các yếu tố chính hình thành thổ nhưỡng là gì?

X

Bảo mật & Cookie

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Đã hiểu!
Quảng cáo

I. Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng (đất): là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
Độ phì: là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
Thổ nhưỡng quyển: là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.

Hinh 17. Vị trí lớp phủ thổ nhưỡng ở lục địa

II. Các nhân tố hình thành đất
1. Đá mẹ
Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc, cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
Ví dụ :
+ Từ đá macma axit như như granit thì có màu xám, chua, nhiều cát.
+ Từ đá macma bazơ như đá vôi và đá bazan có màu nâu đỏ, nhiều chất dinh dưỡng.

2. Khí hậu
Ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố nhiệt, ẩm.
Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy thành những sản phẩm phong hóa, rồi sau đó tiếp tục bị phong hóa thành đất.
Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hào tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
Ảnh hưởng gián tiếp qua chuỗi tác động: Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng hời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.

3. Sinh vật
Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất.
+ Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
+ Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.
+ Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến, mối).

4. Địa hình
Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu , tầng phong hóa dày.
=> Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu để tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.

5. Thời gian
Thời gian hình thành đất là tuổi đất.
Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
+ Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
+ Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.

6. Con người
Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 63 SGK Địa lý 10) Từ vị trí lớp phủ thổ nhưỡng (hình 17, trang 63 SGK Địa lý 10), hãy cho biết vai trò của lớp phủ thổ nhưỡng đối với hoạt động sản xuất và đời sống con người.
Là nơi cư trú và tiến hành mọi hoạt động sản xuất của con người (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp). Mặt bằng để xây dựng các công trình cư trú, sản xuất, giao thông đi lại

? (trang 64 SGK Địa lý 10) Hãy lấy một vài ví dụ về ảnh hưởng của đá mẹ đến đặc điểm của đất mà em biết.
Những loại đất hình thành trên đá mẹ là granit thường có màu xám, chua và nhiều cát.
Từ đá macma bazơ như đá vôi và đá bazan có màu nâu đỏ, nhiều chất dinh dưỡng.

? (trang 64 SGK Địa lý 10) Các kiểu khí hậu khác nhau trên Trái Đất có tham gia vào sự hình thành các loại đất khác nhau không? Hãy lấỵ ví dụ chứng minh.
Các kiểu khí hậu khác nhau trên Trái Đất có tham gia vào sự hình thành các loại đất khác nhau. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, đất feralit được hình thành: trong điều kiện khí hậu ôn đới lục địa (nửa khô hạn), đất đen được hình thành,

? (trang 64 SGK Địa lý 10) Tác động của sinh vật có gì khác với tác động của đá mẹ và khí hậu trong sự hình thành đất?
Đá mẹ: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật. thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
Khí hậu: Nhiệt và ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất.
Sinh vật: Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất.

? (trang 65 SGK Địa lý 10) Tác động của con người trong hoạt động sản xuất nông, làm nghiệp có thể làm biến đổi tính chất đất không? Hãy cho ví dụ chứng minh.
Tác động của con người trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp có thể làm biến đổi tính chất đất, làm tăng hoặc giảm độ phì của đất.
Ví dụ: đốt rừng, làm rẫy sẽ đẩy mạnh quá trình xói mòn, bạc màu đất; hoặc bón phân hữu cơ sẽ làm tăng độ phì của đất

? (trang 65 SGK Địa lý 10) Nêu khái niệm và đặc trưng cơ bản của đất.
Thổ nhưỡng (đất): là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
Độ phì: là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

? (trang 65 SGK Địa lý 10) Căn cứ vào đâu để phân biệt đất với các vật thể tự nhiên khác như: đá, nước, sinh vật?
Căn cứ vào độ phì của đất. Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

? (trang 65 SGK Địa lý 10) Trình bày tóm tắt vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.
Đá mẹ: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất của đất.
Khí hậu: nhiệt và ẩm là các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất.
Sinh vật: đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.
Địa hình:
+ Ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mỏng. Nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày giàu chất dinh dưỡng hơn.
+ Địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
Thời gian: Đá gốc biến thành đất cần phải có thời gian. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành tới nay được gọi là tuổi đất.
Con người: hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp có thể làm biến đổi tính chất đất, làm tăng hoặc giảm độ phì của đất.

Quảng cáo

Chia sẻ:

Video liên quan

Chủ đề