Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Đề bài

Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước được không ? Hãy giải thích.

Có thể thu khí clo bằng cách đẩy không khí được không ? Hãy giải thích và mô tả bằng hình vẽ. Cho biết vai trò của H2SO4 đặc.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phương pháp đẩy nước dùng để thu những khí không tan, không phản ứng với nước.

Phương pháp đẩy không khí  dùng để thu những khí không phản ứng với không khí

Lời giải chi tiết

+ Không thể thu khí bằng cách đẩy nước

 clo tan trong nước và phản ứng 1 phần với nước.

Cl2 + H2O \( \to\) HCl + HClO

+ Có thể thu khí clo bằng cách đẩy không khí 

Vì clo không tác dụng với oxi và nặng hơn oxi. Dẫn khí clo vào đáy bình thu đặt đứng, clo nặng hơn không khí sẽ chiếm dần từ phía dưới và đẩy không khí ra ngoài.

+ Vai trò của H2S04 đặc là hút nước có lẫn trong khí clo, làm khô khí clo.

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Loigiaihay.com

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn!!! Những bài toán về hình vẽ thí nghiệm vẫn chiếm một số ít số câu (từ 1-2 câu) trong đề thi THPTQG và thường thì những câu này cho ở dạng nhận biết hoặc thông hiểu nên chắc chắn bạn không muốn bỏ qua những câu này đúng không?

Hôm nay, từ lời đề nghị rất hay của bạn @Shmily Karry's , mình sẽ lập một topic ôn tập về lí thuyết và bài tập chuyên đề hình vẽ thí nghiệm để giúp các bạn lấy chắc 0,25-0,5đ phần này trong tay.


Cùng theo dõi và ủng hộ mình nhé!!!
Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

________________________________
A. LÝ THUYẾT

I. LƯU Ý CHUNG VỀ CÁCH ĐIỀU CHẾ KHÍ.
1. Cách thu khí
Phải nắm vững tính chất vật lý (tính tan và tỉ khối) để áp dụng phương pháp thu khí đúng.

a. Phương pháp đẩy không khí:

+ Khí đó phải không phản ứng với không khí. + Nặng hơn hoặc nhẹ hơn không khí (so sánh tỉ khối với không khí) - Úp bình thu: Khí nhẹ hơn không khí (H2, N2, NH3, CH4,....) - Ngửa ống thu: Khí nặng hơn không khí (Cl2, O2, CO2, NO2,...)

b. Phương pháp đẩy nước:

+ Khí ít tan trong nước. (H2, O2, CO2, N2, CH4, C2H4, C2H2...). Lưu ý: Các khí tan nhiều trong nước (khí HCl, khí NH3, khí SO2...): - Ở [tex]20^oC[/tex], 1 thể tích nước hòa tan tới gần 500 thể tích khí hiđro clorua. - Ở điều kiện thường, 1 lít nước hòa tan khoảng 800 lít khí amoniac. - Khác với CO2 thì SO2 là khí tan nhiều trong nước.

2. Làm khô khí

Nguyên tắc chọn chất làm khô: Giữ được nước và không có phản ứng với chất cần làm khô. - Các chất làm khô: H2SO4 đặc, P2O5, CaO (vôi sống, mới nung), CuSO4 (khan, màu trắng), CaCl2 (khan), NaOH, KOH (rắn hoặc dung dịch đậm đặc). - Các khí: H2, Cl2, HCl, HBr, O2, SO2, H2S, N2, NH3, CO2 , C2H4, C2H2... Ví dụ: - H2SO4 đặc (tính axit, tính oxi hóa): + Không làm khô được khí NH3 (tính bazơ). + Không làm khô được khí HBr (tính khử). + H2SO4 đặc làm khô được khí Cl2, O2, SO2, N2, CO2... - CaO (vôi sống), NaOH, KOH (rắn) (tính bazơ): + Không làm khô được khí CO2, SO2 (oxit axit), Cl2 (có phản ứng). + Làm khô được khí NH3, H2, O2, N2...

II. ĐIỀU CHẾ KHÍ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
1. Khí H2


- Phương pháp: Dùng các kim loại hoạt động (Zn, Fe, ... ) tác dụng với axit HCl/H2SO4 loãng. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑

- Cách thu khí: Đẩy nước, đẩy không khí (úp bình).


2. Khí O2
- Phương pháp: Nhiệt phân các hợp chất kém bền, giàu oxi: KMnO4; KClO3... 2KMnO4 --(to)--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ 2KClO3 --(MnO2, to)--> 2KCl + 3O2 ↑ 2H2O2 --(MnO2, to)--> 2H2O+ O2 ↑

- Cách thu khí: Đẩy nước, đẩy không khí (ngửa bình)


3. Khí Cl2
- Phương pháp: HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh MnO2 + 4HCl đặc --(to)--> MnCl2 + Cl2 ↑+ 2H2O 2KMnO4 + 16HCl đặc --(to, MnO2)--> 2KCl +2MnCl2 + 5Cl2 ↑+ 8H2O KClO3 + 6HCl đặc --(to, MnO2)--> KCl + 3Cl2 ↑+ 3H2O

- Cách thu khí: đẩy không khí (ngửa bình)


4. Khí HCl/HF
- Phương pháp: NaCl + H2SO4 đặc (phương pháp sunfat) NaCl + H2SO4 đặc --(<[tex]250^oC[/tex])--> NaHSO4 + HCl ↑ 2NaCl + H2SO4 đặc --(>[tex]400^oC[/tex])--> Na2SO4 + HCl ↑ CaF2 (tinh thể) + H2SO4 (đặc) --([tex]250^oC[/tex])--> CaSO4 + 2HF ↑

- Cách thu khí: Hấp thụ khí vào nước để thu được dd axit


5. Khí H2S
- Phương pháp: 1 số muối sunfua (FeS, ZnS...) + axit HCl FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑

- Cách thu khí: Đẩy không khí (ngửa bình)


6. Khí SO2
- Phương pháp: Muối sunfit + Axit Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O

- Cách thu khí: đẩy không khí (ngửa bình)


7. Khí N2
- Phương pháp: Người ta điều chế một lượng nhỏ nitơ tinh khiết bằng cách đun nóng nhẹ dung dịch bão hòa muối amoni nitrit (muối amoni của axit nitrơ): NH4NO2 --(t°)--> N2 + 2H2O Có thể thay muối amoni nitrit kém bền bằng dung dịch bão hòa của muối natri nitrit (NaNO2) và muối clorua (NH4Cl): NH4Cl+NaNO2 --(t°)--> N2+NaCl+2H2O

- Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước


8. Khí NH3
- Phương pháp: Khí amoniac được điều chế bằng cách cho muối amoni tác dụng với chất kiềm khi đun nóng nhẹ: 2NH4Cl + Ca(OH)2 --(t°)--> 2NH3 ↑ + CaCl2 + 2H2O Muốn điều chế nhanh một lượng nhỏ khí amoniac, người ta thường đun nóng dung dịch amoniac đậm đặc. Để làm khô khí, cho khí NH3 vừa được tạo thành có lẫn hơi nước đi qua bình đựng vôi sống (CaO).

- Cách thu khí: Phương pháp đẩy không khí (úp bình)


9. Khí CO
- Phương pháp: CO được điều chế bằng cách cho H2SO4 đặc vào axit fomic (HCOOH) và đun nóng: HCOOH --(H2SO4 đặc,t°)--> CO + H2O

- Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (úp bình)


10. Khí CO2
- Phương pháp: Khí CO2 được điều chế bằng cách cho dung dịch axit clohiđric tác dụng với đá vôi (hoặc trong bình Kíp) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

- Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (ngửa bình)


11. Khí CH4
- Phương pháp: Khí CH4 được điều chế bằng cách nung natri axetat với vôi tôi xút, hoặc có thể cho nhôm cacbua tác dụng với nước: CH3COONa + NaOH(r) --(CaO, t°)--> CH4↑ + Na2CO3 Al4C3 + 12H2O → 3CH4↑ + 4Al(OH)3

- Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (úp bình)


12. Khí C2H4
- Phương pháp: Etilen được điều chế bằng cách đun etanol với axit sunfuric đậm đặc: CH3CH2OH --(H2SO4,170°C)--> CH2 = CH2 + H2O

- Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (úp bình)


13. Khí C2H2
- Phương pháp: Khí C2H2 được điều chế bằng cách cho canxi cacbua (CaC2) tác dụng với nước: CaC2 + 2H2O → C2H2 ↑+ Ca(OH)2

- Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (úp bình)

Reactions: Khanhtt_27, Kyanhdo, Nguyễn Thị Ngọc Bảo and 9 others

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

B. BÀI TẬP ÁP DỤNG (Mỗi ngày mình sẽ up khoảng 2-3 hình để các bạn đỡ chán, nhớ ủng hộ mình nhé!!!)

Câu 1: Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác theo hình vẽ sau:
Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước
Thí nghiệm đó là: A. Cho dung dịch HCl vào bình đựng bột CaCO3. B. Cho dung dịch H2SO4 đặc vào bình đựng lá kim loại Cu. C. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào bình đựng hạt kim loại Zn. D. Cho dung dịch HCl đặc vào bình đựng tinh thể K2Cr2O7.

(Đề minh họa Lần 3 – 2017)

_____

Câu 2: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y:


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước
Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây ? A. CuO (rắn) + CO(khí) --(to)--> Cu + CO2 ↑ B. NaOH + NH4Cl (rắn) --(to)--> NH3 ↑ + NaCl + H2O C. Zn + H2SO4 (loãng) --(to)--> ZnSO4 + H2 ↑ D. K2SO3 (rắn) + H2SO4 --(to)--> K2SO4 + SO2 ↑ + H2O

(Trường THPT Chuyên Vinh - Lần 1 - 2015)

_____

Câu 3: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm.


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước
Khí Y là khí N2 thì dung dịch X là: A.NH4NO3 B.NH4Cl và NaNO2 C.H2SO4 và Fe(NO3)2 D.NH3

(Trường THPT Diễn Châu 5 - 2015)


@Lê Văn Đông , @Shmily Karry's ,@dương bình an ,@Nguyễn Hoàng Trung, @Tạ Đặng Vĩnh Phúc , @Ngọc Đạt , @Triêu Dươngg .....

Last edited: 25 Tháng năm 2018

Reactions: Kyanhdo, Coco99, Toshiro Koyoshi and 3 others

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

B. BÀI TẬP ÁP DỤNG (Mỗi ngày mình sẽ up khoảng 2-3 hình để các bạn đỡ chán, nhớ ủng hộ mình nhé!!!)

Câu 1: Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác theo hình vẽ sau:
View attachment 56268 Thí nghiệm đó là: A. Cho dung dịch HCl vào bình đựng bột CaCO3. B. Cho dung dịch H2SO4 đặc vào bình đựng lá kim loại Cu.

C. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào bình đựng hạt kim loại Zn.

D. Cho dung dịch HCl đặc vào bình đựng tinh thể K2Cr2O7.

(Đề minh họa Lần 3 – 2017)
vì vì vì bình úp ngược =>khí này nhẹ hơn không khí

vậy thì chỉ có C tạo H2 có PTK=2 ạ

_____

Câu 2: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y:


View attachment 56269 Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây ? A. CuO (rắn) + CO(khí) --(to)--> Cu + CO2 ↑ B. NaOH + NH4Cl (rắn) --(to)--> NH3 ↑ + NaCl + H2O

C. Zn + H2SO4 (loãng) --(to)--> ZnSO4 + H2 ↑

D. K2SO3 (rắn) + H2SO4 --(to)--> K2SO4 + SO2 ↑ + H2O

(Trường THPT Chuyên Vinh - Lần 1 - 2015)

theo em thì khí này cấm có tan trong nước nếu ko sao nó nổi phì phò thế kia nhỉ ? với cả phần trên anh ghi pp đẩy nước dùng khí H2,CO2 m nên chỉ có thể là A,C (tuy nhiên nghĩ zạy chứ ai biết đc hazz)(cần ý kiến anh nhật) còn đem đưa dđ X xuống chất rắn Y =>cái này đoán là C do H2SO4 ko p chuyện đùa đâu nhỡ nó nổ thì hủy hoại hết dung nhan )

_____

Câu 3: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm.


View attachment 56270 Khí Y là khí N2 thì dung dịch X là: A.NH4NO3

B.NH4Cl và NaNO2

C.H2SO4 và Fe(NO3)2 D.NH3

(Trường THPT Diễn Châu 5 - 2015)


rất đơn giản là vì anh viết ở trên pp thu khí N2 hiah
em biết em còn nhiều thiếu sót nên anh đừng chê em nhé

Reactions: Toshiro Koyoshi and Hồng Nhật

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Câu 1: Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác theo hình vẽ sau:

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Thí nghiệm đó là: A. Cho dung dịch HCl vào bình đựng bột CaCO3. B. Cho dung dịch H2SO4 đặc vào bình đựng lá kim loại Cu. C. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào bình đựng hạt kim loại Zn. D. Cho dung dịch HCl đặc vào bình đựng tinh thể K2Cr2O7.

(Đề minh họa Lần 3 – 2017)

Đáp án là C Do khí X được thu bằng cách úp ngược bình nên khí X nhẹ hơn không khí Trong 4 đáp án chỉ có đáp án C điều chế H2 là nhẹ hơn không khí thôi (câu A điều chế CO2, câu B điều chế SO2 và câu D điều chế Cl2)

Câu 2: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y:

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây ? A. CuO (rắn) + CO(khí) --(to)--> Cu + CO2 ↑ B. NaOH + NH4Cl (rắn) --(to)--> NH3 ↑ + NaCl + H2O C. Zn + H2SO4 (loãng) --(to)--> ZnSO4 + H2 ↑ D. K2SO3 (rắn) + H2SO4 --(to)--> K2SO4 + SO2 ↑ + H2O

(Trường THPT Chuyên Vinh - Lần 1 - 2015)


Đáp án là C Câu này khá đơn giản Đầu tiên, để ý thí nghiệm cho từ từ dung dịch X và chất rắn Y => ta loại ngay câu A vì không có dung dịch Tiếp theo, thấy khí Z được thu bằng cách đẩy nước, cho nên Z không tan hoặc phản ứng với nước => ta loại câu B và D do NH3 và SO2 là 2 khí tan trong nước

Câu 3: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm.

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Khí Y là khí N2 thì dung dịch X là: A.NH4NO3 B.NH4Cl và NaNO2 C.H2SO4 và Fe(NO3)2 D.NH3

(Trường THPT Diễn Châu 5 - 2015)

Đáp án là B phần lí thuyết đã có sẵn rồi, không nhắc lại nhé

NH4Cl + NaNO2 ---> NaCl + N2 + 2H2O

Reactions: ledoanphuonguyen, Lê Lan Hương and Toshiro Koyoshi

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Tiếp tục nhé các bạn @dương bình an ,@Nguyễn Hoàng Trung , @Lê Văn Đông ,@Shmily Karry's ,@Ngọc Đạt ... Mấy câu này không khó đâu các bạn ơi!!!

Câu 4: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc thu khí X trong phòng thí nghiệm.


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước
Khí X không thể là: A. CO2 B. N2O C. O2 D. NH3 _____

Câu 5: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau:


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước
Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây? A. NH4HCO3 --(to)--> NH3↑ + H2O + CO2 ↑ B. NH4Cl --(to)--> NH3↑ + HCl ↑ C. BaSO3 --(to)--> BaO + SO2 ↑ D. 2KMnO4 (rắn) --(to)--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑

(THPT Chuyên KHTN - Lần 4 – 2017)

_____

Câu 6: Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng Thí nghiệm như sau:


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước
Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO. B. Khí Clo thu được trong bình eclen là khí clo khô. C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3 D. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl.

(Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Lần 2-2016)

Reactions: Toshiro Koyoshi

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Câu 4: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc thu khí X trong phòng thí nghiệm. Khí X không thể là:

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

A. CO2 B. N2O C. O2

D. NH3=> Do nhẹ hơn nước


P/s: Em biết mỗi câu này

Reactions: Toshiro Koyoshi

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

_____
Câu 5: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau:

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây? A. NH4HCO3 --(to)--> NH3↑ + H2O + CO2 ↑ B. NH4Cl --(to)--> NH3↑ + HCl ↑ C. BaSO3 --(to)--> BaO + SO2 ↑ D. 2KMnO4 (rắn) --(to)--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑

(THPT Chuyên KHTN - Lần 4 – 2017)

chọn D: đây là phương pháp điều chế O2 đã học.

_____
Câu 6: Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng Thí nghiệm như sau:

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO. B. Khí Clo thu được trong bình eclen là khí clo khô. C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3 D. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl.

(Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Lần 2-2016)

chọn A. CaO + H2O --> Ca(OH)2
Ca(OH)2 + Cl2 --> CaOCl2+ H2O => ko thu được khí Cl2

Reactions: Hồng Nhật and Toshiro Koyoshi

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Câu 4: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc thu khí X trong phòng thí nghiệm.

Khí X không thể là: A. CO2 B. N2O C. O2

D. NH3
Do NH3 tan trong nước

_____

Câu 5: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau:


Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây? A. NH4HCO3 --(to)--> NH3↑ + H2O + CO2 ↑ B. NH4Cl --(to)--> NH3↑ + HCl ↑ C. BaSO3 --(to)--> BaO + SO2 ↑

D. 2KMnO4 (rắn) --(to)--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑


(THPT Chuyên KHTN - Lần 4 – 2017)
Hình này có trong sách giáo khoa phần điều chế O2 _____

Câu 6: Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng Thí nghiệm như sau:


Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO.

B. Khí Clo thu được trong bình eclen là khí clo khô. C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3 D. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl.

Câu này không chắc lắm

Reactions: Hồng Nhật, dương bình an, Toshiro Koyoshi and 1 other person

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Câu 4: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc thu khí X trong phòng thí nghiệm.

Khí X không thể là: A. CO2 B. N2O C. O2

D. NH3

Đáp án là D NH3 tan khá tốt trong nước (ở điều kiện thường 1 lít nước tan được 800 lít NH3). Vì vậy không dùng phương pháp đẩy nước để thu khí NH3.

Câu 5: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau:

Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây? A. NH4HCO3 --(to)--> NH3↑ + H2O + CO2 ↑ B. NH4Cl --(to)--> NH3↑ + HCl ↑ C. BaSO3 --(to)--> BaO + SO2 ↑ D. 2KMnO4 (rắn) --(to)--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑

(THPT Chuyên KHTN - Lần 4 – 2017)

Đáp án là D ở các câu còn lại, NH3 và SO2 đều tan tốt trong nước nên ta loại đi 3 đáp án A,B và C.

Câu 6: Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng Thí nghiệm như sau:

Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO. B. Khí Clo thu được trong bình eclen là khí clo khô. C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3 D. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl.

(Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Lần 2-2016)

Đáp án là A Không thể thay H2SO4 bằng CaO được vì CaO + nước tạo ra dung dịch bazo có thể tác dụng được với Cl2 CaO + H2O ---> Ca(OH)2

Ca(OH)2 + Cl2 ---> CaOCl2 + H2O

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Tiếp tục nhé!!! @Nguyễn Võ Hà Trang ,@Shmily Karry's ,@chaugiang81 ,@dương bình an ,@Nguyễn Hoàng Trung @Mèo Híp

Câu 7: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc thu khí X trong phòng thí nghiệm.


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Khí X không thể là khí nào sau đây: A. N2 B. CH4 C. SO2 D. NH3 _____

Câu 8: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X bằng cách cho dung dịch Y tác dụng với chất rắn Z.


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Hình vẽ bên không minh họa phản ứng nào sau đây? A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 B. Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4 C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O. D. NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl _____

Câu 9: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm về NH3 (ban đầu trong bình chỉ có khí NH3, chậu thủy tinh chứa nước cất có nhỏ vài giọt phenolphtalein):


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Phát biểu nào sau đây sai? A. Thí nghiệm trên chứng tỏ NH3 tan nhiều trong nước và có tínhbazơ. B. Nước phun vào bình do NH3 tan mạnh làm giảm áp suất trongbình. C. Hiện tượng xảy ra tương tự khi thay NH3 bằngCH3NH2. D. Nước phun vào trong bình chuyển từ không màu thành màu xanh.

(Trường THPT Phan Ngọc Hiển - Lần 2 - 2016)

Last edited: 27 Tháng năm 2018

Reactions: dương bình an

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

CÂU TRẢ LỜI CỦA EM !!!
Câu 7:
Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc thu khí X trong phòng thí nghiệm.

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước


Khí X không thể là khí nào sau đây: A. N2 B. CH4

C. SO2(vì M=64>29)

D. NH3 _____

Câu 8: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X bằng cách cho dung dịch Y tác dụng với chất rắn Z.


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước


Hình vẽ bên không minh họa phản ứng nào sau đây? A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (đúng) B. Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4 (đúng)

C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O. (sai)

D. NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl (đúng) _____

Câu 9: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm về NH3 (ban đầu trong bình chỉ có khí NH3, chậu thủy tinh chứa nước cất có nhỏ vài giọt phenolphtalein):


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước


Phát biểu nào sau đây sai? A. Thí nghiệm trên chứng tỏ NH3 tan nhiều trong nước và có tính bazơ. B. Nước phun vào bình do NH3 tan mạnh làm giảm áp suất trong bình. C. Hiện tượng xảy ra tương tự khi thay NH3 bằng CH3NH2.

D. Nước phun vào trong bình chuyển từ không màu thành màu xanh. (màu hồng)


(Trường THPT Phan Ngọc Hiển - Lần 2 - 2016)

Reactions: Hồng Nhật

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Câu 8: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X bằng cách cho dung dịch Y tác dụng với chất rắn Z.


Hình vẽ bên không minh họa phản ứng nào sau đây? A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (đúng) B. Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4 (đúng)

C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O. (sai)


D. NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl (đúng)

câu này không hợp lý nha em!!!
CO2 vẫn được điều chế bằng cách đẩy nước như bình thường thôi!!!

Reactions: Nguyễn Hoàng Trung

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

CHO EM SỬA LẠI CÂU NÀY !!!
Câu 8:
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X bằng cách cho dung dịch Y tác dụng với chất rắn Z.


Hình vẽ bên không minh họa phản ứng nào sau đây? A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (đúng) B. Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4 (đúng) C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O. (đúng)

D. NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl (sai và NH3 tan trong H2O)

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

để biết nặng không thì họ tính dựa vào tỉ khối

Câu 7: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc thu khí X trong phòng thí nghiệm.


View attachment 56563
Khí X không thể là khí nào sau đây: A. N2 B. CH4

C. SO2

D. NH3 _____

Câu 8: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X bằng cách cho dung dịch Y tác dụng với chất rắn Z.


View attachment 56564
Hình vẽ bên không minh họa phản ứng nào sau đây? A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 B. Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4 C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

D. NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl
vì giống câu 4 ở phần bài trên muốn tìm sp để ko bị tan

_____

Câu 9: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm về NH3 (ban đầu trong bình chỉ có khí NH3, chậu thủy tinh chứa nước cất có nhỏ vài giọt phenolphtalein):


View attachment 56565
Phát biểu nào sau đây sai? A. Thí nghiệm trên chứng tỏ NH3 tan nhiều trong nước và có tínhbazơ. B. Nước phun vào bình do NH3 tan mạnh làm giảm áp suất trongbình. C. Hiện tượng xảy ra tương tự khi thay NH3 bằngCH3NH2.

D. Nước phun vào trong bình chuyển từ không màu thành màu xanh.


(Trường THPT Phan Ngọc Hiển - Lần 2 - 2016

nó giả thích = áp suất tăng giảm j đó dể nói đến hiện tượng nước phun còn cái chuyển màu thì giả thích như sau NH3+H20->(2) NH4++OH- =>màu hồng

với cả là em nhìn thấy cái bình anh cho hồng hồng

Last edited by a moderator: 28 Tháng năm 2018


Page 2

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

để anh tính thử cho các em xem nhé: 1 mol khí CO2, tức là 22,4 lít khí nặng 44 gam => mỗi lít khí nặng gần 2 gam (các em có thể tính lại cho chính xác, anh chỉ làm tròn thôi) Trong khi khối lượng riêng của nước (nguyên chất) là 1 gam/ml , tức là mỗi lít nước nặng đến ...... 1 kg

Tính ra nước nặng hơn nhiều đó!!!

nếu CO2 nặng hơn thì nước sẽ nổi bề tren còn CO2 THÌ THÀNH dòng ở dứoi

Reactions: Hồng Nhật

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Câu 7: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc thu khí X trong phòng thí nghiệm.


Khí X không thể là khí nào sau đây: A. N2 B. CH4 C. SO2

D. NH3

Đáp án là C SO2 nặng hơn không khí (M=64>29) => không thể thu được bằng cách úp ngược bình

âu 8: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X bằng cách cho dung dịch Y tác dụng với chất rắn Z.


Hình vẽ bên không minh họa phản ứng nào sau đây? A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 B. Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4 C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

D. NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl

Đáp án là D để thu được bằng cách đẩy nước thì khí cần điều chế không thể tan trong nước, trong khi NH3 tan rất mạnh trong nước.

Câu 9: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm về NH3 (ban đầu trong bình chỉ có khí NH3, chậu thủy tinh chứa nước cất có nhỏ vài giọt phenolphtalein):


Phát biểu nào sau đây sai? A. Thí nghiệm trên chứng tỏ NH3 tan nhiều trong nước và có tínhbazơ. B. Nước phun vào bình do NH3 tan mạnh làm giảm áp suất trongbình. C. Hiện tượng xảy ra tương tự khi thay NH3 bằngCH3NH2. D. Nước phun vào trong bình chuyển từ không màu thành màu xanh.

(Trường THPT Phan Ngọc Hiển - Lần 2 - 2016)

Đáp án là D
vì NH3 có tính bazo nên dung dịch X sẽ đổi màu phenolphtalein thành màu hồng (chứ không phải xanh )

Reactions: Coco99

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Tiếp tục nào mọi người!!! @Ngọc Đạt , @dương bình an ,@Nguyễn Hoàng Trung , @Mèo Híp ,@chaugiang81 .....

Câu 10: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước
Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? A. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O B. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O C. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O D. CH3COOH + C2H5OH [tex]\leftrightarrow[/tex] CH3COOC2H5 + H2O _____

Câu 11: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng và sinh ra khí Z:


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước
Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? A. CuO + H2 → Cu + H2O B. Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O C. CuO + CO → Cu + CO2 D. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O

(Trường THPT Chuyên ĐH Vinh - Lần 1 - 2017)

_____

Câu 12: Trong phòng thí nghiệm, khí metan được điều chế bằng cách nung nóng hỗn hợp natri axetat với vôi tôi xút theo sơ đồ dưới đây:


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Phát biểu đúng nhất là: A. Thu khí metan bằng cách đẩy nước vì metan nhẹ hơn nước B. Canxi oxit tham gia phản ứng với natri axetat tạo metan. C. Khi dừng thu khí phải tắt đèn cồn trước rồi tháo ống dẫn khí sau.

D. Dẫn khí thu được vào nước brom thấy nước brom không bị mất màu.

Reactions: dương bình an

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Câu 11: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng và sinh ra khí Z:

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? A. CuO + H2 → Cu + H2O B. Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O C. CuO + CO → Cu + CO2 D. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O

(Trường THPT Chuyên ĐH Vinh - Lần 1 - 2017)

chọn C. dd nước vôi bị vẫn đục => có CO2 => loại A và B. điều kiện pư là đun nóng => chọn C

Câu 12: Trong phòng thí nghiệm, khí metan được điều chế bằng cách nung nóng hỗn hợp natri axetat với vôi tôi xút theo sơ đồ dưới đây:

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Phát biểu đúng nhất là: A. Thu khí metan bằng cách đẩy nước vì metan nhẹ hơn nước B. Canxi oxit tham gia phản ứng với natri axetat tạo metan. C. Khi dừng thu khí phải tắt đèn cồn trước rồi tháo ống dẫn khí sau.

D. Dẫn khí thu được vào nước brom thấy nước brom không bị mất màu.

A. sai. Thu bằng pp đẩy nước là đúng nhưng không phải vì metan nhẹ hơn nước mà vì metan ko tan trong nước.
B.Sai. CaO có nhiệm vụ hút nước. Chống sự có mặt của nước làm giảm áp suất trong ống nghiệm => chống nước chạy ngược từ chậu vào ống => chống gây bể ống nghiệm.
C. Sai. Một điều chú ý khi thí nghiệm là rút ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn.
D. Đúng. Metan ko làm mất màu dd Br2.

Reactions: Hồng Nhật

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

CÂU TRẢ LỜI CỦA EM !!!
Câu 10:
Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? A. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O B. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O C. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

D. CH3COOH + C2H5OH↔ CH3COOC2H5 + H2O [dd X: axit cacboxylic, ancol và H2SO4 đ. Khi đun nóng hơi este bay lên và được dẫn qua ống sinh hàn (ngưng tụ este).

Có nước đá, tác động vào yếu tố nhiệt độ => phản ứng thuận nghịch].

_____

Câu 11: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng và sinh ra khí Z:


Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên?

A. CuO + H2 → Cu + H2O (loại vì không có khí thoát ra)


B. Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O (loại vì không có khí thoát ra)
C. CuO + CO → Cu + CO2

D. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O (loại vì cho khí X đi vào, nhưng pư này không có)
(Trường THPT Chuyên ĐH Vinh - Lần 1 - 2017) _____

Câu 12: Trong phòng thí nghiệm, khí metan được điều chế bằng cách nung nóng hỗn hợp natri axetat với vôi tôi xút theo sơ đồ dưới đây:



Phát biểu đúng nhất là:
A. Thu khí metan bằng cách đẩy nước vì metan nhẹ hơn nước. (Ý này em thấy cũng đúng mà!!!)
B. Canxi oxit tham gia phản ứng với natri axetat tạo metan. (CaO chỉ làm xúc tác)
C. Khi dừng thu khí phải tắt đèn cồn trước rồi tháo ống dẫn khí sau.(chắc không cần)
D. Dẫn khí thu được vào nước brom thấy nước brom không bị mất màu.

Reactions: Hồng Nhật

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Câu 10: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:
View attachment 56662 Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? A. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O B. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O C. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

D. CH3COOH + C2H5OH [tex]\leftrightarrow[/tex] CH3COOC2H5 + H2O có bình nước đá=>có sự tác động của nhiệt độ câu D anh ghi thiếu điều kiện

este nhẹ hơn nước nên nổi lên trên dung dịch

_____

Câu 11: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng và sinh ra khí Z:


View attachment 56663 Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? A. CuO + H2 → Cu + H2O B. Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

C. CuO + CO → Cu + CO2

D. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O

(Trường THPT Chuyên ĐH Vinh - Lần 1 - 2017)
vì cho vẩn đục =>chỉ có CO2
mà phải đun =>C

_____

Câu 12: Trong phòng thí nghiệm, khí metan được điều chế bằng cách nung nóng hỗn hợp natri axetat với vôi tôi xút theo sơ đồ dưới đây:


View attachment 56664
Phát biểu đúng nhất là:
A. Thu khí metan bằng cách đẩy nước vì metan nhẹ hơn nước B. Canxi oxit tham gia phản ứng với natri axetat tạo metan. C. Khi dừng thu khí phải tắt đèn cồn trước rồi tháo ống dẫn khí sau.

D. Dẫn khí thu được vào nước brom thấy nước brom không bị mất màu.

Reactions: Hồng Nhật

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Câu 10: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:

Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? A. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O B. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O C. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

D. CH3COOH + C2H5OH ↔ CH3COOC2H5 + H2O
Phản ứng A, B không cần điều kiện nhiệt độ, phản ứng C tạo dung dịch màu xanh

_____

Câu 11: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng và sinh ra khí Z:


Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? A. CuO + H2 → Cu + H2O B. Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

C. CuO + CO → Cu + CO2

D. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O

(Trường THPT Chuyên ĐH Vinh - Lần 1 - 2017)


Tạo kết tủa là khí CO2, phản ứng D không cần nhiệt độ _____

Câu 12: Trong phòng thí nghiệm, khí metan được điều chế bằng cách nung nóng hỗn hợp natri axetat với vôi tôi xút theo sơ đồ dưới đây:



Phát biểu đúng nhất là: A. Thu khí metan bằng cách đẩy nước vì metan nhẹ hơn nước B. Canxi oxit tham gia phản ứng với natri axetat tạo metan. C. Khi dừng thu khí phải tắt đèn cồn trước rồi tháo ống dẫn khí sau.

D. Dẫn khí thu được vào nước brom thấy nước brom không bị mất màu.

Reactions: Hồng Nhật

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Câu 10: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:

Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? A. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O B. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O C. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

D. CH3COOH + C2H5OH ↔ CH3COOC2H5 + H2O

Đáp án là D Chất hữu cơ Y là chất lỏng nên ta loại hết tất cả các câu A, B và C. Các muối đều ở thể rắn ở nhiệt độ thường.

Câu 11: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng và sinh ra khí Z:

Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? A. CuO + H2 → Cu + H2O B. Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O C. CuO + CO → Cu + CO2 D. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O

(Trường THPT Chuyên ĐH Vinh - Lần 1 - 2017)

Đáp án là C Khí Z là vẩn đục dd nước vôi trong => loại A và B Loại D vì CaCO3 chỉ tác dụng với dung dịch HCl, không tác dụng với khí HCl

Câu 12: Trong phòng thí nghiệm, khí metan được điều chế bằng cách nung nóng hỗn hợp natri axetat với vôi tôi xút theo sơ đồ dưới đây:


Phát biểu đúng nhất là: A. Thu khí metan bằng cách đẩy nước vì metan nhẹ hơn nước B. Canxi oxit tham gia phản ứng với natri axetat tạo metan. C. Khi dừng thu khí phải tắt đèn cồn trước rồi tháo ống dẫn khí sau.

D. Dẫn khí thu được vào nước brom thấy nước brom không bị mất màu.

Đáp án là D khí thu được là CH4 không tác dụng với dung dịch Br2

A chưa đủ, thu khí metan bẳng cách đẩy nước vì metan nhẹ hơn nước và không tan trong nước.


B sai, CaO chỉ làm xúc tác
C sai, rút ống dẫn khí trước rồi mới tắt đèn cồn

Reactions: ledoanphuonguyen

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Tiếp theo!!! Tiếp tục quẩy cùng mình nào!!! @Shmily Karry's ,@chaugiang81 ,@dương bình an ,@Mèo Híp ,@Nguyễn Hoàng Trung

Câu 13: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X khi cho dung dịch axit tác dụng với chất rắn (kim loại hoặc muối):


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước
Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?

A. Zn + 2HCl ---> ZnCl2 + H2.


B. CaCO3 + 2HCl ---> CaCl2 + CO2 + H2O.
C. 2KMnO4 + 16HCl ---> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
D. Cu + 4HNO3 ---> Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. _____

Câu 14: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí hiđro halogenua:


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước
Hai hiđro halogenua (HX) có thể điều chế theo sơ đồ trên là

A. HBr và HI.


B. HCl và HBr.
C. HF và HCl.
D. HF và HI. _____

Câu 15: Dẫn hơi ancol X đi qua ống sứ đựng CuO đun nóng thu được anđehit Y theo sơ đồ hình vẽ:


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Hai ancol đều không thỏa mãn tính chất của X là
A. etanol và propan-1-ol.
B. propan-1-ol và propan-2-ol.
C. metanol và etanol.
D. propan-2-ol và butan-2-ol.

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Câu 13: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X khi cho dung dịch axit tác dụng với chất rắn (kim loại hoặc muối):

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?

A. Zn + 2HCl ---> ZnCl2 + H2.


B. CaCO3 + 2HCl ---> CaCl2 + CO2 + H2O.
C. 2KMnO4 + 16HCl ---> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
D. Cu + 4HNO3 ---> Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.

để úp bình thu khí => khí nhẹ hơn không khí => loại B,C,D => A

Câu 14: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí hiđro halogenua:

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Hai hiđro halogenua (HX) có thể điều chế theo sơ đồ trên là

A. HBr và HI.


B. HCl và HBr.
C. HF và HCl.
D. HF và HI.

chọn C.
HI và HBr có thể tiếp tục pư với H2SO4đ => ko thu được khí HBr và HI

Câu 15: Dẫn hơi ancol X đi qua ống sứ đựng CuO đun nóng thu được anđehit Y theo sơ đồ hình vẽ:

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước


Hai ancol đều không thỏa mãn tính chất của X là
A. etanol và propan-1-ol.
B. propan-1-ol và propan-2-ol.
C. metanol và etanol.
D. propan-2-ol và butan-2-ol.

chọn D. ancol tạo anđ là ancol đơn bậc 1, ancol bậc 2 tạo xeton.

Reactions: Hồng Nhật and Coco99

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Câu 13: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X khi cho dung dịch axit tác dụng với chất rắn (kim loại hoặc muối):

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?

A. Zn + 2HCl ---> ZnCl2 + H2.


B. CaCO3 + 2HCl ---> CaCl2 + CO2 + H2O.
C. 2KMnO4 + 16HCl ---> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
D. Cu + 4HNO3 ---> Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.

Vì ống nghiệm úp => Khí nhẹ hơn không khí => Đáp án A

Câu 15: Dẫn hơi ancol X đi qua ống sứ đựng CuO đun nóng thu được anđehit Y theo sơ đồ hình vẽ:


Hai ancol đều không thỏa mãn tính chất của X là
A. etanol và propan-1-ol.
B. propan-1-ol và propan-2-ol.
C. metanol và etanol.
D. propan-2-ol và butan-2-ol.

D, vì cả 2 đều là ancol bậc 2 tạo xeton.

Reactions: Hồng Nhật

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Câu 13: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X khi cho dung dịch axit tác dụng với chất rắn (kim loại hoặc muối):

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?

A. Zn + 2HCl ---> ZnCl2 + H2.


B. CaCO3 + 2HCl ---> CaCl2 + CO2 + H2O.
C. 2KMnO4 + 16HCl ---> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
D. Cu + 4HNO3 ---> Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.

Đáp án là A Khí X được thu bằng cách úp bình => khí X nhẹ hơn không khí => loại các đáp án B, C và D.

Câu 14: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí hiđro halogenua:

Hai hiđro halogenua (HX) có thể điều chế theo sơ đồ trên là

A. HBr và HI.


B. HCl và HBr.
C. HF và HCl.
D. HF và HI.

Đáp án là C Ta loại các đáp án có HBr và HI, vì chúng có thể tác dụng với H2SO4 đặc H2SO4 + 2HI ---> 2H2O + SO2 + I2 H2SO4 + 2HBr ---> 2H2O + SO2 + Br2

Câu 15: Dẫn hơi ancol X đi qua ống sứ đựng CuO đun nóng thu được anđehit Y theo sơ đồ hình vẽ:


Hai ancol đều không thỏa mãn tính chất của X là
A. etanol và propan-1-ol.
B. propan-1-ol và propan-2-ol.
C. metanol và etanol.
D. propan-2-ol và butan-2-ol.

Đáp án là D Ancol bậc 1 bị oxi hóa thành andehit Ancol bậc 2 bị oxi hóa thành xeton

Xét câu D, propan-2-ol và butan-2-ol đều là các ancol bậc 2 nên sẽ bị oxi hóa thành xeton => không tạo andehit!!!

Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Tiếp theo! Các bạn cùng vào thảo luận đi nè, sao dạo này ít bạn tham gia lại rồi... @dương bình an ,@Nguyễn Hoàng Trung, @Shmily Karry's ,@chaugiang81 ,@Ngọc Đạt ,@Toshiro Koyoshi ,@Mèo Híp

Câu 16: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng cách dùng khí H2 để khử oxit kim loại:


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước
Hình vẽ trên minh họa cho các phản ứng trong đó oxit X là

A. MgO và K2O.


B. Fe2O3 và CuO.
C. Na2O và ZnO.
D. Al2O3 và BaO. _____

Câu 17: Các chất khí X, Y, Z, T được điều chế trong phòng thí nghiệm và được thu theo đúng nguyên tắc theo các hình vẽ dưới đây.


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước

Nhận xét nào sau đây là sai?
A. T là oxi.
B. Z là hiđro clorua.
C. Y là cacbon đioxit.
C. X là clo. _____

Câu 18: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm pha dung dịch axit X loãng bằng rót từ từ dung dịch axit đặc vào nước:


Các khí thu được bằng phương pháp đẩy nước
Hình vẽ trên minh họa nguyên tắc pha chế axit nào sau đây?

A. HCl.


B. H2SO4.
C. HNO3.
D. H3PO4.

Reactions: Toshiro Koyoshi