Ca sĩ trương minh châu là ai?

Hai người trong tấm hình bên trên là nhạc sĩ Châu Kỳ và thi sĩ Trương Minh Dũng. Trong nền văn hóa nghệ thuật, Trương Minh Dũng không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng, mà còn là tên tuổi quen thuộc đối với những người yêu nhạc vàng suốt 60 năm qua.

Trương Minh Dũng là tác giả của những bài thơ nổi tiếng được nhạc sĩ Châu Kỳ phổ nhạc, như Túy Ca, Sao Chưa Thấy Hồi Âm, Hồi Âm, Bỏ Phố Lên Rừng.

Ca sĩ trương minh châu là ai?

Có một điều ít người biết, đó là Trương Minh Dũng không phải là một thi sĩ thông thường, mà là một sĩ quan quân đội cao cấp, từng là Trưởng trung tâm tiếp vận, kiêm Tham mưu trưởng Tiểu khu Quảng Đức, là vùng Daknong ngày nay. Ông cũng có bài thơ mang tên Mưa Trên Quảng Đức viết về vùng đất Tây Nguyên nơi ông công tác và được nhạc sĩ Châu Kỳ phổ nhạc.

Trương Minh Dũng và Châu Kỳ, một người là thi sĩ, một người là nhạc sĩ, đều là người Huế, dù cách nhau gần 10 tuổi nhưng thân thiết với nhau từ những năm của thập niên 1950 khi cả 2 vẫn còn ở Huế, thời gian sau đó đã cùng nhau trở thành tác giả của những bài nhạc vàng bất tử.

Sau năm 1975, họ cùng ở lại Việt Nam, tiếp tục là bạn tâm giao, là những người bạn vong niên cho đến lúc cuối đời, và có một sự trùng hợp: họ cùng qua đời năm 2008. Khi nhạc sĩ Châu Kỳ ra đi vào tháng 1 năm 2008, Trương Minh Dũng là người có mặt bên cạnh vào những ngày cuối cùng. Tuy nhiên đến cuối năm 2008, nhà thơ Trương Minh Dũng cũng giã biệt cõi đời vào ngày 20/12/2008.

Có một điều ít người biết nữa, đó là Trương Minh Dũng là anh cùng mẹ khác cha với phi công nổi tiếng Lý Tống, đồng thời có một người anh cùng mẹ khác cha khác nữa là Lê Xuân Nhuận, là nhà thơ, nhà văn, biên kịch với nhiều bút danh là Thanh Thanh, Kiều Ngọc, Nguyệt Cầm, Lê Chân Nhân…, từng là trưởng đại diện của Đài tiếng nói Quân Đội tại Miền Trung.

Khoảng năm 2000, một nhóm bạn bè đã giúp đôi bạn Châu Kỳ – Trương Minh Dũng thực hiện một ấn bản tập nhạc nhan đề “Những Tình Khúc Châu Kỳ & Trương Minh Dũng”, với phần lời dẫn có đoạn:

“50 năm. Phải, Châu Kỳ và Trương Minh Dũng đã kết bạn với nhau được 50 năm. Lời ca, hồn thơ và sóng nhạc đã quyện hai người thành một… Năm mươi năm trước, Châu Kỳ & Trương Minh Dũng đã từ đất Huế xa xăm “hành phương Nam”, họ đem theo muôn nghìn cái lấp lánh của mặt sông Hương trong một sáng rực rỡ mặt trời. Bây giờ họ kết thành một chuỗi minh châu mười một tình khúc. Mỗi hạt đều long lanh, tròn trịa… sương mai.”

Bài hát nhạc vàng nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Châu Kỳ phổ từ thơ Trương Minh Dũng có lẽ là Sao Chưa Thấy Hồi Âm, một ca khúc đã được hầu hết các nữ ca sĩ nhạc vàng danh tiếng nhất thể hiện. Khó có thể nói ai hát hay nhất, hoặc thành công nhất với Sao Chưa Thấy Hồi Âm, tuy nhiên khi nhắc ca khúc này, người ta thường nghĩ đến Hoàng Oanh trước 1975 và Thiên Trang sau 1975.

Ca sĩ trương minh châu là ai?

Click để nghe Thiên Trang hát Sao Chưa Thấy Hồi Âm

Gần đây, trên truyền hình, bà Kha Thị Đàng, là vợ của nhạc sĩ Châu Kỳ đã kể lại rằng khi nhà thơ Trương Minh Dũng ở Đà Lạt sáng tác xong bài thơ đã gửi về Sài Gòn cho nhạc sĩ Châu Kỳ.

Sau khi phổ nhạc xong cho bài thơ, nhạc sĩ gửi đến hãng dĩa và được Hoàng Oanh hát lần đầu trong dĩa nhựa, bài hát được yêu thích đến nỗi Nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam mang đến nhà nhạc sĩ Châu Kỳ một chiếc xe hơi đời mới để đổi lấy được độc quyền xuất bản tờ nhạc bài Sao Chưa Thấy Hồi Âm.

Ở đoạn này có một nhầm lẫn nhỏ, đó là lúc đó Trương Minh Dũng đang công tác ở Quảng Đức, vùng đất Tây Nguyên gần với Tuyên Đức (Đà Lạt), chứ không phải là ở Đà Lạt.

Ca sĩ trương minh châu là ai?
Nhạc sĩ Châu Kỳ ghi lời đề tựa trong tờ nhạc: Thân tặng Trương Minh Dũng, người đã khơi cho tôi nguồn cảm hứng để viết thành ca khúc này.

Mời các bạn nghe lại những bài hát của nhạc sĩ Châu Kỳ phổ thơ Trương Minh Dũng sau đây:

Ca sĩ trương minh châu là ai?

Click để nghe Hoàng Oanh hát Sao Chưa Thấy Hồi Âm trước 1975

Ca sĩ trương minh châu là ai?

Click để nghe Anh Khoa hát Hồi Âm (Hoàng Oanh ngâm thơ), bản thu trước 1975

Ca sĩ trương minh châu là ai?

Click để nghe Băng Châu hát Bỏ Phố Lên Rừng trước 1975

Ca sĩ trương minh châu là ai?

Click để nghe Duy Khánh hát Túy Ca trước 1975

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Nổi tiếng với những ca khúc nhạc nhẹ như: Hãy sống trong âm nhạc, Bước phiêu bồng, Vũ điệu thần tiên… nhưng vài năm lại đây Minh Châu (ảnh) lại dồn tâm huyết cho việc sáng tác trường ca, một thể loại âm nhạc đặc trưng, chỉ có ở Việt Nam; một thể loại âm nhạc kén cả người hát lẫn người nghe.

Ca sĩ trương minh châu là ai?

Nhạc sĩ Minh Châu. Ảnh: Minh Nhựt

Thật ngạc nhiên khi biết Minh Châu đã theo đuổi dòng nhạc âm hưởng dân gian từ những ngày đầu tiên anh tham gia sáng tác, bởi khán giả lại biết đến Minh Châu qua những sáng tác nhạc nhẹ. Hồi ấy, Minh Châu gần như “đóng đô” tại các phòng thu để làm công việc “kiệu ca” cho các ca sĩ.

Bây giờ, anh lại bận rộn với việc làm biên tập cho các chương trình ca nhạc của một vài đài truyền hình. Minh Châu đang biên tập cho chương trình “Song ca cùng thần tượng” phát sóng tối thứ năm hàng tuần trên VTV3. Bận rộn, nhưng Minh Châu bảo anh rất thích được đi du lịch, khi rảnh. “Chỉ nước ngoài là tôi chưa đi, còn hầu hết các địa danh, vùng miền của đất nước, tôi đã đi đủ” – anh cười nói rất mãn nguyện.

Những chuyến đi ấy là cách để anh tìm hiểu, tích lũy những điều thu lượm được về nét văn hóa đặc trưng của từng vùng miền. Cái vốn tích lũy ấy, sau này được anh sử dụng hữu hiệu vào các sáng tác trường ca của mình.

Khi nghe nhạc sĩ Minh Châu viết trường ca, nhiều người không tin là những sáng tác ấy có thể hay và có chỗ đứng. Ngay như ca sĩ Ánh Tuyết – người hát rất thành công trường ca Sông Lô của cố nhạc sĩ Văn Cao cũng khéo từ chối khi anh đề xuất được đưa khúc hát “Việt Nam gấm hoa” nằm trong trường ca đầu tiên “Bức tranh non nước” của anh, cho chị thể hiện.

Nhưng tình cờ, trong một chương trình ca nhạc lớn của đài truyền hình, Ánh Tuyết được đề nghị hát Việt Nam gấm hoa và sau lần biểu diễn ấy, chị thật sự bị chinh phục vì cả giai điệu lẫn ca từ và cảm phục Minh Châu.

Trong buổi ra mắt trường ca thứ hai của nhạc sĩ Minh Châu “Trường ca người Việt”, ca sĩ Ánh Tuyết chia sẻ chân tình: “Đã rất lâu, từ sau năm 1975, không có người viết trường ca. Nếu có, giai điệu không thuần Việt Nam mà ca từ lại nghèo nàn. Tôi âm thầm phục anh Châu, vì với tôi, Minh Châu vẫn là nhạc sĩ trẻ. Trẻ mà làm được điều này thì thật đáng phục”.

Kể cũng lạ, đang nổi tiếng và được yêu mến ở mảng ca khúc nhạc nhẹ, bỗng nhiên Minh Châu lại vô cùng cảm hứng với nhạc dân gian.

Hỏi anh, anh chỉ cười: “Sáng tác nhạc dân gian, trường ca khó hơn nhạc nhẹ vì đòi hỏi người sáng tác phải tìm tòi, đào sâu nghiên cứu văn hóa dân tộc. Có lẽ, khi càng lớn tuổi, tâm lý càng muốn tìm về với cội nguồn. Tôi rất ngưỡng mộ nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu. Còn nghệ sĩ nước ngoài, tôi rất thích Michael Jackson vì đây là người nghệ sĩ nói được những vấn đề lớn của con người, của xã hội”.

Minh Châu xác định rất rõ, những khúc nhạc trường ca của anh không thể ngay lập tức có hiệu ứng tốt trong cộng đồng và trong sinh hoạt âm nhạc hiện nay. Nhưng, “Sáng tác trường ca là khuynh hướng nghệ thuật và đó mới chính là nội lực của tôi” – Minh Châu khẳng định.

Nếu ai đó đã từng nghe trường ca “Bức tranh non nước” và mới đây nhất là “Trường ca người Việt” của Minh Châu, mới thấy sự công phu, tâm huyết của người nhạc sĩ trẻ này. Nghe những khúc nhạc trường ca của Minh Châu, thấy gần gũi, bay bổng, trữ tình và sự hoành tráng vốn có của một trường ca.

Thời buổi nhạc sĩ chạy theo trào lưu nhạc trẻ để dễ kiếm tiền, mới thấy việc cặm cụi theo đuổi một dòng nhạc kén cả người hát lẫn người nghe như nhạc sĩ Minh Châu, là điều hiếm và thật đáng trân trọng.

Tùng Khanh