Ca sĩ phương mây là ai?

Người xấu số là một thiếu phụ nhan sắc, nổi tiếng đất Cảng bởi giọng hát chèo mượt mà. “Hồng nhan bạc mệnh”, nạn nhân 47 tuổi chết một mình trong căn nhà, sau 6 ngày mới được phát hiện. Tư thế chết “không giống ai” càng khiến cái chết thêm bí ẩn, khiến cảnh sát “đau đầu” điều tra...

Từ những ngày cuối tháng 4/2013, người dân sống trong con ngõ 266 đường Trần Nguyên Hãn (phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân, Hải Phòng) đã phát hiện thấy mùi khó chịu nồng nặc, không rõ từ phía nào phát ra. Chỉ đến ngày 28/4, khi vị khách Nguyễn Văn P. đến chơi, mới phát hiện thi thể bạn gái treo lơ lửng.

Ca sĩ phương mây là ai?
Phía bên ngoài căn nhà xảy ra vụ tự tử bí ẩn.

Trói chân mình trước khi treo cổ?

Xác chết treo cổ được tìm thấy là của bà Bùi Thị Hoa (SN 1966, quê thị trấn Tiên Lãng, hiện ở số nhà 34 con ngõ nêu trên). Khoảng gần một tuần trước đó, các hộ dân cư trong ngõ lao đao vì một mùi lạ rất khó chịu, ngột ngạt không khí.

Sau nhiều ngày tìm kiếm, mọi người “bó tay”, kết luận rằng đấy là mùi chuột chết dù không phát hiện ra nơi phát tán mùi hôi.

Lúc ấy, không ai chú ý đến ngôi nhà số 34 của bà Hoa. Một phần vì bấy lâu nay thiếu phụ có giọng hát chèo mượt mà này thường có một số vị khách nam “bí ẩn”, hàng xóm ngại nên không quan hệ. Hơn nữa dù có gọi cửa, thấy nhà khóa trong mà không thấy ai ra mở nên nghĩ hoặc bà Hoa đang có khách; hoặc đi vắng và cố tình khóa như vậy để nếu trộm rình mò, cũng nghĩ là có người trong nhà.

Mọi chuyện chỉ kết thúc khi sáng sớm ngày 28/4, bạn trai của chủ nhà đến thăm, gọi cửa mãi không thấy, ghé mắt nhìn qua lỗ cửa thì phát hiện thi thể treo lơ lửng trong nhà.

Điều khiến cảnh sát đau đầu tranh cãi, là tại hiện trường, thi thể người xấu số ở tư thế khá kỳ lạ: Chân đã bị trói, sao vẫn có thể tự tròng đầu vào thòng lọng?. Ngoài bất thường đó, không có bất kỳ dấu hiệu nào chứng tỏ đã có án mạng xảy ra.

Ít giờ sau, thi thể nạn nhân được đưa lên nhà xác Bệnh viện Việt -Tiệp phục vụ khám nghiệm tử thi và điều tra. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân bị ngạt thở, không có dấu hiệu của việc bị ngoại lực tác động, nên nghi vấn nạn nhân bị hãm hại là không đủ cơ sở.

Nạn nhân chết vào ngày 22/4, tức là 6 ngày sau mới được phát hiện. Trước khi chết, thiếu phụ cãi nhau khá dữ dội với con trai. Có thể nào nạn nhân tự mình trói chân, sau đó mới nhảy lên tròng đầu vào thòng lọng?.

Cuộc đời “hồng nhan bạc mệnh”

Ngay sau khi các thủ tục kết thúc, thi thể đã được trao trả cho gia đình lo hậu sự. Gia đình nạn nhân đã có mặt, làm lễ hỏa táng ngay trong ngày, phần tro cốt được đưa về quê an táng.

Về phía gia đình thiếu phụ, mọi người dù rất đau xót, nhưng cũng không tìm thấy điểm đáng nghi nào. Một vài người hàng xóm cho biết, cách đây hai năm bà Hoa đã có lần tâm sự rằng bà mắc bệnh ung thư vú giai đoạn đầu. Một người hàng xóm nói, trong vòng hai tuần trước khi xảy ra sự việc, bà Hoa có vẻ buồn buồn bất thường.

Theo lời đánh giá của nhiều người, bà Hoa là một người phụ nữ nhan sắc. Không chỉ có giọng hát chèo nổi tiếng đất Cảng nhiều năm nay, dù đã có tuổi, thiếu phụ vẫn giữ được vóc dáng mỹ miều như thiếu nữ với nước da trắng trẻo, dáng người dong dỏng cao. Dù không mấy khi chạm mặt với hàng xóm, không thường xuyên ở nhà, nhưng chủ nhân ngôi nhà được hàng xóm đánh giá rất chan hòa, ăn nói dễ nghe.

Một năm trở lại đây, ông P. là người thường xuyên qua lại căn nhà này. Nhiều lần người dân thấy hai người chở nhau đi ra từ trong hẻm, vừa đi vừa cười nói rất tình cảm. Người đàn ông này sau khi phát hiện xác bạn gái, đã có mặt tại cơ quan công an để trả lời mọi vấn đề liên quan.

Căn nhà nơi xảy ra vụ việc là nhà riêng của bà Hoa. Bà và chồng đã ly hôn cách đây nhiều năm. Hai người con trai của bà đều không ở cùng mẹ, một người ở cùng bố, một người học xa nhà. Hôm tang lễ cử hành, cả hai người con và chồng cũ của bà đều có mặt để lo toan. Toàn bộ chi phí đám tang của bà Hoa đều do phía gia đình người chồng trước lo liệu.

Sau cái chết của mẹ, hai người con trai thay phiên nhau đến căn nhà để thu dọn, lo hương khói. Cả hai đều khá mệt mỏi và đau buồn trước sự ra đi bất ngờ không rõ lý do của mẹ. Sau vụ án, từ ngoài nhìn vào, căn nhà như nỗi ám ảnh với những người xung quanh. Khi được hỏi thăm đến cái chết của mẹ, hai người con trai đều lảng tránh, chỉ nói ngắn gọn mẹ mình trước khi chết không được khỏe.

(Theo Pháp luật Việt Nam)

Nghệ sĩ Việt Thắng (tên đầy đủ Trần Ngọc Thắng), sinh năm 1982, hiện đang là một gương mặt nổi bật của Nhà hát Chèo Hà Nội vừa được phong danh hiệu NSƯT. Anh là nghệ sĩ theo âm nhạc truyền thống trẻ nhất được phong tặng danh hiệu NSƯT lần này.

Việt Thắng chia sẻ, anh đã chờ đợi tới ngày này rất lâu rồi. Danh sách giả thưởng của nghệ sĩ với hơn chục năm theo nghề nhưng đã có 4 huy chương vàng gồm có: vai Nguyễn Công Trứ trong vở “Nguyễn Công Trứ”, vai Moonpie trong vở “Cánh chim trắng trong đêm”, vai Khoá hồng trong vở “Cô Son” và vai Moonpie vở “Cánh chim trắng trong đêm” của Liên hoan Sân khấu Thủ đô. Riêng giải Tài năng xuất sắc là của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. 

Ca sĩ phương mây là ai?
Nghệ sĩ Việt Thắng nhận danh hiệu NSƯT do Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện trao tặng. 

Nghệ sĩ theo nghệ thuật truyền thống có gì ngoài danh hiệu

Dù theo tiêu chí của Hội đồng, Việt Thắng thừa huy chương huy chương nhưng anh vẫn hồi hộp và lo lắng.

Anh vui tới độ khi biết sẽ được vào Nhà hát Lớn nhận danh hiệu cao quý, anh còn giảm cân để mặc thật đẹp chiếc áo dài màu mận có những hình ảnh đẹp nhất. Điều này cho thấy, Việt Thắng chỉn chu với mình, với nghề như thế nào.

Sinh ra trong gia đình không ai làm nghệ thuật, nhưng Việt Thắng từ bé lại được sống trong những làn điệu chèo cổ của thôn Nham Lang, Tân Tiến, Thái Bình. Khi lớn lên, Việt Thắng thường xuyên ra đình nghe các cụ nghệ nhân hát chèo, những làn điệu chèo cổ với lời ca sâu sắc cứ ngấm dần vào tâm hồn yêu ca hát của Việt Thắng.

Học hết phổ thông, Việt Thắng thi tuyển ở Nhà hát chèo Hưng Yên và trúng tuyển nhưng bố mẹ không ai đồng ý. Anh đành ngậm ngùi gác giấc mơ sân khấu với những ánh đèn mê hoặc để về đi làm công nhân.  

Nhưng Việt Thắng bảo, chèo là cái duyên – nghiệp của anh, bởi vậy, 2 năm đi làm công nhân, không lúc nào trong đầu anh không vẩn vơ những làn điệu quê nhà. Để cuối cùng, bố mẹ cũng phải khuất phục trước đam mê cháy bỏng của Việt Thắng. Anh đi học trở lại sau 2 năm lao động chân tay.

Đi học lại, Việt Thắng học tại Nhà hát chèo Thái Bình cách nhà 30km. Hàng tuần, anh đạp xe 30km về nhà xin trợ cấp từ bố mẹ. Nhà nghèo, mỗi tháng bố mẹ Việt Thắng chỉ có thể lo cho anh 25.000đồng, còn lại là tiền trợ cấp từ Nhà hát nhưng không nhiều.

Không giống như nhiều môn nghệ thuật khác, chèo học theo kiểu truyền nghề nhiều hơn. Chính vì vậy, Việt Thắng cùng các bạn thời đi học vẫn phải miệt mài theo các đàn anh đi diễn tỉnh, ngồi cánh gà để học hỏi.

“Cứ 3 giờ chiều là tôi và các bạn theo đoàn của nhà hát tới huyện để làm sâu khấu, dựng sân khấu xong chờ tới giờ diễn chúng tôi ngồi cánh gà nhìn các đàn anh đàn chị diễn để học theo. Diễn xong, chúng tôi lại ra thu dọn sân khấu. Vất vả vô cùng nhưng bữa cơm chúng tôi cũng chỉ dám ăn 1.000 đồng thôi, góp tiền vào mua thức ăn nấu chung. Mà chúng tôi ai ai cũng đam mê, học không vì danh hiệu gì cả”, Việt Thắng chia sẻ.

Ra trường rồi, Việt Thắng xin thực tập ở Nhà hát chèo Hà Nội, đến đợt xét tuyển, anh mạnh dạn thi và được nhận luôn. “Hội đồng xét tuyển lúc đó có NSND Quốc Chiêm, NSND Thuý Mùi khen tôi hát hay và nhận tôi luôn. Vai diễn đầu tiên của tôi ở nhà hát là anh Khoá Hồng nhưng tôi chưa có nhiều đất để phát huy. Mãi sau này tôi vào vai quan Pháp trong vở Cánh chim trắng trong đêm, tôi được khán giả yêu mến và nhớ tới”, Việt Thắng chia sẻ.

Nghề diễn cho Việt Thắng nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều người, những môi trường khác nhau, có những lời mời, lời khuyên anh chuyển sang dòng nhạc quê hương, cũng có những lời khuyên anh nên Nam tiến nhưng Việt Thắng đều “lắc đầu”. Với anh, những làn điệu chèo sâu sắc và thâm thuý không thể bỏ được.

Nam nghệ sĩ chia sẻ: “Nếu ai đã trót theo đuổi chèo rồi khó mà có thể từ bỏ. Bởi, từng câu từng từ trong chèo, nó như là thứ âm nhạc bác học vậy, vô cùng sâu sắc thấm thía vô cùng. Tôi có thể hát dòng nhạc quê hương và mức thu nhập hơn hát chèo thật đó như đã nói, chèo đã ngấm vào máu thịt của tôi khó mà bỏ được”.

Ca sĩ phương mây là ai?
Từng bỏ làm công nhân để đi theo những làn điệu chèo tha thiết, có được danh hiệu NSƯT ở tuổi 38 là cả nỗ lực không ngừng nghỉ của nghệ sĩ Việt Thắng.

Yêu nghề, nghề không phụ

Yêu nghề tới cháy bỏng là vậy, nhưng Việt Thắng vẫn thoáng buồn khi nghĩ về những dị nghị của dư luận mỗi kỳ xét tặng NSND, NSƯT. Anh bảo, có nhiều người nói rằng, NSND, NSƯT gì mà không ai biết tới là ai.

Nhưng Việt Thắng bảo, nghệ sĩ theo nghệ thuật truyền thống thực sự không có gì ngoài niềm đam mê và đi theo tiếng gọi của khán giả khắp mọi miền tổ quốc, không vì cát sê cao hay thấp – là vì duy nhất đó là nhiệm vụ. Bởi tất cả những nghệ sĩ thuộc biên chế nhà hát, nếu đã nhận show hát ở bên ngoài nhưng khi nhà hát gọi về đi công tác vùng sâu vùng xa, cát sê ngoài cao tới mấy, cũng phải từ bỏ. Vậy họ phải đánh đổi nhiều thì việc được một danh hiệu chẳng phải là niềm an ủi lớn lao hay sao.

Thêm vào đó, Việt Thắng bảo, thiệt thòi của diễn viên theo nghệ thuật truyền thống là họ thường xuyên phải hoá trang trên sân khấu. Dũ bỏ lớp hoá trang dày đặc, ra ngoài khán giả đôi khi còn không nhận ra được diễn viên. Nghệ thuật truyền thống là khuôn vàng thước ngọc, khổ luyện vô cùng, rất lâu mới có thể hát được 1 bài. 

Ca sĩ phương mây là ai?
Việt Thắng trong vở Nguyễn Công Trứ. 

 “Tôi kể ra đây không phải kể khổ, tôi dùng từ “được “ để nói về nghề mình theo đuổi có nghĩa là, tôi đã lựa chọn nó một cách vui vẻ. Trong quá trình làm việc, tôi được đi biểu diễn nhiều nơi, đến những nơi cực kỳ gian khổ, 2 năm liền đi phục vụ cán bộ chiến sĩ ở Trường Sa. Năm 2007 chuyến đi đầu tiên của tôi ra đảo. Thời điểm đó một năm chỉ có chuyến tàu duy nhất, tàu không hiện đại, rất bé, đi gặp biển động, tất cả thành viên trong tàu say sóng kinh khủng. Bữa ăn trên tàu, ăn cơm chúng tôi phải khoác vai nhau mới giữ được thăng bằng để ăn. Đi 20 ngày về ai cũng gầy rộc cả người ra nhưng không ai kêu khổ.

Lên đảo hát cho chiến sĩ nghe, họ đồng cảm và chia sẻ nỗi nhớ nhà da diết. Chúng tôi hát cho nhau nghe thâu đêm”, Việt Thắng tâm sự.

Không chỉ biểu diễn ở những nơi xa xôi của tổ quốc, những lần lưu diễn cho kiều bào nước ngoài tại các nước Châu Âu cũng khiến cho Việt Thắng nhớ mãi. Mỗi lần được thông báo đi diễn ở nước ngoài, anh thường lo lắng bởi không biết họ đón nhận âm nhạc truyền thống như thế nào. Việt Thắng phải chuẩn bị mấy bài nhạc trẻ để phòng thân nhưng cuối cùng, những người con xa xứ lại thiết tha nghe điệu nhạc quê hương.  

“Tôi hát chèo xong, có cô tâm sự, 20 năm mới được nghe chèo trực tiếp nên nhớ quê, nhớ nhà và rơi nước mắt. Lúc đó, có bao nhiêu tiền trong túi cô đưa cho tôi hết, có ít tiền Việt trong túi, cô cũng lấy nốt cho tôi. Họ trân trọng nghệ sĩ thực thụ. Điều này đã tiếp sức cho tôi theo đuổi con đường âm nhạc của mình. Dù có khó khăn gian khổ, là nghiệp mình phải theo, phải không ngừng cố gắng”, Việt Thắng chia sẻ.

Có được ngày hôm nay, ngoài nỗ lực của bản thân, Việt Thắng bảo, anh có một hậu phương vững chắc. Một người vợ chăm lo các con, đối nội đối ngoại trong gia đình để anh chuyên tâm theo nghề, thành công này, danh hiệu lần này của anh, có bóng dáng và sự hy sinh của người vợ.

Lớn lên từ gốc lúa bờ tre, thành công có được cũng nhờ niềm yêu chèo tha thiết, Việt Thắng bảo, danh hiệu không phải là cái đích cuối cùng mà nghệ sĩ hướng tới, nhưng danh hiệu lại khiến nghệ sĩ phải cố gắng, động lực thúc đẩy để làm nghề làm sao cho xứng đáng với danh hiệu đó. Việt Thắng vẫn mãi một niềm tin “Yêu nghề, nghề không phụ”.

Tình Lê 

Ca sĩ phương mây là ai?

NSƯT Hoa Thuý bảo, trong khán phòng của Nhà hát Lớn Hà Nội, chị đã trả lời được câu hỏi của các con "Sao mẹ đi diễn nhiều thế mà không được danh hiệu gì?"