Bồi dưỡng thường xuyên tiểu học năm học 2022-2022

Căn cứ Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên; Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GDĐT về việcban hành chương trình BDTX giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;

PHÒNG GD&ĐT LỆ THUỶ
TRƯỜNG TH SỐ 1 HỒNG THUỶ  

Số: 56/KH-THS1HT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  

 Hồng Thủy, ngày 17  tháng 11  năm 2021

 
KẾ HOẠCHBồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viênNăm học 2021 – 2022 

Căn cứ Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên; Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GDĐT về việcban hành chương trình BDTX giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GDĐT về việc ban hành chương trình BDTX cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; Kế hoạch số 3720/KH-SGDĐT ngày 09/11/2021 của Sở GD&ĐT về BDTX cho giáo viên (GV), cán bộ quán lý (CBQL) cơ sở giáo dục mầm non, cơ  sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2021-2022; Kế hoạch số 1026/KH-PGDĐT ngày 11/11/2021 của Phòng  GD&ĐT về BDTX cho giáo viên, cán bộ quán lý  cơ sở giáo dục mầm non, cơ  sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2021-2022;

Trường TH số 1 Hồng Thủy xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL,giáo viên năm học 2021 - 2022 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


1. Mục đích Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm  đối với GV, CBQL; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng, tự bồi  dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV, CBQL; nâng cao mức độ đáp ứng của GV, CBQL theo yêu cầu vị trí việc làm;  đáp ứng yêu cầu phát triển GDPT. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá công tác BDTX của  GV, CBQL; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động BDTX GV, CBQL của cơ sở  GDPT.

2. Yêu cầu 

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch BDTX phải đảm bảo phù hợp  với đối tượng. Nội dung chương trình bồi dưỡng phải sát với thực tiễn công tác, điều kiện thực tế địa phương và nhiệm vụ năm học nhằm đảm bảo thiết thực,  hiệu quả.  Thực hiện bồi dưỡng phải tập trung nâng cao năng lực nghề nghiệp, phẩm  chất đạo đức của GV và CBQL giáo dục. Tăng cường hình thức BDTX qua mạng, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn và tự bồi dưỡng theo phương châm học tập suốt đời. Tăng cường  công tác kiểm tra, đánh giá kết quả BDTX. Phát huy vai trò của đội ngũ GV cốt  cán trong việc kiểm tra, hướng dẫn và bồi dưỡng GV. 

II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

GV và CBQL tại đơn vị.         Trong đó, CBQL: 2 (HT: 1, PHT:  1); Giáo viên: 23  

          III. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG


Mỗi CBQL, GV thực hiện BDTX (03 chương trình bồi dưỡng) theo quy định là 120 tiết/năm học.
1. Đối với giáo viên:
1.1. Chương trình bồi dưỡng 1 và 2 (80 tiết) - Nội dung bồi dưỡng các mô đun để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018) sẽ được tính là một phần trong thời lượng 120 tiết  của chương trình BDTX. Cụ thể:           - GV hoàn thành bồi dưỡng mô đun 3 và 4 (theo Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT) để triển khai CTGDPT 2018 được xem là hoàn thành  Chương trình bồi dưỡng 1 và 2 của BDTX theo quy định tại Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐTGVTH3:Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lựcGVTH4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học

1.2. Chương trình bồi dưỡng 3 (40 tiết) 

- GV, CBQL thực hiện bồi dưỡng theo các môđun sau (khi có tài liệu của cơ  sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX cung cấp), cụ thể: 

- Nội dung bồi dưỡng cho giáo viên (Theo Thông tư 17/2019/TT BGDĐT) 

+ Mô đun GVPT 04: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng  phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (40 tiết). 

2. Đối với CBQL:


2.1. Chương trình bồi dưỡng 1 và 2 (80 tiết) - Nội dung bồi dưỡng các mô đun để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018) sẽ được tính là một phần trong thời lượng 120 tiết  của chương trình BDTX. Cụ thể: - CBQL hoàn thành bồi dưỡng mô đun 3 và 4 (theo Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT) để triển khai CTGDPT 2018 được xem là hoàn thành  Chương trình bồi dưỡng 1 và 2 của BDTX theo quy định tại Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT. QLTH3: Quản trị tài chính trường tiểu học theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình(40 tiết)QLTH4: Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường tiểu học(40 tiết)

2.2. Chương trình bồi dưỡng 3 (40 tiết) 

- GV, CBQL thực hiện bồi dưỡng theo các mô đun sau (khi có tài liệu của cơ  sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX cung cấp), cụ thể: 

- Nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lý (Theo Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT). 

+ Mô đun QLPT 03: Phát triển chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ quản  lý cơ sở GDPT (20 tiết). + Mô đun QLPT 15: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong  giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh (20 tiết). 

IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

Kế hoạch BDTX được xây dựng theo năm học, bao gồm: Kế hoạch BDTX của GV, CBQL; Kế hoạch BDTX của đơn vị

V. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

- Cơ sở thực hiện nhiệm vụ BDTX cung cấp tài liệu cho GV, CBQL khi tham gia khoá học.- Các văn bản chỉ đạo của ngành, các tài liệu khác có liên quan.

VI. PHƯƠNG PHÁP VÀ LOẠI HÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN


1. Phương pháp bồi dưỡng thường xuyên - Khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng, phát huy tính tích cực, chủ động và tư  duy sáng tạo của GV, CBQL.  - Tăng cường thực hành tại  đơn vị  - Thảo luận, trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa báo  cáo viên với GV và CBQL, giữa GV và CBQL. 

2. Loại hình bồi dưỡng thường xuyên 

- Thực hiện các loại hình BDTX (tập trung, từ xa, bán tập trung) phù hợp  được quy định tại Điều 6 của Thông tư số 19/TT-BGDĐT. - Thời lượng, số lượng GV, CBQL tham gia học tập bồi dưỡng được thực  hiện theo phân cấp quản lý nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về mục đích, nội  dung, phương pháp thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình  BDTX. - BD trực tuyến thông qua tài khoản do Bộ GD cấp trên phần mềm.

VII. ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI, CẤP CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN


  1. Đánh giá bồi dưỡng thường xuyên
- Đánh giá và xếp loại kết quả BDTX thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư số 19/TT-BGDĐT. Việc đánh giá kết quả BDTX của GV, CBQL phải được thực hiện nghiêm túc, đánh giá đúng kết quả của người học.- Đánh giá việc vận dụng kiến thức BDTX vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh; thực tiễn quản lý cơ sở GDPT. Đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung Chương trình BDTX và quy định tại Thông tư số 19/TT-BGDĐT.- Bài kiểm tra lý thuyết, thực hành chấm theo thang điểm 10 và đạt yêu cầu khi đạt điểm từ 5.0 trở lên.

2. Xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên

- Hoàn thành kế hoạch BDTX: GV, CBQL xếp loại “Hoàn thành” khi thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng; hoàn thành đủ các bài kiểm tra với kết quả đạt yêu cầu trở lên.- Không hoàn thành kế hoạch BDTX: GV, CBQL xếp loại “Không hoàn thành” khi không đáp ứng theo yêu cầu của khóa bồi dưỡng; không hoàn thành đủ các bài kiểm tra hoặc kết quả các bài kiểm tra không đạt yêu cầu.

3. Cấp chứng chỉ bồi dưỡng thường xuyên

- GV, CBQL được xếp loại hoàn thành BDTX năm học thì được cấp chứng chỉ hoàn thành kế hoạch BDTX. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng GV, CBQL.- Việc cấp chứng chỉ BDTX thực hiện theo quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (Nghị định số 101/2017/NĐ-CP).

VIII. KINH PHÍ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

- Thực hiện theo phân cấp quản lý, nguồn kinh phí BDTX hằng năm được  quy định tại Khoản 4 Điều 15 và Khoản 3 Điều 16 của Thông tư số 19/TT BGDĐT. - Thực hiện theo Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài  chính về hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành  cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

IX. HỒ SƠ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

- Đối với cá nhân: Kế hoạch BDTX; sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn (có  nội dung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ); chứng nhận, chứng chỉ.- Đối với nhà trường: Kế hoạch BDTX; sổ theo dõi công tác BDTX; Biên bản  nhận xét, đánh giá BDTX của GV, CBQL; tổng hợp kết quả BDTX của GV,  CBQL. 

X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


1. Đối với nhà trường- Hướng dẫn GV, CBQL xây dựng kế hoạch BDTX và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX. - Xây dựng Kế hoạch BDTX năm học 2021-2022 và báo cáo bằng văn bản  về Phòng GDĐT (qua đồng chí phụ trách từng cấp học) trước ngày 05/12/2021.- Tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch BDTX năm học 2021- 2022 của GV, CBQL về Phòng GDĐT (qua đồng chí phụ trách từng cấp học)  trước ngày 10/6/2022 và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.- Thực hiện chế độ, chính sách đối với GV, CBQL tham gia BDTX theo  quy định. - Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối  với cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện công tác BDTX

2. Đối với tổ chuyên môn

- Triển khai hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch  BDTX cá nhân, rà soát kế hoạch BDTX của các thành viên trong tổ.       - Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện BDTX của giáo viên của tổ thông qua kế hoạch của BDTX của cá nhân.- Tổ chức đánh giá và xếp loại kết quả BDTX của GV trong tổ.

3. Đối với giáo viên

- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân trình Hiệu trưởng phê duyệt; thực hiện các quy định về BDTX của các cơ quan quản lý giáo dục, của cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX, của nhà trường; nghiêm túc thực hiện các quy định về BDTX theo Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT.- Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.- Được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp (nếu có) và các chế độ, chính sách khác theo quy định trong thời gian thực hiện kế hoạch BDTX.
C. LỊCH TRÌNH BỒI DƯỠNG 
Thời gian Nội dung BDTX Số tiết Hình thức BDTX Kết quả cần đạt được Ghi chú
(1) (2) (3) (4) (5)  
       

Từ T8 đến T11


(Theo KH BGD)
 
Chương trình BD1 và 2: Bồi dưỡng các mô đun để triển khai CTGDPT 2018 theo Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT)
1. Đối với Giáo viên:
GVTH3:Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực 1. Các xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học; 2. Sử dụng phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và kết quả đánh giá trong dạy học, giáo dục học sinh; 3. Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh tiểu học về phẩm chất, năng lực;

4. Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.

40
(LT:16; TH: 24)
Tự học theo TK BGD cấp; Học tập trung 1. Khái quát được những điểm cốt lõi về phương pháp, hình thức và kĩ thuật kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học; 2. Lựa chọn và vận dụng được các phương pháp, hình thức, kỹ thuật kiểm tra, đánh giá phù hợp với nội dung và định hướng đường phát triển năng lực của học sinh tiểu học; 3. Xây dựng được các công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh tiểu học về phẩm chất, năng lực; 4. Sử dụng và phân tích được kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học. 5. Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.

- Hoàn thành các bài tập theo y/c của khóa học trên TEMIS theo đúng tiến độ của Bộ GD quy định

 
2. Đối với CBQL:
QLTH3: Quản trị tài chính trường tiểu học theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình 1. Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong giáo dục và các yêu cầu, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường tiểu học; 2. Quản trị tài chính trường tiểu học theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình, hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh; 3. Hoạt động quản trị tài chính trong trường tiểu học hướng tới kết quả giáo dục học sinh tốt hơn;

4. Huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường tiểu học.

40
(LT:16; TH: 24)
Tự học theo TK BGD cấp; Học tập trung 1. Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong giáo dục và các yêu cầu, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường tiểu học; 2. Quản trị tài chính trường tiểu học theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình, hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh; 3. Hoạt động quản trị tài chính trong trường tiểu học hướng tới kết quả giáo dục học sinh tốt hơn; 4. Huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường tiểu học.

- Hoàn thành các bài tập theo y/c của khóa học trên TEMIS theo đúng tiến độ của Bộ GD quy định

 
Tháng 12/2021 đến Tháng 02/2022 Chương trình BD1 và 2: Bồi dưỡng các mô đun để triển khai CTGDPT 2018 theo Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT)
1. Đối với Giáo viên:
GVTH4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học 1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường tiểu học; 2. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học; 3. Phân tích và phát triển được chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong trường tiểu học.
40
(LT:16; TH: 24)
Tự học theo TK BGD cấp; Học tập trung 1. Phân tích được mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực, nội dung, phương pháp dạy học, kế hoạch dạy học của môn học/hoạt động giáo dục ở cấp tiểu học theo Chương trình GDPT 2018; 2. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học; 3. Xây dựng kế hoạch dạy học của 1 chủ đề/bài học/hoạt động giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường tiểu học (gồm: mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực; phương pháp dạy học, tiến trình dạy học (hoạt động của giáo viên và học sinh); kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh của một chủ đề/bài học/hoạt động giáo dục; 4. Phân tích, đánh giá được kế hoạch dạy học của một chủ đề/bài học/hoạt động giáo dục thông qua trường hợp thực tiễn (Case studies); 5. Xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học.

- Hoàn thành các bài tập theo y/c của khóa học trên TEMIS theo đúng tiến độ của Bộ GD quy định

 
2. Đối với CBQL:
QLTH4: Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường tiểu học 1. Quy định và yêu cầu về quản lý tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh theo Chương trình GDPT 2018 đối với trường tiểu học; Vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng; 2. Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ của trường tiểu học để thực hiện Chương trình GDPT 2018; 3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm. sửa chữa, bổ sung, tiếp nhận và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ; 4. Tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường tiểu học.
40
(LT:16; TH: 24)
Tự học theo TK BGD cấp; Học tập trung 1. Khái quát được các quy định về quản lý tài sản trong trường tiểu học; yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh theo Chương trình GDPT 2018 đối với trường tiểu học và vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng; 2. Đánh giá được hiện trạng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ của trường tiểu học để thực hiện Chương trình GDPT 2018: điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn từ thực tiễn nhà trường và địa phương; xác định danh mục các hạng mục CSVC cần ưu tiên nâng cấp, bổ sung; thiết bị và công nghệ cần ưu tiên thay thế, mua sắm mới; 3. Xây dựng, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ: sử dụng, bảo quản, mua sắm, sửa chữa, bổ sung, tiếp nhận cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ; 4. Tổ chức vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ phục vụ dạy học, giáo dục học sinh; 5. Xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường tiểu học.

- Hoàn thành các bài tập theo y/c của khóa học trên TEMIS theo đúng tiến độ của Bộ GD quy định

 
Tháng 3/2022
 
Chương trình 3:
1. Đối với GV(Bồi dưỡng  theo Thông tư 17/2019/TTBGDĐT):
  GVPT 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 1. Những vấn đề chung về dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông. 2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Phát triển được chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ thông

20 (LT:8; TH: 12) Tự học; Học tập trung -Trình bày được một số vấn đề chung về dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông nói chung, phù hợp với đặc thù cấp học, vùng, miền; - Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch dạy học, giáo dục và tổ chức dạy học, giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình môn học, hoạt động giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với đặc thù cấp học, vùng, miền; - Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.  
2. Đối với CBQL
(theo Thông tư 18/2019/TTBGDĐT)  QLPT 3: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý cơ sở GDPT 1. Tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý cơ sở GDPT. 2. Yêu cầu, nội dung và phương thức phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý cơ sở GDPT.

3. Lựa chọn nội dung ưu tiên và xây dựng kế hoạch phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bản thân và cán bộ quản lý khác trong nhà trường.

20(LT:8; TH: 12                   Tự học; Học tập trung - Xác định được các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ cần phát triển của bản thân; - Xây dựng và thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; - Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.  
Tháng 4/2022 Chương trình 3:
1. Đối với GV(Bồi dưỡng  theo Thông tư 17/2019/TTBGDĐT):
  GVPT 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 1. Những vấn đề chung về dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông. 2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Phát triển được chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ thông

20 (LT:8; TH: 12) Tự học; Học tập trung -Trình bày được một số vấn đề chung về dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông nói chung, phù hợp với đặc thù cấp học, vùng, miền; - Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch dạy học, giáo dục và tổ chức dạy học, giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình môn học, hoạt động giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với đặc thù cấp học, vùng, miền; - Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

- Hoàn thành bài thu hoạch

 
2. Đối với  CBQL (BD theo Thông tư 18/2019/TTBGDĐT)  QLPT15: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 1. Khái quát về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. 2. Các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh để nâng cao kết quả giáo dục học sinh.

3. Xây dựng kế hoạch hành động về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

20
(LT:8; TH: 12
Tự học; Học tập trung -Phân tích được mục đích, nội dung, phương pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương; - Xây dựng và tổ chức thực hiện được kế hoạch hành động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh để nâng cao kết quả giáo dục học sinh; - Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

- Hoàn thành bài thu hoạch

 
 
Ttháng5/2022
- Tổ chức đánh giá kết quả công tác BDTX trong năm học
- Nhà trường báo cáo kết quả BDTX CBQL và giáo viên năm học 2021-2022 đề nghị Phòng GD&ĐT nghiệm thu cấp giấy chứng nhận.
    - GV, tổ chuyên môn đánh giá, tổng hợp kết quả công tác BDTX năm học 2020 – 2021 theo mẫu M4- M5
- Nhà trường hoàn thành và báo cáo kết quả BDTX CBQL và giáo viên năm học 2020-2021 theo mẫu M4 và M5 nộp Phòng GD&ĐT đúng thời gian quy định.
 
 Trên đây là Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên trường TH số 1 Hồng Thuỷ. Nhà trường yêu cầu CBQL, GV thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, CBQL, GV phản hồi về Lãnh đạo nhà trường (HT, PHT) để có hướng giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:        - Phòng GD&ĐT (b/c);              - CBQL, GV (t/h);            

- Lưu: VT, CM.                                 

HIỆU TRƯỞNG      

Trần Văn Duẩn

   

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG KẾ HOẠCH

                         

Tác giả bài viết: TRẦN VĂN DUẨN

Nguồn tin: @thso1hongthuy.edu.vn