Ca sĩ hát nhạc đỏ là ai?

Nhạc cách mạng hay nhạc đỏ từ lâu đã trở thành một dòng nhạc đặc biệt có ý nghĩa với rất nhiều người Việt Nam. Nhạc cách mạng là tên gọi chung của các bài hát ra đời xung quanh thời kỳ kháng chiến cứu nước với nội dung và ý nghĩa chủ yếu là khơi dậy và tiếp thêm niềm tự hào dân tộc, ý chí chiến đấu và tinh thần cách mạng. Để truyền đạt được những tinh thần ấy, giọng hát và kỹ thuật của người ca sỹ là yếu tố vô cùng quan trọng. Vậy, sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu top 10 giọng ca bất hủ của dòng nhạc cách mạng Việt Nam nhé!

Ca sĩ hát nhạc đỏ là ai?

Bài hát Đất nước trọn niềm vui qua phần trình diễn của NSND Trung Kiên

Nguyễn Trung Kiên, từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, ông là giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân, ca sĩ nổi tiếng.

Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trung Kiên là giọng ca nam cao nổi tiếng của dòng nhạc cách mạng với các bài hát nổi tiếng như:

  • Đất nước trọn niềm vui
  • Phất cờ nam tiến
  • Cô lái tàu
  • Tình ca
  • Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn
  • Chào sông Mã anh hùng
  • Quà tháng năm dâng Người
  • Bài ca Trường Sơn
  • Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người.

Ông kết hôn với ca sĩ - giảng viên Nhạc viện Hà Nội, Thanh Nga, và có con trai là nhạc sĩ Quốc Trung. Hiện tại ông đang sống với người vợ thứ hai là Giáo sư - Tiến sĩ - Nhà giáo Nhân dân - Nghệ sĩ Nhân dân - Anh hùng lao động, nghệ sĩ piano Trần Bạch Thu Hà, Nguyên Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, con gái của Nhà giáo Nhân dân, nghệ sĩ piano Thái Thị Liên và là chị gái của Giáo sư - Nghệ sĩ Nhân dân, nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn.

Ca sĩ hát nhạc đỏ là ai?

Ca khúc Tình ca qua phần thể hiênh của NSND Quang Thọ.

Quang Thọ, tên thật Nguyễn Quang Thọ (sinh 3 tháng 12 năm 1948), là một trong những giọng ca lớn của âm nhạc Việt Nam. Ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.

Sau khi rời ghế nhà trường, ông đã trở thành công nhân thợ điện Mỏ than cọc Sáu, tham gia hoạt động tích cực trong phong trào văn nghệ của công nhân vùng mỏ Cẩm Phả và tỉnh Quảng Ninh. Đầu năm 1971, ông có mặt trong đoàn văn nghệ xung kích của vùng mỏ đi biểu diễn phục vụ cán bộ chiến sĩ đang chiến đấu ở Chiến trường miền Nam, Lào và Campuchia.

Bằng quyết tâm và lòng say mê âm nhạc, ông là một trong số không nhiều trong lớp ca sĩ đầu đàn của Ngành Thanh nhạc Việt Nam trưởng thành từ phong trào ca hát quần chúng đã gặt hái được nhiều thành công và trưởng thanh cả trong ca hát và sự nghiệp. Không chỉ bằng các huy chương vàng trong các hội diễn toàn quốc nhiều năm, với 3 giải thưởng lớn trong các cuộc thi âm nhạc quốc tế, Quang Thọ đã vinh dự được Chủ tịch nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993 và Nghệ sĩ nhân dân năm 2001. NSND Quang Thọ là chủ nhiệm Khoa thanh nhạc-Nhạc viện Hà Nội từ năm 2000 đến năm 2008 thì nghỉ hưu. Năm 2007, ông đã mở trung tâm đào tạo âm nhạc Quang Thọ.

Ca sĩ hát nhạc đỏ là ai?

Bài hát Dáng đứng bến tre qua phần thể hiện của NSND Thu Hiền

NSND Thu Hiền (tên thật Nguyễn Thị Thanh Hiền, sinh ngày 3 tháng 5 năm 1952) là một nữ ca sĩ lớn của Việt Nam, nổi tiếng với những ca khúc nhạc cách mạng, trữ tình, dân ca. Năm 1993, bà được Nhà nước Việt Nam phong tặng Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vì những cống hiến của mình.

Bà tên thật Nguyễn Thị Thanh Hiền. Bà sinh ra tại Đông Hưng, Thái Bình, nhưng nguyên quán ở Đào Xá, Thanh Thủy, Phú Thọ. Trong thời gian hoạt động tại chiến trường bà còn có bí danh Thanh Hồng. Hiện bà là Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.

NSND Thu Hiền có giọng nữ cao (soprano), tình cảm phù hợp dân ca. Bài hát thành công để lại dấu ấn:

  • Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp - thơ Đằng Giao)
  • Bài ca bên cánh võng (Nguyên Nhung)
  • Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh (Nguyễn Văn Tý)
  • Quảng Bình quê ta ơi (Hoàng Vân)
  • Tình thắm duyên quê
  • Dáng đứng Bến Tre
  • Hoa cau vườn trầu

Ca sĩ hát nhạc đỏ là ai?

Bài hát Tôi là Lê anh nuôi qua tiếng hát NSND Trần Hiếu

Trần Hiếu (tên đầy đủ Trần Trung Hiếu) (23 tháng 4 năm 1936) là một ca sĩ Việt Nam nổi tiếng với chất giọng nam trầm. Ông hát được nhiều thể loại như opera, nhạc đỏ, nhạc trữ tình. Ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1997.

Trần Hiếu sở hữu một giọng nam trầm ít ỏi ở Việt Nam. Ông thể hiện nhiều ca khúc trữ tình, cách mạng với sự hài hước, duyên dáng và sâu lắng. Những ca khúc thành công có thể kể đến như Con voi (Nguyễn Xuân Khoát), Hò kéo pháo (Hoàng Vân), Lãnh tụ ca (Lưu Hữu Phước), Tôi là Lê Anh Nuôi, Anh quân bưu vui tinh (Đàm Thanh)... Ông còn đóng vai chính trong nhiều vở nhạc kịch của Việt Nam và nước ngoài như: Người tạc tượng, Eugene Oneguine, Ruồi Trâu... Ông cũng đã đi lưu diễn ở nhiều nước trên thế giới.

Từ năm 1991 đến năm 1998, ông về làm công tác giảng dạy thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội. Ông là một giảng viên kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nhiều học trò của ông đã thành danh, đạt được nhiều giải thưởng tại các cuộc thi hát thính phòng trong nước và khu vực như Trọng Tấn, Tấn Minh... Ông cũng đã cho ra đời công trình nghiên cứu Sức mạnh của ngôn ngữ trong tiếng hát Việt Nam (1981) và nhiều công trình khác về dân ca Việt Nam, về hát cho trẻ em và nhiều giáo trình về nhạc cổ điển và nhạc nhẹ. Năm 1997, ông được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.

Từ năm 2000, ông cùng gia đình chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn xuất hiện trong các chương trình phát thanh, truyền hình, các sân khấu ca nhạc và tiếp tục làm công tác giảng dạy. Ông đã từng làm người dẫn chương trình trong chương trình Lăng kính thông minh và giám khảo trong chương trình Ngôi sao tiếng hát truyền hình. Ông đã cùng hát với con gái ca khúc Bình yên rất được công chúng yêu thích trong album vol.3 Bình yên của nhạc sĩ Quốc Bảo.

Từ năm 2020 đến nay, ông cùng gia đình trở lại định cư tại Hà Nội.

Ca sĩ hát nhạc đỏ là ai?

Bài hát Tiểu Đoàn 307 với tiếng hát của NSND Quốc Hương

Quốc Hương (21 tháng 8 năm 1920 – 19 tháng 2 năm 1987) là một ca sĩ nhạc đỏ thế hệ đầu tiên. Ông được coi là một trong những giọng ca lớn nhất của nền tân nhạc cách mạng Việt Nam. Ngoài ra Quốc Hương còn là nhạc sĩ với những ca khúc như Tầm Vu (viết chung với Đắc Nhẫn), Du kích Long Phú...

Nghệ sĩ nhân dân Quốc Hương là một tên tuổi lớn trong nền tân nhạc cách mạng Việt Nam. Ông là một trong những ca sĩ nhạc đỏ thuộc thế hệ đầu tiên cùng với những tên tuổi như Trần Khánh, Trần Thụ, Mai Khanh, Thương Huyền... Nhiều ca khúc được ông thể hiện đầu tiên, và cũng nhiều ca khúc gắn với tên tuổi ông như: Tình ca (Hoàng Việt), Bình Trị Thiên khói lửa (Nguyễn Văn Thương), Tiểu đoàn 307 (nhạc Nguyễn Hữu Trí - thơ Nguyễn Bính), Đất quê ta mênh mông (Hoàng Hiệp - Dương Hương Ly), Hà Tây quê lụa (Nhật Lai), Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người (Trần Kiết Tường), Những ánh sao đêm (Phan Huỳnh Điểu), Cuộc đời vẫn đẹp sao (Phan Huỳnh Điểu - Bùi Minh Quốc), Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó (Nguyễn Tài Tuệ), Tôi người lái xe (An Chung), Cùng hành quân đi giữa mùa xuân (Cẩm La)... Những ca khúc này đều được phát sóng rộng rãi trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam.

Quốc Hương còn là một nhạc sĩ với những sáng tác được nhiều người biết tới như: Du kích Long Phú, Cô gái Vĩnh Hanh, Đoàn người đi tòng quân, Tầm Vu (viết cùng Đắc Nhẫn)...

Ca sĩ hát nhạc đỏ là ai?
Phóng to
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hát Thành phố tình yêu và nỗi nhớ cùng với dàn hợp xướng Nhạc viện TP.HCM và thiếu nhi trong chương trình Nhan sắc Sài Gòn 4 (nhà hát Bến Thành)
TTCN - Lần đầu tiên trên quầy băng đĩa xuất hiện khá nhiều album “nhạc đỏ” cũng như các nhạc phẩm trữ tình ca ngợi quê hương đất nước do các ca sĩ trẻ giới thiệu.

Không lạ khi Thanh Thúy ra mắt một album nhạc truyền thống vào dịp 30-4 năm nay. Cô ca sĩ xuất thân từ Đoàn nghệ thuật Quân khu 7 chuyên hát phục vụ bộ đội, các chương trình truyền hình, văn nghệ lễ lạc này vốn rất gắn bó với dòng “nhạc đỏ”.

Trong album mới, Thanh Thúy thể hiện lại ca khúc “tủ” của cô Biết ơn chị Võ Thị Sáu (Nguyễn Đức Toàn) với tình cảm chân thành và xúc động vốn có, cùng những bài đã hát lâu nay Anh ở đầu sông, em cuối sông (Phan Huỳnh Điểu), Giai điệu Tổ quốc (Trần Tiến), Tiếng đàn Talư (Huy Thục), Hát về anh (Thế Hiển), Nụ hoa và cây súng (Nguyễn Ngọc Thiện)... và Lá đỏ (Hoàng Hiệp – hát chung với Nguyên Vũ), Ngày mai anh lên đường (Thanh Trúc – hát chung với Việt Quang).

Thanh Thúy tâm sự: “Giữa dòng chảy ào ạt của nhạc thị trường, tôi tin rằng dòng nhạc truyền thống vẫn có chỗ đứng rất riêng và không bao giờ cũ”. Nhiều người đã bất ngờ khi ngay từ tháng 2-2005, ca sĩ trẻ Khánh Ngọc giới thiệu album đầu tay của mình lại là một album nhạc truyền thống ca ngợi quê hương: Thành phố của tôi.

Khánh Ngọc nói: “Ngay từ thời bắt đầu đi hát, em đã yêu thích những ca khúc Thành phố của tôi (Phan Nhân), Trị An âm vang mùa xuân (Tôn Thất Lập)... Khi trình bày những bài hát này, em cố gắng thể hiện bằng tình cảm những người trẻ hôm nay để tạo nên một phong thái mới…”.

Ca sĩ Thu Minh, từng đoạt giải nhất Tiếng hát Truyền hình 1993 với bài hát Bóng cây Kơnia, đã phát hành đĩa Tình em với những bài hát khá “kinh điển” ra đời từ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như Sông Lô (Văn Cao), Thời hoa đỏ (Nguyễn Đình Bảng), Con kênh xanh xanh (Ngô Huỳnh)… Nghe Thu Minh hát rồi xem bìa đĩa được thiết kế rất bắt mắt, có thể thấy cô ca sĩ này đã đầu tư cho Tình em khá công phu và nghiêm túc.

Lâu nay ở phía Nam, Đan Trường thường hát những ca khúc truyền thống cách mạng; dịp kỷ niệm 30-4 này anh đã trình làng luôn một album với các bài Tình đồng chí, Hát về anh, Nhánh lan rừng, Việt Nam ngàn dặm, Hát về cây lúa, Đất nước... qua đó có thể ghi nhận nỗ lực của Đan Trường trong việc thể hiện bằng cảm xúc tươi mới những ca khúc quen thuộc, dấu ấn của một thời thông qua các bản hòa âm mới mang sắc màu nhạc nhẹ gần gũi, dễ nghe và dễ cảm.

Kỷ niệm 30 năm ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, nhiều hãng đĩa phát hành những album tổng hợp giới thiệu rầm rộ những ca khúc gắn với kỷ niệm quê hương của nhiều thế hệ người VN. Bến Thành Audio với Việt Nam mến yêu qua các giọng ca nổi tiếng: Hồng Nhung (Mẹ yêu con của Nguyễn Văn Tý), Thu Minh (Nha Trang mùa thu lại về -Văn Ký), Mỹ Lệ (Mùa xuân làng lúa làng hoa - Ngọc Khuê)…

Phương Nam phim kịp tung ra bộ album VCD chào mừng TP.HCM - Sài Gòn 30 năm sau ngày giải phóng với các tình khúc ca ngợi thành phố này từ xưa đến nay: Sài Gòn (Y Vân), Thành phố mùa xuân (Trịnh Công Sơn), Thành phố trẻ (Trần Tiến), Thành phố tình yêu và nỗi nhớ (Phạm Minh Tuấn - Nguyễn Nhật Ánh)… được thể hiện đa dạng qua các giọng ca Duy Quang, Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Quỳnh Hương, Đoan Trang, Quang Dũng, Hiền Thục, Mai Khôi...

Những đĩa “nhạc đỏ” thật ra đã có chỗ đứng trong dòng chảy âm nhạc hôm nay chứ không phải được thực hiện theo mùa vụ hay làm “lấy điểm” nhân dịp lễ lạc. Nhiều năm qua các hãng sản xuất, ca sĩ trẻ đã có nhiều nỗ lực trong việc hát lại và phát hành những album “nhạc đỏ”, và điều đáng mừng là tuy không ồn ào, “hút hàng” song các đĩa nhạc này lại được sự hưởng ứng bền bỉ, lâu dài từ công chúng.

Bà Kim Phương (giám đốc Trung tâm băng nhạc Trẻ) cho biết “Khán giả mua các đĩa nhạc truyền thống rất đều đặn, không nhất thiết album đó phải có giọng ca ngôi sao hay nổi tiếng mới bán chạy bởi vì bản thân các ca khúc truyền thống cách mạng đã mang một giá trị mạnh mẽ, có sức hút lớn lao với nhiều thế hệ người nghe khác nhau”.

TRUNG NGHĨA