Các dự án giao thông trọng điểm năm 2023

TPHCM - Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), Vành đai 3, hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, nút giao An Phú, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa... nằm trong số 17 dự án giao thông trọng điểm hoàn thành đến năm 2025.

Các dự án giao thông trọng điểm năm 2023
Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoàn thành năm 2024 và chạy thương mại năm 2025. Ảnh: MAUR

Sở GTVT TPHCM vừa đề xuất với Sở Kế hoạch và Đầu tư các dự án, công trình trọng điểm dự kiến khởi công và hoàn thành từ nay đến năm 2025 tiến tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong 17 dự án sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2022 - 2025, đáng chú ý nhất là tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ hoàn thành xây dựng năm 2024 và đưa vào khai thác năm 2025. Dự án này khởi công năm 2012 với tổng mức đầu tư khoảng 17.388 tỉ đồng, sau đó điều chỉnh lên thành 43.700 tỉ đồng nhưng đã nhiều lần trễ hẹn về đích.

Tuyến metro số 1 dài gần 20 km, khi hoàn thành được kỳ vọng mở ra phương thức vận chuyển mới với khối lượng lớn, giải quyết nhu cầu đi lại của người dân từ khu trung Đông đến trung tâm TPHCM.

Tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa dài hơn 4 km, tổng vốn đầu tư 4.800 tỉ đồng dự kiến khởi công năm 2023, hoàn thành sau đó một năm. Tuyến đường này tạo thêm hướng tiếp cận đến sân bay qua nhà ga T3, phá thế độc đạo của đường Trường Sơn.

Đối với các dự án kết nối vùng, Vành đai 3 qua địa bàn TPHCM dài gần 48 km dự kiến khởi công năm 2023, cơ bản hoàn thành năm 2025 và khai thác từ năm 2026. Cùng với đó, dự án nút giao An Phú (hơn 3.773 tỉ đồng) và mở rộng Quốc lộ 50 (gần 1.500 tỉ đồng) khởi công cuối năm nay. 

Các dự án giao thông trọng điểm năm 2023
Dự án cầu Tăng Long dang dở trên đường Lã Xuân Oai (Thành phố Thủ Đức). Ảnh: Anh Tú

Ngoài ra, 5 cây cầu dang dở nhiều năm gồm: Long Kiểng (gần 600 tỉ đồng), Nam Lý (857 tỉ đồng), Tăng Long (688 tỉ đồng), Phước Long (748 tỉ đồng), Ông Nhiêu (763 tỉ đồng), Tân Kỳ - Tân Quý (gần 500 tỉ đồng) sẽ tái khởi động hoàn thành từ năm 2024 đến 2025.

Cùng với đó, các dự án nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (830 tỉ đồng), nút giao thông Mỹ Thủy (3.622 tỉ đồng), 4 tuyến đường trong Khi đô thị mới Thủ Thiêm (hơn 12.000 tỉ đồng), mở rộng đường Lương Định Của (800 tỉ đồng) cũng hoàn thành đến năm 2025.

Theo Sở GTVT TPHCM, trong giai đoạn này thành phố dự kiến khởi công 10 dự án.

Trong đó, tuyến metro số 2 (Bến Thành - Suối Tiên) có tổng vốn 47.800 tỉ đồng dự kiến khởi công năm 2023 và cao tốc TPHCM - Mộc Bài (hơn 16.700 tỉ đồng) khởi công năm 2024.

8 dự án khởi công nếu được bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, gồm: 3 đoạn Vành đai 2 (hơn 26.000 tỉ đồng); 17 km Vành đai 4; cầu Thủ Thiêm 4 (5.300 tỉ đồng); cầu Cần Giờ (gần 10.000 tỉ đồng); cầu đường Nguyễn Khoái (1.250 tỉ đồng); cầu đường Bình Tiên (2.400 tỉ đồng).

Cũng theo Sở GTVT TPHCM, đối với dự án cấp đơn vị, dự án tăng cường khả năng tiếp cận và tổ chức kết nối các tuyến buýt với metro số 1 (hơn 90 tỉ đồng) sẽ khởi công năm 2023 và hoàn thành năm 2025.

Theo Sở GTVT TPHCM, từ nay đến năm 2025, nhu cầu vốn cho các dự án giao thông thành phố cần hơn 533.500 tỉ đồng, bao gồm cả ngân sách và vốn khác như ODA, PPP... 

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 7 tuyến đường vành đai gồm: 1, 2, 2,5, 3, 3,5, 4, 5 kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận.

“Thúc” tiến độ các công trình giao thông

Trong đó, Dự án đường Vành đai 4 đã được Quốc hội “bấm nút” thông qua chủ trương đầu tư, đây là tuyến vành đai liên vùng, khu kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng.

Đặc thù của Vành đai 4 là kết nối với tất cả các tuyến còn lại, có thể coi là “Vành đai kết nối mọi vành đai”, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững của Thủ đô.

Để sớm hoàn thiện các tuyến giao thông trọng điểm như đường Vành đai 4, bên cạnh việc đảm bảo nguồn vốn đầu tư, thành phố Hà Nội đang lên kế hoạch đẩy nhanh giải phóng mặt bằng nhằm đảm bảo mặt bằng sạch, đồng thời lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đủ năng lực.

Các dự án giao thông trọng điểm năm 2023

Hà Nội sẽ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm trong năm 2022.

Đơn cử, vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đi kiểm tra một số công trình dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn và chủ trì làm việc với Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội.

Trong chuyến kiểm tra, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã trực tiếp kiểm tra hiện trường, tiến độ thi công 2 dự án Xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và dự án Xây dựng nút giao đường Lê Văn Lương - Vành đai 3.

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu, Ban Quản lý dự án Giao thông chỉ đạo các nhà thầu liên quan quyết tâm thông xe dự án hầm chui Lê Văn Lương - Vành Đai 3 vào ngày 10/10 tới đây để bảo đảm giảm ùn tắc giao thông. Còn với dự án cầu Vĩnh Tuy 2 cố gắng thông xe vào dịp 2/9/2023.

Trong khi đó, Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Nguyễn Chí Cường cho biết, các đơn vị đang tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành, thông xe các dự án theo kế hoạch: Hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 vào dịp 10/10/2022; cầu vượt tại nút giao đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch vào cuối năm 2022.

Với Dự án Cầu vượt tại nút An Dương - đường Thanh Niên, hiện Ban đang phối hợp thỏa thuận để cấp phép thi công, lên phương án phân luồng giao thông và tiếp tục triển khai thi công các hạng mục còn lại của đoạn tuyến 1, 2, 4 (1,4km) trong năm 2022 và riêng đoạn 3 (2,3km) sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023.

Hướng đến mục tiêu giải ngân trên 90%

Không chỉ có các ban, ngành địa phương, việc đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm tại Hà Nội, một trong những đầu tàu kinh tế lớn nhất nước, cũng được Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo.

Mới nhất, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 272/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đánh giá cao nỗ lực của thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã rất tích cực kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, kết quả bình quân giải ngân 8 tháng năm 2022 đạt khoảng 30% (khoảng 15.323 tỷ đồng).

Kể từ nay đến cuối năm 2022, thành phố Hà Nội cần hạn chế dàn trải vốn đầu tư, xác định rõ dự án ưu tiên, kiên quyết tập trung nguồn lực cho các công trình trọng điểm có khả năng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng (không vướng giải phóng mặt bằng và thủ tục).

“Mục tiêu đến cuối năm phải hoàn thành được một số công trình, tạo không khí phấn khởi cho nhân dân và tạo động lực mới cho địa phương phát triển, phấn đấu đến ngày 31/12/2022 giải ngân đạt trên 90%”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Đồng thời, Thành phố cần rà soát những dự án đã ghi vốn trong năm 2022 nhưng chưa phê duyệt dự án, chưa đấu thầu để điều chuyển, phân bổ vốn cho những dự án có khả năng hoàn thành từ nay đến ngày 31/12 hoặc cho những dự án có khả năng đẩy nhanh tốc độ giải ngân.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải theo chức năng, nhiệm vụ chủ động rà soát, kịp thời có phương án xử lý phù hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy định pháp luật (đầu tư công, ngân sách nhà nước, xây dựng, đất đai, tài nguyên), tạo thuận lợi đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội.

Mộc Miên