Ca sĩ nguyễn xuân khánh là ai?

Người nổi tiếng> Nhà văn> Nguyễn Xuân Khánh

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là ai? Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh quê ở làng Cổ Nhuế, Hà Nội. Ông đỗ tú tài Toán, sau đó học Đại học Y khoa Hà Nội cho đến hết năm 1952 thì ra vùng tự do tham gia bộ đội. Trước khi chuyển về làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, ông ở một đơn vị pháo binh và dạy văn hoá tại Trường Sĩ quan Lục quân. Từ năm 1966, ông là phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong. Hiện ông đang sinh sống ở Hà Nội.

* Giải thưởng:


  • Năm 2006, giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội cho tiểu thuyết "Mẫu thượng ngàn được".
  • Tiểu thuyết "Hồ Quý Ly" nhận được ba giải thưởng: Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam 1998-2000; Giải của Hội Nhà văn Hà Nội 2001; Giải thưởng Thăng Long của UBND TP. Hà Nội 2002.
* Các tác phẩm:
  • Những quả vàng (dịch, Nxb. Phụ nữ, 1996),
  • Miền hoang tưởng (tiểu thuyết, Nxb. Đà Nẵng, 1990),
  • Hoàng hậu Sicile (dịch, Nxb. Kim Đồng, 1999),
  • Hồ Quý Ly (tiểu thuyết, Nxb. Phụ nữ, 2000, 2001, 2002),
  • Bảy ngày trên khinh khí cầu (dịch, Nxb. Kim Đồng, 1998),
  • Rừng sâu (tập truyện ngắn, Nxb. Văn học, H. , 1962),
  • Hai đứa trẻ và con chó Mèo xóm núi (Nxb Kim Đồng, 2002),
  • Mưa quê (Nxb Kim Đồng, 2003).
  • Trư cuồng (tiểu thuyết, talawas, 2005),
  • Mẫu thượng ngàn (tiểu thuyết, Nxb. Phụ nữ, 2006).
  • Chuông nguyện cầu cho kẻ đã khuất (dịch, Trung tâm Văn hoá-Văn minh Pháp và Nxb Phụ nữ, 1998),
  • Tâm lý học đám đông (dịch, Nxb. Tri thức, 2006)

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trong quan hệ với những người nổi tiếng khác

Bạn gái/ vợ/ người yêu Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhật

Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi? Nguyễn Xuân Khánh sinh ngày ?-?-1933 (89 tuổi).

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?


Nguyễn Xuân Khánh sinh ra tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) gà (Quý Dậu 1933). Nguyễn Xuân Khánh xếp hạng nổi tiếng thứ 78995 trên thế giới và thứ 135 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng.

Người nổi tiếng theo ngày sinh:
12345678910111213141516171819202122232425262728293031 / 123456789101112 196219631964196519661967196819691970197119721973197419751976197719781979198019811982198319841985198619871988198919901991199219931994199519961997199819992000200120022003200420052006200720082009201020112012201320142015201620172018

Ca sĩ nguyễn xuân khánh là ai?

Chân dung Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
Ca sĩ nguyễn xuân khánh là ai?

Hình ảnh về Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
Ca sĩ nguyễn xuân khánh là ai?

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và vợ


Bình luận:

(Đề nghị sử dụng tiếng Việt có dấu)

Tên bạn:
Nội dung:

Các sự kiện năm 1933 và ngày 31-2

Các sự kiện thế giới vào năm sinh Nguyễn Xuân Khánh

  • Reichstag lửa ở Berlin; khủng bố của Đức Quốc xã bắt đầu (27 tháng 2).
  • Hitler trở thành thủ tướng Đức (30 tháng 1).
  • Đức và Nhật Bản rút khỏi Hội Quốc.
Hiển thị toàn bộ

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Nguyễn Xuân Khánh được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: .

ANTD.VN - Nhân dịp kỷ niệm 100 ngày mất nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, một cây bút lớn trên văn đàn Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản Phụ nữ sẽ ấn hành cuốn sách "Nguyễn Xuân Khánh - Một nụ cười mỉm, một nghiệp văn xuôi" của nhiều tác giả viết về ông, do Đoàn Ánh Dương biên soạn.

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933 tại làng Cổ Nhuế, Hà Nội. Ông mất ngày 12/6/2021, hưởng thọ 88 tuổi. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là thế hệ nhà văn sống cùng lịch sử Hà Nội từ những năm chống Pháp đến đương đại. Có thể nói, ông là một trong những trí thức có cuộc đời và sự nghiệp hiếm có, được nhiều tác giả, nhà văn, nhà nghiên cứu quan tâm.

Cuốn sách dày 544 trang, tuyển chọn các bài viết hay về đời văn Nguyễn Xuân Khánh. Ở cuốn sách này, bạn đọc có thể tìm thấy toàn bộ thông tin về con người và sự nghiệp của ông.

Ca sĩ nguyễn xuân khánh là ai?

Cố nhà văn Nguyễn Xuân Khánh

Cuốn sách chia làm hai phần: "Chân dung", "Tác phẩm và dư luận". Ở phần đầu, người đọc có thể hình dung rất rõ tâm thế và nhân cách nhà văn. Phần sau là những bài nghiên cứu của các cây bút phê bình lý luận về tác phẩm văn chương của ông.

Có thể kể đến các bài viết: "Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh với bộ ba tiểu thuyết" (Hoàng Quốc Hải), "Hệ thống biểu tượng đạo mẫu trong "Mẫu Thượng ngàn" của Nguyễn Xuân Khánh" (Cao Kim Lan), "Khi tâm thức Phật giáo hòa vào tâm thức Việt" (Tôn Phương Lan), "Tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ phương diện kết cấu thể loại" (Bùi Việt Thắng), "Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, sự đan bện giữa lịch sử và văn hóa - phong tục" (Nguyễn Hoài Nam)...

Ca sĩ nguyễn xuân khánh là ai?

Bên cạnh cuốn sách này, Nhà Xuất bản Phụ nữ Việt Nam còn ấn hành cuốn hồi ức văn chương của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh mang tên "Tiếng người trong văn", với những trang viết chưa từng được công bố.

Vậy mà ông có trong tay những tác phẩm “khác thường”. Ông vừa qua đời vào ngày 12.6 tại Hà Nội, thọ 89 tuổi.

Xuất sắc nhất khi viết về... lợn

Khi Chuyện ngõ nghèo được xuất bản năm 2016, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh (1933 - 2021) đã là người có trong tay rất nhiều giải thưởng. Ông có Hồ Quý Ly nhận giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn VN 1998 - 2000, giải thưởng Thăng Long của UBND TP.Hà Nội 2002, giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2001. Ông cũng có Mẫu thượng ngàn nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2006. Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa đã giành vị trí cao nhất giải thưởng Hội Nhà văn 2011. Nhưng trên bìa 4 cuốn sách có ý kiến đánh giá: “Chuyện ngõ nghèo không ngạc nhiên nếu được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh”.

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933 tại Hà Nội. Ông học ĐH Y Hà Nội, sau đó nhập ngũ, công tác tại Trường sĩ quan Lục quân. Bộ ba tiểu thuyết: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (ảnh) của ông đã được trao 5 giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội và UBND TP.Hà Nội. Trước đó, 2 tiểu thuyết Miền hoang tưởng và Trư cuồng của ông đã gây sóng gió cho ông cả về văn lẫn đời. Ông Nguyễn Xuân Khánh cũng là dịch giả của nhiều tác phẩm, trong đó có cuốn Chuông nguyện hồn ai.

Chuyện ngõ nghèo, theo ông Khánh chia sẻ lúc sinh thời, là tự truyện của chính ông. Ở đó, có một thế giới nghèo đến mức, khốn khó đến mức việc nuôi lợn trở thành một phần đời sống cả vật chất lẫn tinh thần. Những cuộc va chạm người - lợn nhiều lúc tưởng như hoang đường và ông viết lại những va chạm như thế.

Khi Chuyện ngõ nghèo được in, ông Khánh chia sẻ về lịch viết văn xen lẫn nuôi lợn bận rộn: “Tôi nhận việc viết văn theo bạn bè. Lúc đó nhà tôi nghèo, quá nghèo, nghèo lắm. Thành ra tôi phải đi học nghề thợ may. Tôi làm thợ may độ 8 năm. Làm may đo ngay ở nhà. Ban ngày thì nuôi lợn và làm thợ may, ban đêm chui lên gác xép. Thời gian vô cùng eo hẹp nhưng nó cũng kích thích chứ. Nó tạo ra cái gì khác thường”, ông Khánh nói.

Theo thứ tự sáng tác mà ông Khánh từng chia sẻ, Chuyện ngõ nghèo là giai đoạn thứ hai trong đời viết của ông. Giai đoạn đầu tiên, ông Khánh viết truyện ngắn. Sau đó, ông viết Hoang tưởng trắng và Chuyện ngõ nghèo. “Giai đoạn thứ ba là giai đoạn viết về lịch sử và văn hóa như Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa. Chuyện ngõ nghèo hầu như là tự truyện. Câu chuyện xảy ra ở đúng cái làng Thanh Nhàn này đây”, ông Khánh nói vào thời điểm 2016. Cũng ở thời điểm đó, việc xuất bản các tác phẩm của ông đã hoàn thành. Người đọc có thể hình dung ra cả cuộc đời với bao chặng đường viết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Đặc biệt, người ta không thể không nghĩ tới việc vì sao tác phẩm viết sớm hơn của ông lại được in trễ tràng đến vậy. Năm 2018, Chuyện ngõ nghèo nhận giải thưởng Sách hay ở hạng mục Tác phẩm văn học.

Thăng trầm và trở lại

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã từng mất tích trên văn đàn gần 30 năm, sau một biến cố. Trong suốt những năm đó, ông Khánh sống chật vật vì không được viết, không được in và không có thu nhập. Ông chỉ có một khe cửa hẹp là dịch Anh - Việt cho Viện Thông tin. Một người bạn là ông Phạm Toàn mang bản tiếng Anh tới, ông cùng nhà thơ Trần Dần và dịch giả Dương Tường xoay trần ra dịch. Đó là những bản dịch khó vì đòi hỏi cả ngoại ngữ lẫn chuyên môn sâu, những chuyên môn không phải y và toán như ông đã từng được học.

Sau những năm thèm viết mà không được viết, ông Khánh dần trở lại. Hồ Quý Ly khiến công chúng chia làm hai phe tranh cãi kịch liệt. Làm sao có thể dễ dàng chấp nhận được những bênh vực Hồ Quý Ly - phía mà vẫn bị coi là ngụy triều. Tới Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, ông Khánh đã cho thấy một bút lực sung mãn giấu dưới những dòng văn chảy từ từ chầm chậm. Ở đó, có tinh thần văn hóa dày dặn của những ngôi làng Bắc bộ, có cả sự biến ảo trong thần tích, cũng như cái nhìn trầm tĩnh của người đã sống qua nhiều thăng trầm. Ông Khánh từng chia sẻ, điều quan trọng khi viết của ông là tìm thấy cái nhìn hiện đại về dân tộc, về lối sống.

Trong khi đó, PGS-TS Phạm Xuân Thạch (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng cốt lõi các tác phẩm của ông Khánh luôn có “xung đột giữa những lời giải cho một câu hỏi: điều gì là tốt cho dân tộc Việt”. Nói cách khác, ông Khánh trong những trang viết của mình là một người có tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Có lẽ chính vì thế, ông Khánh đã từ trung tâm bị văng ra ngoại biên rồi lại từng bước được tái khẳng định trong văn học trung tâm. Sự tái khẳng định của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng, trong đó có giải thưởng thành tựu trọn đời của Hội Nhà văn Hà Nội. Nhưng có lẽ, điều lớn nhất ông nhận được, chính là sự đón đọc của rất nhiều thế hệ độc giả. Họ tìm đọc ông, kể cả khi tác phẩm của ông chưa được xuất bản và phải đọc qua những bản không chính thức.

Tin liên quan