, tiêu chảy.


 


Đây là sai lầm hay mắc phải nhất của các hộ chăn nuôi khi chọn lợn rừng giống về nuôi sinh sản. Do không hiểu về khoa học kỹ thuật, cách thức chọn lọc dẫn đến “Cứ con to, khỏe là chọn” dẫn đến hiện tượng chọn sai ==> Số lượng con sinh ra / 1 lứa thấp, ít sữa, cắn con…
 

Lợn rừng sinh sản phải đảm bảo các tiêu chí như mõm dài, lưng thẳng, hông to, vú đều...

Chọn lợn rừng nuôi sinh sản phải chú ý đến các yếu tố sau:

- Chọn những con khỏe mạnh, không mắc dị tật. - Mõm dài và thẳng giống mặt ngựa, đầu thanh; lưng thẳng; hông rộng; chân to, cao, chắc khỏe.

- Cơ quan sinh dục phát triển bình thường, xương chậu rộng.

- Vú đồng đều, vú lợn có 5 đôi xếp đồng đều mỗi bên. Những con có vú cong vênh, khô kẹ không chọn.

Lợn rừng lựa chọn sinh sản cần phải lựa chọn đầy đủ các yếu tố trên mới đảm bảo nuôi con tốt, đẻ ra số con đông…


 


Lợn rừng ăn 90% là rau cỏ, 5-7% là thức ăn tinh bột (ngô, khoai, sắn, cám gạo), còn lại là thức ăn tinh đạm (nguồn thức ăn bổ sung chất đạm, protein, axit amin, vitamin giúp lợn tăng trưởng nhanh). Hầu hết các hộ nuôi lợn rừng hiện nay chỉ cho ăn rau + cám ngô, gạo mà không bổ sung thức ăn tinh đạm dẫn tới tốc độ tăng trưởng chậm.
 

Giun quế là nguồn thức ăn bổ sung tinh đạm rất tốt trong chăn nuôi lợn rừng

Nắm bắt được điều đó trang trại lợn rừng NTC đã khắc phục vấn đề này bằng cách nuôi giun quế (trùn quế) cho lợn rừng ăn. Ưu điểm của nuôi giun quế trong chăn nuôi lợn rừng: - Lợn rừng ăn khỏe, chóng lớn, đẻ khỏe, ít bệnh tật, thịt thơm ngon hơn hẳn so với lợn rừng nuôi thông thường. Tốc độ tăng trọng của lợn rừng tăng trên 74,2% so với hình thức nuôi thông thường.

- Tận dụng được nguồn phân thải ra của lợn rừng làm thức ăn cho giun quế ==> Không tốn chi phí chăn nuôi.

- Sử dụng phân giun quế để bón cây, cải tạo đất giúp cây trồng tăng trưởng rất nhanh.

- Giá trị kinh tế từ bán phân giun quế: 4,000đ/1kg.

>>> Tham khảo: Kỹ thuật nuôi giun quế


 


Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi lợn rừng là rất quan trọng. Không nắm được kỹ thuật chăn nuôi sẽ dẫn đến việc tốn kém chi phí, lợn mắc nhiều bệnh tật, tăng trưởng thấp, chất lượng thịt không thơm ngon ==> Hiệu quả kinh tế thấp.
 

Hiện trang trại lợn rừng NTC đang triển khai mô hình hợp tác nuôi lợn rừng với các hộ dân khắp toàn quốc.


Chính sách hỗ trợ cho các trang trại liên kết:

– Hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi lợn rừng. – Hỗ trợ tư vấn thiết kế chuồng trại. – Hỗ trợ giống các cây thuốc nam để chữa bệnh cho lợn rừng.

– Hỗ trợ giống giun quế kèm chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi giun quế làm thức ăn cho lợn rừng.

  Hỗ trợ chi phí vận chuyển.

– Hỗ trợ rủi ro, bảo hành con giống.

 Hỗ trợ vay 50% vốn.

 Hỗ trợ thu mua đầu ra.

Mọi thắc mắc trong quá trình nuôi lợn rừng quý độc giả vui lòng liên hệ theo số Hotline 0968 68 0128 để được hỗ trợ tư vấn.

Tác giả bài viết: Trang trại lợn rừng NTC

Nguồn tin: trangtrailonrung.com

Chú ý: Vui lòng ghi rõ nguồn //trangtrailonrung.com/ khi đăng lại bài viết trên website hoặc các phương tiện truyền thông khác. Trân trọng cám ơn!

Video liên quan

Chủ đề