Các bước giải hướng dẫn giải toán ở tiểu học

Bộ sách "Thực hành giải toán tiểu học" nhằm cung cấp cho bạn đọc những kỹ năng cơ bản trong hoạt động giải toán là nhận dạng bài toán và lựa chọn phương pháp giải. Bộ sách gồm hai tập, mỗi tập trình bày 8 phương pháp giải toán thường dùng ở tiểu học.

Trong tập 1, tác giả trình bày 8 phương pháp giải toán theo thứ tự:

1. Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng.

2. Phương pháp rút về đơn vị - phương pháp tỷ số.

3. Phương pháp chia tỷ lệ.

4. Phương pháp thử chọn.

5. Phương pháp khử.

6. Phương pháp giả thiết tạm.

7. Phương pháp thay thế.

8. Phương pháp ứng dụng nguyên lý Đi-ric-lê.

Trong tập 2, tác giả trình bày 8 phương pháp giải toán còn lại:

9. Phương pháp diện tích và các bài toán có nội dung hình học.

10. Phương pháp tính ngược từ cuối.

11. Phương pháp ứng dụng sơ đồ.

12. Phương pháp đại số.

13. Phương pháp biểu đồ Ven.

14. Phương pháp lập bảng.

15. Phương pháp suy luận đơn giản.

16. Phương pháp lựa chọn tình huống.

Đối với mỗi phương pháp, tác giả trình bày theo cấu trúc - Mô tả, giúp bạn đọc hiểu được khái niệm về phương pháp đó. - Các bước tiến hành và cách trình bày lời giải một bài toán khi sử dụng phương pháp giải.

- Lần lượt giới thiệu các ứng dụng để giải từng dạng toán.

- Giới thiệu một số bài tập thực hành.

Với hai tập của bộ sách này, bạn đọc sẽ được làm quen với trên 100 ứng dụng khác nhau của các phương pháp giải toán để giải toán ở tiểu học.

Các phần trong bộ sách được trình bày độc lập với nhau, Vì vậy độc giả không nhất thiết phải nghiên cứu lần lượt theo trình tự của bộ sách.

Bộ sách này dành cho các em học sinh tiểu học, các thầy cô giáo làm tài liệu tham khảo góp phần nâng cao chất lượng dạy - học toán.

Bộ sách có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường Sư phạm có đào tạo giáo viên tiểu học và dành cho các bậc phụ huynh làm tài liệu hướng dẫn con em trong học toán ở tiểu học.

Làm thế nào để hướng dẫn học sinh giải một bài toán có lời văn ? Giải toán là một hoạt động trí truệ khó khăn, phức tạp, hình thành kỹ năng giải toán khó hơn nhiều so với kỹ năng tính, vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Giải toán không chỉ là nhớ mẫu rồi áp dụng, mà đòi hỏi nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa của phép tính, đòi hỏi khả năng độc lập suy luận của học sinh, đòi hỏi làm tính thông thạo. Để giúp học sinh thực hiện được hoạt động trên có kết quả, cần làm cho các em nắm được một số bước của quy tắc chung, hướng dẫn các em có thói quen khi giải toán như sau :

1/.Tìm hiểu kỹ đề toán -Đầu tiên hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề toán, suy nghĩ về các điều đã cho của đề toán, đặc biệt chú ý đến câu hỏi của bài toán. Chớ vội tính toán khi chưa đọc kỹ đề. -Ở bước này, giáo viên nên nêu hai câu hỏi để dẫn dắt học sinh : +Bài toán đã cho biết gì ? +Bài toán hỏi cái gỉ ?

2/.Thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho và cố gắng tóm tắt nội dung bài toán Cố gắng tóm tắt nội dung bài toán bằng ngôn ngữ, ký hiệu, ngắn gọn ; hoặc ghi tóm tắt, điều kiện của bài toán, hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng, hoặc bằng lời,... 3/.Lập kế hoạch giải toán -Suy nghĩ xem, để trả lời câu hỏi của bài toán, cần biết gì, phải thực hiện phép tính gì ? -Suy nghĩ xem từ các số đã cho và điều kiện của bài toán, có thể biết gì, có thể tính gì, phép tính đó có thể giúp trả lời câu hỏi của bài toán không . -Trên cơ sở đó, suy nghĩ để thiết lập trình tự giải bài toán. 4/.Thực hiện các phép tính theo trình tự đã thiết lập kế hoạch để viết bài giải -Sau mỗi bước giải, cần kiểm tra xem đã tính đúng chưa, viết câu lời giải đã hợp lý chưa ? -Giải xong bài toán phải thử xem đáp số tìm ra có thể trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không ? *Ví dụ minh hoạ : Xem đề toán lớp 4 sau : Lan nhặt được 124 kg giấy vụn. Mai nhặt Lan 135 kg giấy vụn. Hỏi cả hai bạn nhặt được được bao nhêu kg giấy vụn ? -Bước 1 . Đọc kỹ đề toán để xác định cái đã cho và cái phải tìm : +Ở đây bài toán cho hai điều kiện : Lan nhặt 124 kg giấy vụn. Mai nhặt 135 kg giấy vụn. +Bài toán hỏi : Cả hai bạn hái bao nhiêu bông hoa ? -Bước 2 . Viết tóm tắt đề toán : Ở bài toán này có thể dùng sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt. Tóm tắt bài toán : 124 kg Lan 135 kg ? kg giấy vụn Mai

+Đoạn thẳng thứ nhất chỉ số kg giấy vụn của Lan nhặt : 124 kg +Đoạn thẳng thứ nhất chỉ số kg giấy vụn của Mai nhặt : 135 kg +Để mô tả câu hỏi của bài toán, ta vẽ dấu ngoặc móc ôm lấy cả hai đoạn thẳng “ Lan “ và “ Mai “ kèm theo dấu “ ? “ ngụ ý phải tìm xem cả hai bạn nhặt được bao nhiêu kg giấy vụn ? -Bước 3 . Lập kế hoạch giải toán : Ta cho hocï sinh phân tích bài toán để tìm cách giải. Có thể làm theo 4 trình tự như sau : 1).Bài toán hỏi gì ? ( Số kg giấy vụn của hai bạn ). 2).Muốn biết kg giấy vụn của hai bạn nhặt được, ta làm thế nào ? ( lấy số kg giấy vụn của Lan cộng với số kg giấy vụ của bạn Mai ) 3).Số kg giấy vụn của Lan biết chưa ? ( biết rồi : 124kg giấy vụn ) 4).Số kg giấy vụn của Mai biết chưa ? ( biết rồi : 135kg giấy vụn ) Từ đó ta có thể diễn tả quá trình này bằng một sơ đồ, ví dụ : Hai bạn

Lan + Mai -Bước 4 : Thực hiện các bước tính để viết lời giải : Giải : Số kg giấy vụn của hai bạn nhặt là : 124 + 135 = 259 (kg) Đáp số : 259 kg giấy vụn Khi làm xong mỗi phép tính ta có thể thử lại để xem đã chắc đúng chưa ? Ví dụ : Ta thử lại : 124