Các văn bản pháp luật co gia tri như nhau

Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua một văn bản quy phạm pháp luật mới, đó là Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Pháp lệnh này sẽ có hiệu lực từ ngày 1.9.2022.

Tuy nhiên, một số hành vi vi phạm trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng giống với hành vi vi phạm trong Nghị định 15/2020 của Chính phủ.

Chẳng hạn hành vi đưa tin sai sự thật, theo Pháp lệnh này, tùy mức độ sẽ bị phạt tiền từ 1 - 15 triệu đồng. Riêng luật sư sẽ bị phạt tiền từ 15 - 40 triệu đồng.

Cùng vấn đề đưa tin sai sự thật, Nghị định 15/2020 của Chính phủ cũng quy định cá nhân nào (có thể là luật sư, đương sự…) đưa thông tin giả mạo, sai sự thật lên mạng xã hội, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì bị xử phạt 10 - 20 triệu đồng.

Một hành vi T.Ương tự nhau nhưng được quy định ở hai văn bản pháp luật có mức phạt khác nhau, thì việc áp dụng như thế nào để không tùy tiện? Đây là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.

Áp dụng văn bản quy phạm pháp có giá trị cao hơn

Trao đổi với Thanh Niên, một số luật sư phân tích: Về nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật, Điều 156 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định, "trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn".

Như vậy, trong trường hợp trên, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội có giá trị pháp lý cao hơn Nghị định của Chính phủ, vì vậy, Pháp lệnh sẽ là văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng để xử phạt hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

Cũng theo chuyên gia, pháp luật Việt Nam cũng còn có một nguyên tắc, đó là "ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành trước luật chung". Ví dụ, Bộ luật dân sự là luật chung, điều chỉnh các quan hệ dân sự, theo Điều 4 Bộ luật dân sự năm 2015. Trường hợp luật chuyên ngành quy định một số nội dung đặc thù thì áp dụng luật chuyên ngành nhưng trên nguyên tắc "không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định".

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành theo thứ tự từ cao xuống thấp

1. Hiến pháp.

2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

6. Quyết định của Thủ T.Ướng Chính phủ.

7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.

8. Thông T.Ư của Chánh án TAND tối cao; thông T.Ư của Viện trưởng Viện KSND tối cao; thông T.Ư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

8a. Thông T.Ư liên tịch giữa Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông T.Ư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

9. Nghị quyết của HĐND tỉnh, TP trực thuộc T.Ư (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

10. Quyết định của UBND cấp tỉnh.

11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

12. Nghị quyết của HĐND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh, TP thuộc TP trực thuộc T.Ư (sau đây gọi chung là cấp huyện).

Ngày 05/03/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, trong đó có quy định văn bản điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy.

Văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy. Chữ ký số trên văn bản điện tử phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi quyền hạn được giao có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đúng quy định về công tác văn thư, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư.

Cá nhân trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc có liên quan đến công tác văn thư phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Văn thư cơ quan có nhiệm vụ: Đăng ký, thực hiện thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi; tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; trình, chuyển giao văn bản đến; sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc tra cứu, sử dụng bản lưu văn bản; quản lý Sổ đăng ký văn bản; quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức; các loại con dấu khác theo quy định.

Đâu là văn bản quy phạm pháp luật?

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, ...

Luật, pháp và pháp luật khác nhau như thế nào?

Luật là một loại văn bản, Pháp luật là để chỉ một phạm trù gồm nhiều loại văn bản cũng như các hình thức khác để biểu thị các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.

Văn bản pháp luật bao gồm những gì?

Văn bản luật là tên gọi chung các văn bản mà nội dung là quy phạm pháp luật được Quốc hội biểu quyết theo trình tự do pháp luật quy định, gồm hiến pháp, các đạo luật, các bộ luật và nghị quyết của Quốc hội.

Văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất là gì?

Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.