Cá nhám và cá mập khác nhau như thế nào năm 2024

(TSVN) – Trên thế giới hiện hữu những loài cá mập mà có bề ngoài còn đáng sợ hơn cả những vết cắn của chúng.

Cá mập yêu tinh

Chúng được xem là quái vật tiền sử, thành viên còn sót lại duy nhất của họ Mitsukurinidae.

Cá nhám và cá mập khác nhau như thế nào năm 2024

Con cá mập yêu tinh quý hiếm bị ngư dân đánh bắt ngoài khơi Green Cape trên bờ biển phía nam NSW và được đưa đến thị trấn Merimbula gần đó để kiểm tra, ngày 2/2/2015. Ảnh: Getty Images

Cá nhám và cá mập khác nhau như thế nào năm 2024

Cá mập yêu tinh quý hiếm được biết đến như một “hóa thạch sống” vì loài này từng được cho là đã tuyệt chủng và cơ thể của chúng chỉ tiến hóa rất ít trong hơn 125 triệu năm. Điểm đặc biệt nhất của loài cá mập dưới đáy biển sâu này là chiếc mõm dài và hàm răng kỳ dị, trông giống sinh vật ngoài hành tinh. Theo Smithsonian Ocean, hàm răng của cá mập yêu tinh có thể mở to một cách nhanh chóng để giúp chúng phục kích và bắt mồi, kỹ thuật này gọi là bắt mồi ná cao su.

Cá mập cắt bánh

Tên của loài này nghe có vẻ dễ thương nhưng thực chất đây là một loài cá mập khá đáng sợ. Cá mập cắt bánh chỉ dài khoảng 42 – 56 cm, chúng kiếm ăn bằng cách bám môi của mình vào con mồi, bao gồm cả cá mập trắng, rồi ghim những chiếc răng sắc nhọn vào thịt con mồi và xoay một vòng để lại một vết thương dạng hố sâu. Đây cũng không phải là vết thương nhỏ, vì có những vết thương được ghi nhận rộng khoảng 5 cm và sâu 7 cm.

Cá nhám và cá mập khác nhau như thế nào năm 2024

Vì chúng sống ở đại dương sâu nên loài này hiếm khi chạm trán với con người; tuy nhiên, ở Hawaii từng ghi nhận có một vận động viên bơi đường dài bị tấn công khi đang bơi giữa các hòn đảo.

Cá nhám và cá mập khác nhau như thế nào năm 2024

Những vết cắn của cá mập cắt bánh trên người một con hải cẩu. Ảnh: Orange county register

Cá nhám phơi nắng

Cá nhám phơi nắng là loài cá lớn thứ hai còn tồn tại sau cá mập voi, và thứ hai trong ba loài cá mập ăn sinh vật phù du, cùng cá nhám voi và cá mập miệng to. Đây là một loài di cư quốc tế được tìm thấy ở tất cả các đại dương ôn đới trên thế giới.

Cá nhám phơi nắng được tìm thấy từ độ sâu ít nhất là 910 m. Chiều dài của chúng có thể lên tới 13.716 m, và nó nặng khoảng 19 tấn. Tuy kích thước khổng lồ nhưng chúng không hẳn là một kẻ săn mồi hung hãn, đáng sợ. Những con cá nhám này ăn một cách thụ động, bằng cách vừa bơi vừa há miệng. Khi nước đi qua mang, sinh vật phù du được giữ lại; một con cá nhám khá lớn có thể lọc khoảng 1.500 m3 nước mỗi giờ.

Cá nhám và cá mập khác nhau như thế nào năm 2024

Theo Oceana, thời gian mang thai của cá nhám phơi nắng cái là khoảng 3 năm.

Cá mập thợ mộc

Cá mập thợ mộc còn được biết đến với cái tên là cá đao, chúng có tên khoa học là Pristiformes, là loài cá có họ hàng với cá mập và cá đuối. Điểm đặc biệt là chiếc mõm dài phẳng của chúng giống hình dạng một chiếc lưỡi cưa, phần “răng” nhô ra từ mõm không phải là răng thực sự, nhưng chúng là các cấu trúc giống như răng đã biến đổi, được gọi là các “răng nhỏ”. Cá đao xoáy chiếc mõm dài của mình để làm con mồi choáng váng, sau đó dùng miệng để ăn.

Cá nhám và cá mập khác nhau như thế nào năm 2024

Cá đao và cá đuối tại một thủy cung ở Canada

Cá nhám và cá mập khác nhau như thế nào năm 2024

Sự tương phản hài hước giữa mặt trên và mặt dưới của cá đao. Ảnh. Khoahoc.tv

Cá mập lồng đèn lùn

Như tên gọi của nó, cá mập đèn lồng lùn có 2 đặc điểm riêng biệt: Kích thước nhỏ bé và khả năng phát sáng trong bóng tối.

Cá nhám và cá mập khác nhau như thế nào năm 2024

Loài này hiếm khi được nhìn thấy và ít được nghiên cứu, chúng được cho là sống ở ngoài khơi các khu vực của bờ biển phía Bắc Nam Mỹ, là loài cá mập nhỏ nhất được biết đến trên Trái Đất với kích thước chỉ khoảng 15 – 20 cm. Photophores, các cơ quan phát ra ánh sáng, nằm rải rác dọc theo vây và bụng của chúng và hoạt động như mồi nhử ở những vùng nước sâu hơn, tối hơn và còn dùng để ngụy trang ở những khu vực nông hơn có ánh nắng mặt trời.

Cá nhám và cá mập khác nhau như thế nào năm 2024

Cá mập đèn lồng lùn phát sáng trong đêm

Cá nhám mang xếp

Cá nhám mang xếp có hình dạng như một con cá chình, sống ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Chúng được đặt tên như vậy vì có 6 cặp khe mang giống cá mập thời tiền sử và nổi tiếng vì những cú đớp kinh hoàng, với cái miệng có 300 chiếc răng xếp thành 25 hàng.

Cá nhám và cá mập khác nhau như thế nào năm 2024

Cá nhám mang xếp là một loài cá mập thuộc chi Chlamydoselachus, sống chủ yếu sống ở vùng biển sâu khoảng 1.500 m. Chúng mang một số đặc điểm của tổ tiên là cá mập nguyên thủy, có từ cách đây 80 triệu năm, và được gọi là “hóa thạch sống”.

Cá nhám và cá mập khác nhau như thế nào năm 2024

Ảnh: Australian Geographic

“Những chiếc răng được cấu tạo để níu chặt, từ hình dạng đặc biệt và độ sắc bén của chúng, dường như chẳng có thứ gì lọt vào mà có thể thoát ra nổi”, Nhà động vật học Samuel Garman đã viết về cái miệng đáng sợ của loài cá mập này năm 1884.

Cá mập Wobbegong đốm

Cá mập Wobbegong đốm sống về đêm ở những vùng nước nông như xung quanh các hang động, các rạn san hô ở phía Đông Ấn Độ Dương, Biển Đông cũng như ngoài khơi Queensland, Australia hoặc có thể ở cả Nhật Bản.

Cá nhám và cá mập khác nhau như thế nào năm 2024

Các đốm và tua thịt giúp chúng gần như hòa nhập hoàn toàn với xung quanh để có thể dễ dàng tấn công bạch tuộc, cua, cá vược,… Theo Georgia Aquarium, Wobbegong là một từ của thổ dân Australia và được suy đoán có nghĩa là “đá sống”.

Cá nhám và cá mập khác nhau như thế nào năm 2024

Cá mập ma xanh mũi nhọn

Cá mập ma hay còn gọi là chimaera, là loài cá mù hiếm gặp có vây hình cánh. Có họ hàng với cá mập và cá đuối, cá mập ma tách khỏi các chi này cách đây 300 triệu năm. Cá mập ma xanh mũi nhọn, lần đầu tiên được bắt gặp bơi lội trong môi trường tự nhiên vào năm 2016. Được biết, loài này sống ở Nam Bán cầu nhưng theo quan sát gần đây, chúng xuất hiện ở Thái Bình Dương gần California và Hawaii.

Cá nhám và cá mập khác nhau như thế nào năm 2024

Quái vật biển Chimaera monstrosa. Ảnh: Gettyimages

Không giống như nhiều loài cá mập nổi tiếng khác, cá mập ma không có hàm răng lởm chởm mà nhai các loại thức ăn như nhuyễn thể, sâu bọ bằng răng giả bị khoáng hóa. Những đường bên trên đầu và mặt chúng chứa tế bào giác quan cho phép loài vật cảm nhận chuyển động trong nước và định vị con mồi.