Brand quốc tế gọi là gì

Trong xã hội phát triển như hiện nay, chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều đến Brand. Thế nhưng, bạn có hiểu rõ Brand là gì và phân biệt được Brand với Trademark hay không? Hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!


Brand là một phần rất quan trọng đối với doanh nghiệp trên thị trường, góp phần thiết yếu đến việc tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Trong hệ thống kiến thức Marketing hiện đại thì Brand là một khái niệm tuy mới mẻ nhưng làm thay đổi rất nhiều về nhận thức kinh doanh, giúp mở rộng danh mục sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau. Để hiểu rõ hơn về Brand, bạn hãy theo dõi bài viết sau nhé!

Brand là gì?

Brand hay còn được gọi là thương hiệu, là tổng hợp các giá trị vô hình về thuộc tính của sản phẩm như: Tên, lịch sử, uy tín, bao bì, giá thành, cách quảng cáo cho thương hiệu đó… Nói một cách dễ hiểu, Brand là những thứ hằn sâu trong tâm trí khiến hàng, là cách mọi người nhìn nhận về doanh nghiệp của bạn, đặc biệt nó chính cầu nối cảm xúc giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Brand hay còn gọi là thương hiệu, là những thứ ghi sâu vào tâm trí khách hàng
(Ảnh: Internet)

Brand không chỉ là các name card, website, catalogue, brochure hay logo mà Brand còn bao gồm cả nội bộ công ty, về cách vận hành, hoạt động, đồng nghiệp… Một số Brand lớn hiện nay phải kể đến như: Coca Cola, Samsung, Apple, Toyota, Nike, BMW….

Phân biệt Brand và Trademark

Người ta thường lầm tưởng giữa Brand và Trademark, thế nhưng trên thực tế hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, bản thân chúng có những điểm khác biệt không thể thay thế cho nhau được. Sự hiểu lầm là do có rất nhiều nhãn hiệu đồng nghĩa với tên thương hiệu, kể cả thiết kế cũng được sử dụng cho doanh nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp.

Một thương hiệu có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau, nhưng không phải tất cả thương hiệu đều có cùng nhãn hiệu. Khi nhãn hiệu phát triển, có mức độ nhận diện cao và tạo được mối quan hệ với công chúng thì sẽ trở thành thương hiệu. Chẳng hạn như, Toyota là một thương hiệu, nhưng nó có rất nhiều nhãn hiệu như: Innova, Camry…

Brand là hình ảnh của công ty, là những gì người tiêu dùng nhìn thấy và suy nghĩ, Brand thể hiện danh tiếng của doanh nghiệp trong mắt công chúng. Còn Trademark là chỉ nhãn hiệu được bảo hộ bởi luật về quyền sở hữu trí tuệ, nó có thể là slogan, logo, trang phục thương mại…

Trademark thường có ký hiệu bằng biểu tượng ™ hoặc bằng biểu tượng ® nếu đơn đăng ký thực tế đã được USPTO (Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ) chấp thuận. Sau khi đăng ký, thì những biểu tượng hoặc một loạt các từ có trong Trademark đó không được sử dụng bởi bất kỳ tổ chức nào khác. Trademark kéo dài mãi mãi, không có thời hạn kết thúc, chỉ cần nó còn được sử dụng, có giấy tờ hợp lệ và lệ phí được thanh toán.

Hiện nay tại các quốc gia lớn, khi các thương hiệu đăng ký bảo hộ, người chủ sở hữu có quyền đưa đơn kiện nếu phát hiện bất cứ xâm phạm nào làm ảnh hưởng đến thương hiệu của mình.

Trademark là nhãn hiệu được bảo hộ bởi quyền sở hữu trí tuệ (Ảnh: Internet)

Những lợi ích mà Brand mang lại cho công ty

Brand có thể định lượng bằng tiền và Brand càng lớn mạnh sẽ có giá trị càng cao. Khi Brand của bạn lớn mạnh, bạn có cơ hội thu được mức giá cao hơn từ khách hàng so với những sản phẩm cùng loại của Brand khác. Khách hàng sẽ sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để sở hữu những sản phẩm của một Brand nổi tiếng. Điều này, giúp cho doanh nghiệp của bạn thu được lợi nhuận rất lớn.

Không chỉ vậy, khi Brand được tạo dựng tốt sẽ có những khách hàng trung thành. Đây chính là một trong những mục tiêu mà các Brand thường hướng tới, tìm và giữ chân khách hàng cũ, luôn khiến họ hài lòng, sẵn sàng chờ đợi sự thay đổi, nhất là không rời bỏ Brand của bạn. Ngoài ra, bạn sẽ tìm được những khách hàng mới nếu như Brand của bạn phủ sóng rộng rãi và khiến khách hàng tin yêu.

Làm thế nào để xây dựng Brand trong mắt người tiêu dùng

Những thương hiệu lớn, nổi tiếng ngoài việc mang lại sự hài lòng về sản phẩm mà còn cả sự hài lòng về mặt cảm xúc. Họ xây dựng, gợi nhớ những cảm xúc tích cực khi khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ, giúp người dùng nhớ đến thương hiệu, tin tưởng thương hiệu và rồi trở thành những khách hàng trung thành.

Hãy cùng xem những thương hiệu nổi tiếng học xây dựng được cảm xúc đó như thế nào nhé.

Apple: Tạo ra tin đồn: Apple đã không phải chi quá nhiều tiền cho việc quảng bá sản phẩm mới với các chiến lược marketing nổi tiếng của mình. Họ đã dựa vào chiến lược tạo ra tin đồn hay còn gọi là marketing truyền miệng khiến cho người dùng mong chờ sản phẩm mới của Apple.

Coca-Cola: Thương hiệu nhất quán: Logo màu đỏ và trắng của họ được công nhận ở khắp nơi và mọi người rất dễ nhận diện thương hiệu Coca-Cola vì nó mang lại cảm giác tuyệt vời và mới mẻ.

TH True Milk: định vị chữ “thật”: TH đã áp dụng các công nghệ hiện đại nhất thế giới, trong đó có điểm nhấn là đeo chip cho từng con bò sữa. Thiết bị thông minh công nghệ cao này có thể giúp phát hiện bệnh viêm vú trước tới 4 ngày, những cô bò có thể bị viêm vú sẽ được tách khỏi đàn để không lấy sữa nữa. Ngoài ra, công nghệ này cũng giúp phát hiện động dục, phát hiện lượng tồn dư kháng sinh của từng con bò. Nhờ vậy, sữa TH đảm bảo được chữ “tươi” “sạch” như định vị của TH true MILK trên thị trường.

Tổng kết

Trong guồng quay của thời đại, bất kỳ một Brand nào cũng đối đầu với rất nhiều thách thức. Do đó, hiểu rõ Brand là gì, nắm vững giá trị của Brand và Trademark sẽ giúp cho bạn vạch ra được những chiến lược phù hợp và duy trì được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm:

by Nga Ho-Dac

Brand association của thương hiệu “quốc tế”

Người Việt chuộng ngoại, đó là một thực tế khó có thể chối cãi. Đánh vào tâm lý này, nhiều doanh nghiệp, trường học, bệnh viện bằng cách này hay cách khác, sử dụng thương hiệu “quốc tế” để thu hút khách hàng và lấy phí cao hơn. Thật không khó để nhận ra điều này khi trường “quốc tế”, bệnh viện “quốc tế”, công ty “quốc tế” được thành lập khắp nơi ở Việt Nam. Lợi ích ngắn hạn là có khi các thực thể này thu hút được khách hàng Việt chuộng ngoại sẵn sàng trả chi phí cao hơn cho thương hiệu “quốc tế”. Nhưng về lâu dài thì chẳng khác nào đào hố tự chôn mình.

Giá trị thương hiệu nằm ở đâu? Nó nằm trong tâm trí của khách hàng. Khi khách hàng nhớ đến, thích, muốn mua, và trung thành với một thương hiệu, đó chính là giá trị thương hiệu. Điều này được xây dựng bằng những liên kết giữa thương hiệu đó với các khái niệm khác (tích cực hoặc khác biệt) trong tâm trí khách hàng, gọi là brand association. Ví dụ như ở Việt Nam, thương hiệu Honda được liên kết chặc chẽ với khái niệm xe gắn máy hai bánh trong tâm trí khách hàng nên khó có thương hiệu nào có thể qua mặt được Honda trong thị trường xe gắn máy hai bánh.

Người Việt vốn chuộng ngoại, đó là do có liên kết giữa hàng ngoại và chất lượng cao trong tâm trí của họ. Tại sao như vậy thì không nằm trong bài viết này, nhưng liên kết này là có. Khi các doanh nghiệp Việt sử dụng từ “quốc tế” hoặc một hình thức ám chỉ “quốc tế” khác trong thương hiệu chính là lợi dụng liên kết này để tạo liên kết giữa thương hiệu của mình và khái niệm chất lượng cao trong tâm trí khách hàng. Vì liên kết giữa quốc tế với chất lượng cao đã có sẵn, liên kết giữa công ty “quốc tế” ABC (Việt Nam) với chất lượng cao cũng được ăn theo. Điều này mang lại lợi ích trước mắt cho công ty ABC nhưng về lâu dài thì nguy hại cho chính ABC và cả nền kinh tế nội địa. Việc xây dựng thương hiệu “quốc tế” ABC sẽ củng cố thêm liên kết giữa khái niệm quốc tế và khái niệm chất lượng cao trong tâm trí người Việt. Điều này có khác gì dọn sẵn thị trường cho các công ty nước ngoài thôn tính?

Khi những đối thủ cạnh tranh đến từ nước ngoài (quốc tế thiệt) thâm nhập vào thị trường Việt Nam thì họ chẳng cần xây dựng thương hiệu nữa vì những công ty như ABC đã làm giùm họ rồi. Kiểu gì thì kiểu, liên kết giữa công ty “quốc tế” ABC (Việt Nam) với khái niệm quốc tế cũng không thể mạnh bằng liên kết giữa công ty XYZ (đến từ Thailand hay Malaysia chẳng hạn) với khái niệm quốc tế trong tâm trí người Việt được. Còn liên kết giữa khái niệm quốc tế và chất lượng cao thì đã được ABC xây dựng và củng cố giùm rồi (xem sơ đồ kèm theo để rõ hơn). Như vậy có phải là thua chắc hay không? Thế thì tại sao có quá nhiều doanh nghiệp Việt đi xây dựng thương hiệu cho … đối thủ cạnh tranh vậy? Một đồng bạn bỏ ra để xây dựng thương hiệu “quốc tế” là một đồng bạn bỏ ra xây dựng thương hiệu cho đối thủ cạnh tranh đến từ nước ngoài!

P.S. Một người bạn bổ sung ý này: một số công ty “quốc tế” được xây dựng với ý định bán cho nước ngoài. Điều này cũng có thể là có thật, nhưng hậu quả của nó với nền kinh tế nội địa cũng không thay đổi.

Please ‘like’ the Facebook page and select ‘get notifications’ under the ‘liked’ button or subscribe to the mailing list to receive notifications of new posts.

Video liên quan

Chủ đề