Cà mau thuộc vùng nào trên đất nước ta năm 2024

Mũi Cà Mau (thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) là một trong những địa danh mang ý nghĩa thiêng liêng trong tâm thức người Việt. Và chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng mong một lần đến với mảnh đất này để được chạm tay vào cột mốc chủ quyền cuối trời Nam của Tổ quốc.

Đã mấy lần lỡ hẹn, mới đây vào những ngày đầu tháng 9, tôi đã thỏa lòng mong ước được cùng người thân đi tham quan đất Mũi Cà Mau. Ngồi trên xe khách ngắm cảnh thanh bình của miền sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, lắng nghe giai điệu ngọt ngào, da diết trong bài hát “Áo mới Cà Mau” của tác giả Thanh Sơn: “Nghe nói Cà Mau xa lắm. Ở cuối cùng bản đồ Việt Nam. Ngại chi đường xa không tới. Về để nói với nhau mấy lời…”, tôi thấy lòng mình xao xuyến, bâng khuâng…

Cà Mau xa lắm! Đó là câu chuyện của những năm về trước khi giao thông đi lại khó khăn, đò ngang cách trở. Còn giờ đây, đất Mũi Cà Mau không còn xa nữa. Tuyến đường Hồ Chí Minh đã nối thông điểm đầu đến điểm cuối của đất nước – bắt đầu từ Pắc Bó (Cao Bằng) đi qua 28 tỉnh, thành phố đến Mũi Cà Mau. Bởi vậy, nếu đi từ Thành phố Hồ Chí Minh, với khoảng cách gần 300 km, chỉ mất hơn 6 tiếng đồng hồ di chuyển bằng xe ô tô, chúng ta đã có mặt ở thành phố Cà Mau.

Từ trung tâm thành phố Cà Mau đến Mũi Cà Mau còn khoảng 110 km. Sau hơn 2 giờ chạy xe trên tuyến đường dài thẳng tắp nằm giữa những tán rừng ngập mặn xanh mướt, gia đình tôi đã tới đất Mũi - điểm cuối trên dải đất hình chữ S, dạo bước trong không gian Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau (tọa lạc trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau), thỏa sức ngắm nhìn biển trời bao la của Tổ Quốc.

Cà mau thuộc vùng nào trên đất nước ta năm 2024
Mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001 – cột mốc đánh dấu chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên đất liền tại đất Mũi Cà Mau. Ảnh: HT

Cảm xúc trong tôi như vỡ òa khi chạm tay vào mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001 (cây số 0). Đây là một trong bốn điểm cực đánh dấu lãnh thổ Việt Nam trên đất liền. Cực Bắc là Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang), cực Tây là xã Apa Chải (Mường Nhé, Điện Biên), cực Đông là Mũi Đôi (Vạn Ninh, Khánh Hòa) và cực Nam chính là đất Mũi Cà Mau.

Cà mau thuộc vùng nào trên đất nước ta năm 2024
Biểu tượng Mũi Cà Mau được thiết kế hình con tàu hướng ra biển Đông. Ảnh: HT

Từ mốc tọa độ Quốc gia, đi bộ khoảng 700m theo đường đê chắn sóng là tới biểu tượng Mũi Cà Mau, được thiết kế với tiểu cảnh Pano hình con tàu và cánh buồm căng gió. Thật xúc động và tự hào khi được đứng đây ngắm nhìn biểu tượng thân thương của Tổ quốc: “…Tổ quốc tôi như một con tàu/ Mũi thuyền ta đó Mũi Cà Mau/…Tổ quốc tôi như một con tàu/ Đêm ngày tôi nhớ Mũi Cà Mau…” (thơ Xuân Diệu).

Trong Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau, ngoài mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001 và biểu tượng Mũi Cà Mau, còn có cột mốc đánh dấu điểm cuối đường Hồ Chí Minh – Km 2436; cột cờ Hà Nội – biểu tượng của Thủ đô trong lòng đất Mũi, thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn, nam bắc một nhà. Đặc biệt, ở đây có cụm công trình đền thờ Lạc Long Quân và tượng Mẹ Âu Cơ đang bồng con trên tay hướng về biển Đông. Cụm công trình này góp phần quy tụ các giá trị văn hóa thuộc thời đại Hùng Vương về mảnh đất này, nhắc nhớ chúng ta về cội nguồn dân tộc.

Một ngày ở đất Mũi Cà Mau, gia đình tôi đã có những trải nghiệm đáng nhớ với nhiều điểm đến ý nghĩa, mang đậm giá trị tinh thần, lịch sử, cũng như những nét đặc trưng của vùng đất nơi đầu tàu ngọn sóng. Cảnh sắc và sự thân thiện, mộc mạc của người dân nơi đây đã làm tôi thêm yêu mảnh đất này.

Hãy về đất Mũi Cà Mau để cảm nhận trọn vẹn sự hùng vĩ, bao la, tươi đẹp của non sông gấm vóc Việt Nam.

Cà Mau

Thành phố thuộc tỉnh Thành phố Cà Mau

Cà mau thuộc vùng nào trên đất nước ta năm 2024

Vòng xoay ở trung tâm thành phố Cà Mau

Hành chínhQuốc gia

Cà mau thuộc vùng nào trên đất nước ta năm 2024
Việt NamVùngĐồng bằng sông Cửu LongTỉnhCà MauTrụ sở UBNDSố 2, đường Hùng Vương, phường 5Phân chia hành chính10 phường, 7 xãThành lập14/04/1999Loại đô thịNăm công nhận2010Tổ chức lãnh đạoChủ tịch UBNDLê Tuấn HảiBí thư Thành ủyTrần Hồng QuânĐịa lýTọa độ: 9°10′34″B 105°09′03″Đ / 9,176205°B 105,150862°Đ
Cà mau thuộc vùng nào trên đất nước ta năm 2024
Bản đồ thành phố Cà Mau

Cà mau thuộc vùng nào trên đất nước ta năm 2024

Cà mau thuộc vùng nào trên đất nước ta năm 2024

Cà Mau

Vị trí thành phố Cà Mau trên bản đồ Việt Nam

Diện tích249,23 km²Dân số (1/4/2019)Tổng cộng226.372 ngườiThành thị143.341 người (63%)Nông thôn83.031 người (37%)Mật độ908 người/km²Dân tộcKinh, Hoa, KhmerKhácMã hành chính964Biển số xe69-B1-C1Số điện thoại0290.3.831.610Số fax0290.3.834.281Websitetpcm.camau.gov.vn

  • x
  • t
  • s

Cà Mau là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Cà Mau, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Cà Mau nằm phía đông bắc của tỉnh Cà Mau, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp thị xã Giá Rai và huyện Đông Hải thuộc tỉnh Bạc Liêu
  • Phía tây giáp huyện Cái Nước và huyện Trần Văn Thời
  • Phía nam giáp huyện Đầm Dơi
  • Phía bắc giáp huyện Thới Bình.

Thành phố có diện tích 249,23 km², dân số năm 2019 là 226.372 người, mật độ dân số đạt 908 người/km².

Thành phố cách thủ đô Hà Nội 2.017 km về phía nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 305 km về phía nam và cách thành phố Cần Thơ 149 km về phía nam.

Khái quát chung[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1975, thị xã có tên là Quản Long, tỉnh An Xuyên. Năm 1999, thị xã Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại III. Đây là quê hương của nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thành phố là nơi hội tụ của cư dân người Việt, người Hoa, người Khmer, buôn bán sầm uất. Trong lòng thành phố có Công viên văn hóa 19/5 với hàng ngàn con chim đến đi mỗi ngày. Vào ngày 7 tháng 8 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã có quyết định xếp thành phố Cà Mau là đô thị loại II. Dân số thành phố Cà Mau tại thời điểm năm 2017 là 224.414 người, diện tích là 249,29 km². Đa số dân cư là người Việt, người Hoa, người Khmer. Thành phố kết nối giao thông với Quốc lộ 1 (khoảng cách đường bộ vào khoảng 360 km so với Thành phố Hồ Chí Minh, 180 km so với Cần Thơ), sân bay Cà Mau.

Điều kiện tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Khí hậu ở Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chia 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 26,5 °C. Thời gian nắng trung bình 2.200 giờ/năm. Lượng mưa trung bình khoảng 2.360 mm. Chế độ gió thịnh hành theo mùa. Mùa mưa gió thịnh hành theo hướng Tây – Nam hoặc Tây. Mùa khô gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc và Đông. Cà Mau nằm ngoài vùng ảnh hưởng của lũ lụt ở hệ thống sông Cửu Long, đồng thời ít bị ảnh hưởng của bão.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu khí hậu của Cà Mau Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cao kỉ lục °C (°F) 35.2 36.2 36.8 38.3 38.2 35.9 34.7 34.2 34.4 33.9 33.6 33.1 38,3 Trung bình cao °C (°F) 30.6 31.4 32.9 34.0 33.2 31.8 31.4 31.1 31.0 30.8 30.5 29.8 31,5 Trung bình ngày, °C (°F) 25.3 25.9 27.1 28.1 28.0 27.4 27.3 27.1 27.0 26.8 26.5 25.6 26,8 Trung bình thấp, °C (°F) 22.5 22.6 23.5 24.5 25.2 24.9 24.7 24.6 24.7 24.6 24.2 23.0 24,1 Thấp kỉ lục, °C (°F) 15.3 16.9 18.1 19.0 21.9 21.1 21.2 21.3 21.7 21.4 19.7 16.8 15,3 Giáng thủy mm (inch) 18 (0.71) 12 (0.47) 33 (1.3) 111 (4.37) 262 (10.31) 343 (13.5) 331 (13.03) 366 (14.41) 344 (13.54) 357 (14.06) 189 (7.44) 62 (2.44) 2.427 (95,55) % Độ ẩm 80.9 79.7 78.4 79.1 84.3 86.6 86.7 87.4 87.7 88.2 86.2 82.8 84,0 Số ngày giáng thủy TB 3.5 1.6 3.3 8.3 17.8 21.7 22.2 22.6 22.8 23.1 16.0 9.0 171,9 Số giờ nắng trung bình hàng tháng 241 240 267 233 177 145 160 149 146 153 183 206 2.300 Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Cà Mau có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 10 phường: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, Tân Thành, Tân Xuyên và 7 xã: An Xuyên, Định Bình, Hòa Tân, Hòa Thành, Lý Văn Lâm, Tắc Vân, Tân Thành với 52 khóm và 63 ấp.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thời phong kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Cà Mau được mở mang cách đây 300 năm. Vào thế kỷ 17, một số lưu dân người Việt vì không chịu nổi cảnh áp bức bóc lột của chế độ phong kiến đã rời bỏ quê hương nơi cư trú đến làm ăn sinh sống tại đây, dựng thành một xã với tên gọi "xã Cà Mau". Đến năm 1808, dưới thời vua Gia Long, địa bàn Cà Mau được nâng lên thành huyện Long Xuyên thuộc phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên. Năm 1825, dưới thời vua Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn đã đặt ra một quan tri huyện để cai trị.

Thời Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp thành lập hạt Cà Mau gồm địa bàn huyện Long Xuyên cũ. Tuy nhiên đến ngày 1 tháng 8 năm 1877, thực dân Pháp lại giải thể hạt Cà Mau, nhập vào địa bàn hạt Rạch Giá.

Ngày 18 tháng 2 năm 1882, chính quyền Pháp lấy một phần đất Bạc Liêu thuộc tỉnh Sóc Trăng, một phần đất Cà Mau thuộc Rạch Giá hợp thành tỉnh Bạc Liêu. Thời Pháp thuộc, Cà Mau là một quận của tỉnh Bạc Liêu, quận lỵ đặt tại làng An Xuyên thuộc tổng Quản Long.

Giai đoạn 1956-1975[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 9 tháng 3 năm 1956, theo Sắc lệnh 32/NV, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Cà Mau, tỉnh lỵ ban đầu có tên là Cà Mau. Tỉnh lỵ Cà Mau nằm trong địa bàn xã An Xuyên, tổng Quản Long, quận Châu Thành.

Đến ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Cà Mau được đặt tên mới là tỉnh An Xuyên, còn tỉnh lỵ đổi tên là "Quản Long".

An Xuyên chính là tên của làng sở tại trước kia thuộc tổng Quản Long, vốn là nơi đặt quận lỵ quận Cà Mau trước năm 1956. Lúc này, xã An Xuyên cũng được đổi tên thành xã Tân Xuyên thuộc quận Quản Long và là nơi đặt tỉnh lỵ Quản Long của tỉnh An Xuyên.

Thời Việt Nam Cộng hòa, địa bàn thành phố Cà Mau ngày nay tương ứng với quận Quản Long (do đổi tên từ quận Châu Thành cũ) thuộc tỉnh An Xuyên và gồm 4 xã: Tân Xuyên, Tân Lộc, Hòa Thành, Định Thành. Trong đó, xã Tân Xuyên đóng hai vai trò là quận lỵ quận Quản Long và là tỉnh lỵ tỉnh An Xuyên.

Năm 1961, thành lập thị xã Cà Mau với mật danh là Bảy Đô có 9 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, ấp I (xã Tân Thành), ấp Tân Phước (xã An Xuyên), ấp Thanh (xã Thạnh Phú) và xã mới Lý Văn Lâm.

Chính quyền Cách mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh An Xuyên mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Cà Mau. Bên cạnh đó, tên gọi "Quản Long" cũng không được chính quyền Cách mạng công nhận và sử dụng. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng thành lập và duy trì tên gọi thị xã Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau trong suốt giai đoạn 1956-1976. Địa bàn thị xã Cà Mau tương ứng với xã Tân Xuyên thuộc quận Quản Long, tỉnh An Xuyên của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Năm 1964, chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập hai tỉnh riêng biệt là Cà Mau và Bạc Liêu dựa theo sự phân biệt địa giới hành chính của Việt Nam Cộng hòa để thuận tiện cho việc lãnh đạo phong trào cách mạng ở mỗi nơi. Địa bàn quận Quản Long của chính quyền Việt Nam Cộng hòa khi đó tương ứng với thị xã Cà Mau và huyện Châu Thành của tỉnh Cà Mau. Huyện Châu Thành gồm 6 xã: Hoà Thành, Định Thành, Thạnh Phú, Lợi An, An Xuyên, Tân Thành và thị trấn Tắc Vân.

Năm 1975, thị xã Cà Mau có 14 phường, sau đó sáp nhập còn lại 9 phường với diện tích tự nhiên 6.500 ha và dân số khoảng 95.000 người.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì thị xã Cà Mau và huyện Châu Thành cùng thuộc tỉnh Cà Mau cho đến đầu năm 1976.

Từ năm 1976 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 3 năm 1976, chính quyền Cách mạng hợp nhất hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu thành tỉnh mới có tên là tỉnh Minh Hải. Tỉnh lỵ ban đầu đặt tại thị xã Minh Hải (được đổi tên từ thị xã Bạc Liêu trước đó). Lúc này, thị xã Cà Mau và huyện Châu Thành cùng thuộc tỉnh Minh Hải.

Ngày 11 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 181-CP về việc giải thể huyện Châu Thành như sau:

  • Sáp nhập xã Định Thành, xã Hòa Thành, xã Tân Thành và thị trấn Tắc Vân vào huyện Giá Rai
  • Sáp nhập xã Lý Văn Lâm, xã Lương Thế Trân vào huyện Trần Văn Thời
  • Sáp nhập xã An Xuyên vào huyện Thới Bình
  • Sáp nhập xã Tân Phước vào Phường 4
  • Sáp nhập ấp Thanh Điền vào xã Lý Văn Lâm.

Thị xã Cà Mau có 9 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 5 xã: An Xuyên, Hòa Thành, Lý Văn Lâm, Tân Thành.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 326-CP. Theo đó:

  • Thành lập mới huyện Cà Mau có 16 xã, 1 thị trấn (thị trấn Tắc Vân)
  • Thị xã Cà Mau có 8 phường, địa giới giữ nguyên như hiện nay.

Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 275-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Cà Mau:

  • Chia xã Hòa Thành thành ba xã lấy tên là xã Hòa Thành, xã Hòa Tân và xã Bình Thành
  • Chia xã Tân Thành thành ba xã lấy tên là xã Tân Thành, xã Tân Định và xã Tân Thạnh
  • Chia xã An Xuyên thành hai xã lấy tên là xã An Xuyên và xã An Lộc
  • Chia xã Lương Thế Trân thành ba xã lấy tên là xã Lương Thế Trân, xã Thạnh Trung và xã Thạnh Phú
  • Chia xã Định Thành thành ba xã lấy tên là xã Định Thành, xã Định Hòa và xã Định Bình
  • Thành lập (trên phần nửa đất của xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình tách sang huyện Cà Mau) một xã mới lấy tên là xã Tân Lợi.

Ngày 30 tháng 8 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 94-HĐBT về việc giả thể huyện Cà Mau như sau:

  • Sáp nhập thị trấn Tắc Vân và 9 xã: Tân Định, An Xuyên, An Lộc, Bình Thành, Hoà Tân, Hoà Thành, Tân Thành, Định Bình, Lý Văn Lâm của huyện Cà Mau vào thị xã Cà Mau
  • Thị trấn Tắc Vân đổi tên thành xã Tắc Vân
  • Sáp nhập 1/3 ấp Sở Tại của xã Thạnh Phú (huyện Cà Mau) vào xã Lý Văn Lâm
  • Sáp nhập ấp Chánh của xã Thạnh Trung (huyện Cà Mau) vào phường 8 của thị xã Cà Mau
  • Sáp nhập các xã Định Hoà, Định Thành, Tân Thạnh của huyện Cà Mau vào huyện Giá Rai
  • Sáp nhập xã Tân Lợi của huyện Cà Mau vào huyện Thới Bình
  • Sáp nhập các xã Lương Thế Trân, Thạch Trung, Thạch Phú của huyện Cà Mau vào huyện Cái Nước. Sáp nhập 1/3 ấp ông Muộng của xã Lý Văn Lâm (thị xã Cà Mau) vào xã Thạch Phú của huyện Cái Nước.

Ngày 18 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 170-HĐBT về việc chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT về việc:

  • Sáp nhập phường 3 vào phường 2
  • Tách 950 hécta đất với 2.500 nhân khẩu của phường 8 để sáp nhập vào xã Lý Văn Lâm
  • Sáp nhập xã Tân Định vào xã Tân Thành
  • Sáp nhập xã An Lộc vào xã An Xuyên
  • Giải thể xã Bình Thành để sáp nhập vào hai xã Hoà Thành và Hoà Tân; tách một phần diện tích và dân số của hai xã này để sáp nhập vào xã Định Bình.

Thị xã Cà Mau lúc này bao gồm 8 phường: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 7 xã: An Xuyên, Định Bình, Hòa Tân, Hòa Thành, Lý Văn Lâm, Tắc Vân, Tân Thành.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Khi đó, thị xã Cà Mau trực thuộc tỉnh Cà Mau.

Ngày 14 tháng 4 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 21/1999/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cà Mau.

Thành phố Cà Mau có 24.580,33 ha diện tích tự nhiên và 176.848 nhân khẩu, gồm 15 đơn vị hành chính cơ sở là 8 phường: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 7 xã: An Xuyên, Tân Thành, Tắc Vân, Định Bình, Hòa Thành, Lý Văn Lâm, Hòa Tân.

Ngày 4 tháng 6 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 24/NQ-CP về việc:

  • Thành lập phường Tân Xuyên thuộc thành phố Cà Mau trên cơ sở điều chỉnh 1.887,50 ha diện tích tự nhiên và 6.261 nhân khẩu của xã An Xuyên
  • Thành lập phường Tân Thành thuộc thành phố Cà Mau trên cơ sở điều chỉnh 1.115,32 ha diện tích tự nhiên và 5.137 nhân khẩu của xã Tân Thành.

Thành phố Cà Mau có 17 đơn vị hành chính, bao gồm 10 phường: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, Tân Thành, Tân Xuyên và 7 xã: An Xuyên, Tân Thành, Tắc Vân, Định Bình, Hòa Thành, Lý Văn Lâm, Hòa Tân.

Ngày 6 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1373/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Cà Mau là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Cà Mau.

Kinh tế - xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố có các hoạt động kinh tế trong nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản, đặc biệt mặt hàng tôm sú, trong dầu khí, như Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau, và trong du lịch tham quan rừng ngập mặn (tràm, đước, sú, vẹt, mắm) sinh thái U Minh. Kinh tế thành phố Cà Mau phát triển theo hướng tăng dần tỉ trọng đóng góp của khu vực III, khu vực I chỉ còn chiếm trên 5% tổng sản phẩm trên địa bàn, nhưng vẫn đạt giá trị đáng kể. Thành phố Cà Mau là trung tâm công nghiệp lớn thứ hai vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (năm 2008), chủ yếu là sản xuất, chế biến nông- thủy sản- thực phẩm. Thu nhập bình quân đầu người của thành phố năm 2015 đạt hơn 77 triệu đồng (tương đương hơn 3.650 USD).

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Khách du lịch đến thành phố Cà Mau có thể đi bằng đường bộ (350 km từ Thành phố Hồ Chí Minh) và đường sông (130 km từ Cần Thơ), đường hàng không tại sân bay Cà Mau. Các địa điểm tham quan là Đất Mũi, Hòn Khoai, Công viên văn hóa 19/5 nổi tiếng. Thành phố có chùa Khmer và chùa người Hoa. Đến với Cà Mau du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn ngon như Bánh tầm cay, lẩu mắm, bún mắm, ba khía muối,... Đặc biệt món bánh tầm cay trứ danh vùng đồng bằng sông Cửu Long làm cho du khách thích thú với khẩu vị lạ, màu sắc đẹp mắt và rất mặn mà, sâu sắc làm cho người ăn nhớ mãi khi đặt chân đến Cà Mau.

Món bánh tầm cay ăn kèm cùng rau sống như giá, rau thơm,... tạo cho món bánh tầm thêm ấn tượng và đỡ ngán hơn. Bánh tầm cay có nhiều loại cho du khách thỏa thích lựa chọn như: xíu mại thịt, cánh gà, đùi gà, mề gà, huyết... và ăn kèm cùng bánh quẩy.